Tiếng Hebrew: Ngôn ngữ bản địa của người Israel

Tiếng Hebrew (עִבְרִית) (Ivrit), phiên âm: Híp-ri, Hê-brơ, Hi-bru), cũng được gọi một cách đại khái là tiếng Do Thái, là một ngôn ngữ bản địa tại Israel, được sử dụng bởi hơn 9 triệu người trên toàn cầu, trong đó 5 triệu ở Israel.

Về mặt lịch sử, đây là ngôn ngữ của người Israel cổ đại và tổ tiên họ, dù nó không được gọi là "Hebrew" trong Tanakh. Những mẫu viết chữ Cổ Hebrew cổ nhất có niên đại từ thế kỷ 10 Trước Công Nguyên. Tiếng Hebrew thuộc về nhánh Semit của ngữ hệ Phi-Á. Tiếng Hebrew được viết và đọc từ phải sang trái, giống tiếng Ả Rậptiếng Ba Tư.

Tiếng Hebrew
עברית, Ivrit
Tiếng Hebrew: Sách tham khảo
Một phần của cuộn sách Temple, một trong những cuộn dài nhất của Biển Chết được phát hiện tại Qumran
Phát âm[(ʔ)ivˈʁit] - [(ʔ)ivˈɾit]
Sử dụng tạiIsrael
Khu vựcVùng đất Israel
Mất hết người bản ngữ vàoTiếng Hebrew cổ đại tuyệt chủng khoảng năm 400 CN, tồn tại như một ngôn ngữ phụng vụ trong Do Thái giáo
Phục hồi9,0 triệu người nói tiếng Hebrew hiện đại trong đó 5 triệu ở Israel. (2016)
Dân tộcNgười Israel cổ đại; người Do Thái & người Samaria
Phân loạiPhi-Á
Ngôn ngữ tiền thân
Tiếng Hebrew Kinh Thánh
  • Tiếng Hebrew Mishnah
    • Tiếng Hebrew trung cổ
      • Tiếng Hebrew
Dạng chuẩn
Hệ chữ viếtChữ Hebrew
Địa vị chính thức
Ngôn ngữ chính thức tại
Tiếng Hebrew: Sách tham khảo Israel (dưới dạng tiếng Hebrew hiện đại)
Quy định bởiViện hàn lâm Ngôn ngữ Hebrew
האקדמיה ללשון העברית (HaAkademia LaLashon HaʿIvrit)
Mã ngôn ngữ
ISO 639-1he
ISO 639-2heb
ISO 639-3tùy trường hợp:
heb – Tiếng Hebrew hiện đại
hbo – Tiếng Hebrew cổ điển (phụng vụ)
smp – Tiếng Hebrew Samaria (phụng vụ)
none – Ammon (tuyệt chủng)
obm – Moab (tuyệt chủng)
xdm – Edom (tuyệt chủng)
Glottologhebr1246
Linguasphere12-AAB-a
Tiếng Hebrew: Sách tham khảo
Vùng nói tiếng Hebrew:
  vùng nơi tiếng Hebrew là ngôn ngữ chính (Israel)
  vùng nơi tiếng Hebrew là ngôn ngữ thiểu số đáng kể (Bờ TâyCao nguyên Golan)
Bài viết này có chứa ký tự ngữ âm IPA. Nếu không thích hợp hỗ trợ dựng hình, bạn có thể sẽ nhìn thấy dấu chấm hỏi, hộp, hoặc ký hiệu khác thay vì kí tự Unicode. Để biết hướng dẫn giới thiệu về các ký hiệu IPA, xem Trợ giúp:IPA.

Tiếng Hebrew biến mất như một ngôn ngữ nói hàng ngày từ khoảng năm 200 đến 400, do hậu quả của khởi nghĩa Bar Kokhba. Tiếng Aram và (ở mức độ thấp hơn) tiếng Hy Lạp lúc đó được sử dụng như lingua franca, đặc biệt trong giới thượng lưu và dân nhập cư. Nó tồn tại qua thời kỳ trung cổ như ngôn ngữ dùng trong phụng vụ Do Thái giáo và văn học giáo đoàn. Sau đó, vào thế kỷ 19, nó được hồi sinh như một ngôn ngữ nói và viết, và, theo Ethnologue, trở thành ngôn ngữ của 5 triệu người toàn cầu vào năm 1998. Sau Israel, Hoa Kỳ có số người nói tiếng Hebrew đông thứ nhì, với 220.000 người nói thành thạo, đa số đến từ Israel.

Tiếng Hebrew hiện đại là một trong hai ngôn ngữ chính thức của Nhà nước Israel (ngôn ngữ còn lại là tiếng Ả Rập chuẩn hiện đại), còn tiếng Hebrew tiền hiện đại được dùng khi cầu nguyện và nghiên cứu trong các cộng đồng người Do Thái hiện nay. Tiếng Hebrew cổ đại cũng là ngôn ngữ phụng vụ của người Samaria. Như một ngoại ngữ, nó được đa phần người Do Thái và các nghiên cứu sinh Do Thái giáo và Israel, các nhà khảo cổ và ngôn ngữ học chuyên về Trung Đông và các nền văn minh của nó, học và nghiên cứu.

Ngũ Thư (Torah) và hầu hết phần còn lại của Kinh Thánh Hebrew (Tanakh) được viết bằng tiếng Hebrew Cổ điển (hay tiếng Hebrew Kinh Thánh). Vì lý do này, từ thời cổ đại tiếng Hebrew đã được người Do Thái gọi là Leshon HaKodesh, "Thánh ngữ".

Từ nguyên

Từ hiện đại "Hebrew" bắt nguồn từ chữ "Ibri" (số nhiều "Ibrim"), một trong những tên gọi người Israel cổ đại. Nó thường được hiểu là một tính từ dựa vào tên của tổ tiên của Abraham, Eber ("Ebr" עבר trong tiếng Hebrew), được đề cập đến trong Sáng thế ký 10:21. Tên này có thể dựa trên gốc từ "ʕ-b-r" (עבר) có nghĩa là "vượt qua". Cách giải thích của thuật ngữ "ʕibrim" liên kết nó với động từ này; vượt qua và hoặc những người vượt qua sông Euphrates.

Trong Kinh Thánh, tiếng Hebrew còn được gọi là Yәhudit (יהודית) vì Judah (Yәhuda) là vương quốc còn tồn tại tại thời điểm nhắc đến (cuối thế kỷ thứ 8 TCN (Is 36, 2 Kings 18)). Trong Ê-sai 19:18, nó còn được gọi là "Ngôn ngữ của Canaan" (שפת כנען).

Ghi chú

Chú thích

Sách tham khảo Tiếng Hebrew

Liên kết ngoài

    General
    Courses, tutorials, dictionaries
    Miscellaneous

Tags:

Sách tham khảo Tiếng HebrewTiếng HebrewCông NguyênIsraelNgôn ngữNgười Israel cổ đạiNgữ hệ Phi-ÁNhóm ngôn ngữ SemitTanakhTiếng Ba TưTiếng Ả Rập

🔥 Trending searches on Wiki Tiếng Việt:

Seventeen (nhóm nhạc)Dương Văn MinhHari WonGiỗ Tổ Hùng VươngTổng thống Việt Nam Cộng hòaCác vị trí trong bóng đáLý HảiBảy hoàng tử của Địa ngụcBao Thanh Thiên (phim truyền hình 1993)Hồn papa da con gáiDanh sách phim điện ảnh DoraemonGiờ ở Việt NamNgày Thống nhấtUkrainaVõ Nguyên GiápHội AnChiến tranh biên giới Việt–Trung 1979Tiền GiangQuần đảo Hoàng SaXuân DiệuTần Chiêu Tương vươngTiếng AnhSinh sản vô tínhKim Jong-unGoogle DịchDanh mục sách đỏ động vật Việt NamDấu chấmRosé (ca sĩ)Lionel MessiNhà TrầnNgày xửa... ngày xưa (nhạc kịch)Phạm Văn ĐồngTrần Thái TôngKim Bình MaiChelsea F.C.Bút hiệu của Hồ Chí MinhEnhypenĐà NẵngĐắk NôngDinh Độc LậpPep GuardiolaNhà Tây SơnMáy tínhNhà giả kim (tiểu thuyết)Vụ ném bom nguyên tử xuống Hiroshima và NagasakiNông Đức MạnhNhà bà NữMười hai vị thần trên đỉnh OlympusTam QuốcBình ĐịnhPhan ThiếtBắc thuộcNgười Hoa (Việt Nam)Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt NamNguyễn KhánhVụ phát tán video Vàng AnhUEFA Champions LeagueChủ nghĩa tư bảnAhn Hyo-seopCha Eun-wooDanh sách trại giam ở Việt NamPhanxicô Xaviê Trương Bửu DiệpLý Thường KiệtCông an cấp tỉnh (Việt Nam)LGBTTổn thất nhân mạng trong Chiến tranh Việt NamNeymarÂu LạcPhú YênQuân chủng Phòng không – Không quân, Quân đội nhân dân Việt NamThiên Bình (chiêm tinh)Tây ThiVụ án Lê Văn LuyệnCộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều TiênTrận Thành cổ Quảng TrịVán bài lật ngửaVladimir Vladimirovich PutinGiải vô địch bóng đá Đông Nam Á🡆 More