Tiếng Hebrew: Ngôn ngữ bản địa của người Israel

Tiếng Hebrew (עִבְרִית) (Ivrit), phiên âm: Híp-ri, Hê-brơ, Hi-bru), cũng được gọi một cách đại khái là tiếng Do Thái, là một ngôn ngữ bản địa tại Israel, được sử dụng bởi hơn 9 triệu người trên toàn cầu, trong đó 5 triệu ở Israel.

Về mặt lịch sử, đây là ngôn ngữ của người Israel cổ đại và tổ tiên họ, dù nó không được gọi là "Hebrew" trong Tanakh. Những mẫu viết chữ Cổ Hebrew cổ nhất có niên đại từ thế kỷ 10 Trước Công Nguyên. Tiếng Hebrew thuộc về nhánh Semit của ngữ hệ Phi-Á. Tiếng Hebrew được viết và đọc từ phải sang trái, giống tiếng Ả Rậptiếng Ba Tư.

Tiếng Hebrew
עברית, Ivrit
Tiếng Hebrew: Sách tham khảo
Một phần của cuộn sách Temple, một trong những cuộn dài nhất của Biển Chết được phát hiện tại Qumran
Phát âm[(ʔ)ivˈʁit] - [(ʔ)ivˈɾit]
Sử dụng tạiIsrael
Khu vựcVùng đất Israel
Mất hết người bản ngữ vàoTiếng Hebrew cổ đại tuyệt chủng khoảng năm 400 CN, tồn tại như một ngôn ngữ phụng vụ trong Do Thái giáo
Phục hồi9,0 triệu người nói tiếng Hebrew hiện đại trong đó 5 triệu ở Israel. (2016)
Dân tộcNgười Israel cổ đại; người Do Thái & người Samaria
Phân loạiPhi-Á
Ngôn ngữ tiền thân
Tiếng Hebrew Kinh Thánh
  • Tiếng Hebrew Mishnah
    • Tiếng Hebrew trung cổ
      • Tiếng Hebrew
Dạng chuẩn
Hệ chữ viếtChữ Hebrew
Địa vị chính thức
Ngôn ngữ chính thức tại
Tiếng Hebrew: Sách tham khảo Israel (dưới dạng tiếng Hebrew hiện đại)
Quy định bởiViện hàn lâm Ngôn ngữ Hebrew
האקדמיה ללשון העברית (HaAkademia LaLashon HaʿIvrit)
Mã ngôn ngữ
ISO 639-1he
ISO 639-2heb
ISO 639-3tùy trường hợp:
heb – Tiếng Hebrew hiện đại
hbo – Tiếng Hebrew cổ điển (phụng vụ)
smp – Tiếng Hebrew Samaria (phụng vụ)
none – Ammon (tuyệt chủng)
obm – Moab (tuyệt chủng)
xdm – Edom (tuyệt chủng)
Glottologhebr1246
Linguasphere12-AAB-a
Tiếng Hebrew: Sách tham khảo
Vùng nói tiếng Hebrew:
  vùng nơi tiếng Hebrew là ngôn ngữ chính (Israel)
  vùng nơi tiếng Hebrew là ngôn ngữ thiểu số đáng kể (Bờ TâyCao nguyên Golan)
Bài viết này có chứa ký tự ngữ âm IPA. Nếu không thích hợp hỗ trợ dựng hình, bạn có thể sẽ nhìn thấy dấu chấm hỏi, hộp, hoặc ký hiệu khác thay vì kí tự Unicode. Để biết hướng dẫn giới thiệu về các ký hiệu IPA, xem Trợ giúp:IPA.

Tiếng Hebrew biến mất như một ngôn ngữ nói hàng ngày từ khoảng năm 200 đến 400, do hậu quả của khởi nghĩa Bar Kokhba. Tiếng Aram và (ở mức độ thấp hơn) tiếng Hy Lạp lúc đó được sử dụng như lingua franca, đặc biệt trong giới thượng lưu và dân nhập cư. Nó tồn tại qua thời kỳ trung cổ như ngôn ngữ dùng trong phụng vụ Do Thái giáo và văn học giáo đoàn. Sau đó, vào thế kỷ 19, nó được hồi sinh như một ngôn ngữ nói và viết, và, theo Ethnologue, trở thành ngôn ngữ của 5 triệu người toàn cầu vào năm 1998. Sau Israel, Hoa Kỳ có số người nói tiếng Hebrew đông thứ nhì, với 220.000 người nói thành thạo, đa số đến từ Israel.

Tiếng Hebrew hiện đại là một trong hai ngôn ngữ chính thức của Nhà nước Israel (ngôn ngữ còn lại là tiếng Ả Rập chuẩn hiện đại), còn tiếng Hebrew tiền hiện đại được dùng khi cầu nguyện và nghiên cứu trong các cộng đồng người Do Thái hiện nay. Tiếng Hebrew cổ đại cũng là ngôn ngữ phụng vụ của người Samaria. Như một ngoại ngữ, nó được đa phần người Do Thái và các nghiên cứu sinh Do Thái giáo và Israel, các nhà khảo cổ và ngôn ngữ học chuyên về Trung Đông và các nền văn minh của nó, học và nghiên cứu.

Ngũ Thư (Torah) và hầu hết phần còn lại của Kinh Thánh Hebrew (Tanakh) được viết bằng tiếng Hebrew Cổ điển (hay tiếng Hebrew Kinh Thánh). Vì lý do này, từ thời cổ đại tiếng Hebrew đã được người Do Thái gọi là Leshon HaKodesh, "Thánh ngữ".

Từ nguyên

Từ hiện đại "Hebrew" bắt nguồn từ chữ "Ibri" (số nhiều "Ibrim"), một trong những tên gọi người Israel cổ đại. Nó thường được hiểu là một tính từ dựa vào tên của tổ tiên của Abraham, Eber ("Ebr" עבר trong tiếng Hebrew), được đề cập đến trong Sáng thế ký 10:21. Tên này có thể dựa trên gốc từ "ʕ-b-r" (עבר) có nghĩa là "vượt qua". Cách giải thích của thuật ngữ "ʕibrim" liên kết nó với động từ này; vượt qua và hoặc những người vượt qua sông Euphrates.

Trong Kinh Thánh, tiếng Hebrew còn được gọi là Yәhudit (יהודית) vì Judah (Yәhuda) là vương quốc còn tồn tại tại thời điểm nhắc đến (cuối thế kỷ thứ 8 TCN (Is 36, 2 Kings 18)). Trong Ê-sai 19:18, nó còn được gọi là "Ngôn ngữ của Canaan" (שפת כנען).

Ghi chú

Chú thích

Sách tham khảo Tiếng Hebrew

Liên kết ngoài

    General
    Courses, tutorials, dictionaries
    Miscellaneous

Tags:

Sách tham khảo Tiếng HebrewTiếng HebrewCông NguyênIsraelNgôn ngữNgười Israel cổ đạiNgữ hệ Phi-ÁNhóm ngôn ngữ SemitTanakhTiếng Ba TưTiếng Ả Rập

🔥 Trending searches on Wiki Tiếng Việt:

Nhà HồViệt Nam Cộng hòaTôi thấy hoa vàng trên cỏ xanhNgày Chiến thắng (9 tháng 5)Sao HỏaNguyễn Văn Hùng (chính khách sinh năm 1961)Mặt TrờiDương Văn MinhDanh sách tỉnh Việt Nam có giáp biểnQuân chủng Phòng không – Không quân, Quân đội nhân dân Việt NamĐi đến nơi có gióHình bình hànhRDanh sách tiểu bang Hoa Kỳ theo cách viết tắtNhà TrầnMai HoàngBình Ngô đại cáoVăn hóaTrần Đăng Khoa (nhà thơ)Sông HồngPol PotCần ThơNguyễn Thiện NhânHồ NamMắt biếc (tiểu thuyết)Vũ khí hạt nhânLý HảiKim Sang-sikĐội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí MinhHuỳnh NhưNhật BảnBan Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa XIIITrần Cẩm HồngTF EntertainmentGiai cấp công nhânVụ phát tán video Vàng AnhLong AnCải lươngVòng tròn chết của kiếnHoa Thần VũThế hệ ZMinh Thành TổBình ThuậnSơn Tùng M-TPBạch LộcMai vàngThiên địa (website)Chuột lang nướcChu Văn AnĐại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí MinhSự kiện Tết Mậu ThânKhông gia đìnhV (ca sĩ)Quân khu 5, Quân đội nhân dân Việt NamQuảng NamChristian de CastriesTrấn ThànhPhạm TuânXử Nữ (chiêm tinh)Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí MinhBắc thuộcCao Văn KhánhQuang Thọ (ca sĩ)Bảng tuần hoànĐặng Quốc Khánh (chính khách)Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc IrelandChelsea F.C.Truyện KiềuNguyễn Đình ThiNhà bà NữKinh tế Nhật BảnĐồng ThápChiến tranh Nguyên Mông – Đại ViệtBiệt Công Bội Tinh (Việt Nam Cộng hòa)Chiến dịch Hồ Chí MinhFNgày Thiếu nhiDark web🡆 More