Đại Thử

Đại thử (tiếng Hán: 大暑) là một trong 24 tiết khí của các lịch Trung Quốc, Việt Nam, Nhật Bản, Triều Tiên.

Hai mươi tư tiết khí
Kỷ nguyên J2000
Kinh độ Tiết khí Dương lịch
(thông thường)
Xuân
315° Lập xuân 4 - 5/2
330° Vũ thủy 18 - 19/2
345° Kinh trập 5 - 6/3
Xuân phân 20 - 21/3
15° Thanh minh 4 - 5/4
30° Cốc vũ 20 - 21/4
Hạ
45° Lập hạ 5 - 6/5
60° Tiểu mãn 21 - 22/5
75° Mang chủng 5 - 6/6
90° Hạ chí 21 - 22/6
105° Tiểu thử 7 - 8/7
120° Đại thử 22 - 23/7
Thu
135° Lập thu 7 - 8/8
150° Xử thử 23 - 24/8
165° Bạch lộ 7 - 8/9
180° Thu phân 23 - 24/9
195° Hàn lộ 8 - 9/10
210° Sương giáng 23 - 24/10
Đông
225° Lập đông 7 - 8/11
240° Tiểu tuyết 22 - 23/11
255° Đại tuyết 7 - 8/12
270° Đông chí 21 - 22/12
285° Tiểu hàn 5 - 6/1
300° Đại hàn 20 - 21/1

Nó thường bắt đầu vào khoảng ngày 22 hay 23 tháng 7 dương lịch, khi Mặt Trờixích kinh 120° (kinh độ Mặt Trời bằng 120°). Đây là một khái niệm trong công tác lập lịch của các nước Đông Á chịu ảnh hưởng của nền văn hóa Trung Quốc cổ đại. Ý nghĩa của tiết khí này, đối với vùng Trung Hoa cổ đại, là Nóng oi.

Theo quy ước, tiết đại thử là khoảng thời gian bắt đầu từ khoảng ngày 22 hay 23 tháng 7 khi kết thúc tiết tiểu thử và kết thúc vào khoảng ngày 7 hay 8 tháng 8 trong lịch Gregory theo các múi giờ Đông Á khi tiết lập thu bắt đầu.

Lịch Trung Quốc, cũng như lịch ở các nước Đông Á cổ đại bao gồm Việt Nam, bị nhiều người lầm là âm lịch thuần túy, dẫn đến ngộ nhận về việc tiết khí nói chung và Đại thử nói riêng được tính theo chu kỳ của Mặt Trăng quay xung quanh Trái Đất. Trên thực tế lịch Trung Quốc cổ đại là một loại âm dương lịch, trong đó tiết khí, từ thời Hán Vũ Đế, đã được tính theo vị trí của Trái Đất trong chu kỳ chuyển động trên quỹ đạo xung quanh Mặt Trời. Theo cách tính hiện đại, với điểm xuân phân là gốc có kinh độ Mặt Trời bằng 0°, thì điểm diễn ra hay bắt đầu tiết Đại thử ứng với kinh độ Mặt Trời bằng 120°. Ngày bắt đầu tiết Đại thử do vậy được tính theo cách tính của dương lịch hiện đại và nó thông thường rơi vào ngày 22 hay 23 tháng 7 dương lịch tùy theo từng năm. Ở Nam bán cầu, tiết đại thử sẽ bắt đầu vào 20 hay 21 tháng 1. Tiết khí đứng ngay trước Đại thử là Tiểu thử và tiết khí kế tiếp sau là Lập thu.

Xem thêm

Tham khảo

Tags:

Dương lịchKinh độ Mặt TrờiLịchLịch Trung QuốcMặt TrờiNhật BảnTiếng HánTiết khíTriều TiênViệt NamVăn hóa Trung QuốcXích kinhĐông Á

🔥 Trending searches on Wiki Tiếng Việt:

Đào, phở và pianoNguyễn Hà PhanB-52 trong Chiến tranh Việt NamCác dân tộc tại Việt NamĐông Nam BộKylian MbappéNam quốc sơn hàPhanxicô Xaviê Trương Bửu DiệpNguyễn Xuân PhúcLệnh Ý Hoàng quý phiQuân đội nhân dân Việt NamGiỗ Tổ Hùng VươngJennifer PanDanh sách Chủ tịch nước Việt NamDanh sách động từ bất quy tắc (tiếng Anh)Gấu trúc lớnHợp sốTrí tuệ nhân tạoCần ThơThánh GióngQuần thể danh thắng Tràng AnA.S. RomaChâu MỹĐỗ Đức DuyMinh Thành TổChu Vĩnh KhangTứ bất tửSơn LaChữ Quốc ngữKhởi nghĩa Hai Bà TrưngTần Thủy HoàngThái NguyênVụ phát tán video Vàng AnhTây Ban NhaHải DươngQuốc hội Việt NamChân Hoàn truyệnGallonĐịa lý Việt NamÔ nhiễm môi trườngĐứcHải PhòngZaloCầu Châu ĐốcDanh sách Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân trong Chiến dịch Điện Biên PhủElon MuskNATONam CaoMai (phim)Đài Tiếng nói Việt NamĐịnh luật OhmTín ngưỡng thờ Mẫu Việt NamNhà Hậu LêBộ bộ kinh tâm (phim truyền hình)Lê DuẩnNgười Buôn GióHồng KôngBóng đáVõ Văn Thưởng từ chức Chủ tịch nướcHọ người Việt NamTô HoàiCải cách ruộng đất tại miền Bắc Việt NamFormaldehydeHàn TínBoku no PicoThegioididong.comVòng loại Cúp bóng đá U-23 châu Á 2024EFL ChampionshipDanh sách tỉnh Việt Nam có giáp biểnDanh sách nhân vật trong Thám tử lừng danh ConanDanh sách thủy điện tại Việt NamNguyễn Văn NênBà Rịa – Vũng TàuVương Đình HuệMặt TrăngHarry LuKhí hậu Việt NamTrương Tấn Sang🡆 More