Xử Thử

Xử thử (tiếng Hán: 處暑(处暑)) là một trong 24 tiết khí của các lịch Trung Quốc, Việt Nam, Nhật Bản, Triều Tiên.

Hai mươi tư tiết khí
Kỷ nguyên J2000
Kinh độ Tiết khí Dương lịch
(thông thường)
Xuân
315° Lập xuân 4 - 5/2
330° Vũ thủy 18 - 19/2
345° Kinh trập 5 - 6/3
Xuân phân 20 - 21/3
15° Thanh minh 4 - 5/4
30° Cốc vũ 20 - 21/4
Hạ
45° Lập hạ 5 - 6/5
60° Tiểu mãn 21 - 22/5
75° Mang chủng 5 - 6/6
90° Hạ chí 21 - 22/6
105° Tiểu thử 7 - 8/7
120° Đại thử 22 - 23/7
Thu
135° Lập thu 7 - 8/8
150° Xử thử 23 - 24/8
165° Bạch lộ 7 - 8/9
180° Thu phân 23 - 24/9
195° Hàn lộ 8 - 9/10
210° Sương giáng 23 - 24/10
Đông
225° Lập đông 7 - 8/11
240° Tiểu tuyết 22 - 23/11
255° Đại tuyết 7 - 8/12
270° Đông chí 21 - 22/12
285° Tiểu hàn 5 - 6/1
300° Đại hàn 20 - 21/1

Nó thường bắt đầu vào khoảng ngày 23 hay 24 tháng 8 dương lịch, khi Mặt Trờixích kinh 150° (kinh độ Mặt Trời bằng 150°). Đây là một khái niệm trong công tác lập lịch của các nước Đông Á chịu ảnh hưởng của nền văn hóa Trung Quốc cổ đại. Ý nghĩa của tiết khí này, đối với vùng Trung Hoa cổ đại, là Hết nóng bức.

Theo quy ước, tiết xử thử là khoảng thời gian bắt đầu từ khoảng ngày 23 hay 24 tháng 8 khi kết thúc tiết lập thu và kết thúc vào khoảng ngày 7 hay 8 tháng 9 trong lịch Gregory theo các múi giờ Đông Á khi tiết bạch lộ bắt đầu.

Lịch Trung Quốc, cũng như lịch ở các nước Đông Á cổ đại bao gồm Việt Nam, bị nhiều người lầm là âm lịch thuần túy, dẫn đến ngộ nhận về việc tiết khí nói chung và Xử thử nói riêng được tính theo chu kỳ của Mặt Trăng quay xung quanh Trái Đất. Trên thực tế lịch Trung Quốc cổ đại là một loại âm dương lịch, trong đó tiết khí, từ thời Hán Vũ Đế, đã được tính theo vị trí của Trái Đất trong chu kỳ chuyển động trên quỹ đạo xung quanh Mặt Trời. Theo cách tính hiện đại, với điểm xuân phân là gốc có kinh độ Mặt Trời bằng 0°, thì điểm diễn ra hay bắt đầu tiết Xử thử ứng với kinh độ Mặt Trời bằng 150°. Ngày bắt đầu tiết Xử thử do vậy được tính theo cách tính của dương lịch hiện đại và nó thông thường rơi vào ngày 23 hay 24 tháng 8 dương lịch tùy theo từng năm. Ở Nam bán cầu thì ngày bắt đầu tiết khí này rơi vào 18 hay 19 tháng 2. Tiết khí đứng ngay trước Xử thử là Lập thu và tiết khí kế tiếp sau là Bạch lộ.

Xem thêm

Tham khảo

Tags:

Dương lịchKinh độ Mặt TrờiLịchLịch Trung QuốcMặt TrờiNhật BảnTiếng Trung QuốcTiết khíTriều TiênViệt NamVăn hóa Trung QuốcXích kinhĐông Á

🔥 Trending searches on Wiki Tiếng Việt:

Tây Ban NhaChâu ÂuTrương Tấn SangDương vật ngườiKhí hậu Châu Nam CựcNgày Trái ĐấtTaylor SwiftBà TriệuTrần Thủ ĐộTrái ĐấtLê Thanh Hải (chính khách)Nguyễn Thúc Thùy TiênMười hai con giápTiếng AnhLưu Quang VũNgân HàHứa Quang HánCần ThơHàn Mặc TửĐồng ThápVụ phát tán video Vàng AnhGallonVườn quốc gia Cát TiênInternetKhánh HòaVăn họcĐạo Cao Đài69 (tư thế tình dục)Danh sách trận chung kết Cúp C1 châu Âu và UEFA Champions LeagueHoàng Anh Tuấn (huấn luyện viên bóng đá)FormaldehydeHà LanNhật ký trong tùTập đoàn Công nghiệp – Viễn thông Quân độiChâu PhiTô Ân XôTrương Gia BìnhVạn Lý Trường ThànhHoài LinhCleopatra VIITriết họcVăn Miếu – Quốc Tử GiámCương lĩnh chính trị của Đảng Cộng sản Việt NamVăn hóaKhởi nghĩa Hai Bà TrưngQuân khu 1, Quân đội nhân dân Việt NamLê Thánh TôngDanh sách Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dânHội AnBến Nhà RồngĐộng đấtDanh mục các dân tộc Việt NamChiến tranh biên giới Việt–Trung 1979Mê KôngDanh sách quốc gia xã hội chủ nghĩaTrần Nhân TôngTrần Cẩm TúChiến tranh cục bộ (Chiến tranh Việt Nam)Đài Truyền hình Việt NamDanh sách tiểu bang Hoa Kỳ theo cách viết tắtGoogle DịchNhà ĐườngChiến dịch Mùa Xuân 1975Vũ Hồng VănLa Văn CầuChuột lang nướcChóNhà MinhTikTokTranh chấp chủ quyền Biển ĐôngPhilippe TroussierCác dân tộc tại Việt NamBảo tồn động vật hoang dãBùi Văn CườngĐô la MỹDương Văn Minh🡆 More