Mang Chủng: Tiết khí thứ 9 trong số 24 tiết khí âm lịch

Mang chủng hay Măng chủng (tiếng Hán: 芒種/芒种, pinyin: mángzhòng, 芒: mầm, 种: danh từ: giống, động từ: giồng) là một trong 24 tiết khí của các lịch Trung Quốc, Việt Nam, Nhật Bản, Triều Tiên.

Hai mươi tư tiết khí
Kỷ nguyên J2000
Kinh độ Tiết khí Dương lịch
(thông thường)
Xuân
315° Lập xuân 4 - 5/2
330° Vũ thủy 18 - 19/2
345° Kinh trập 5 - 6/3
Xuân phân 20 - 21/3
15° Thanh minh 4 - 5/4
30° Cốc vũ 20 - 21/4
Hạ
45° Lập hạ 5 - 6/5
60° Tiểu mãn 21 - 22/5
75° Mang chủng 5 - 6/6
90° Hạ chí 21 - 22/6
105° Tiểu thử 7 - 8/7
120° Đại thử 22 - 23/7
Thu
135° Lập thu 7 - 8/8
150° Xử thử 23 - 24/8
165° Bạch lộ 7 - 8/9
180° Thu phân 23 - 24/9
195° Hàn lộ 8 - 9/10
210° Sương giáng 23 - 24/10
Đông
225° Lập đông 7 - 8/11
240° Tiểu tuyết 22 - 23/11
255° Đại tuyết 7 - 8/12
270° Đông chí 21 - 22/12
285° Tiểu hàn 5 - 6/1
300° Đại hàn 20 - 21/1

Nó thường bắt đầu vào khoảng ngày 5 hay 6 tháng 6 dương lịch, khi Mặt Trờixích kinh 75° (kinh độ Mặt Trời bằng 75°). Đây là một khái niệm trong công tác lập lịch của các nước Đông Á chịu ảnh hưởng của nền văn hóa Trung Quốc cổ đại. Ý nghĩa của tiết khí này, đối với vùng Trung Hoa cổ đại, là Ngũ cốc trổ bông. Đối với người nông dân Việt Nam, nó còn là khi người ta nhìn thấy chòm sao Tua Rua(chòm sao Kim Ngưu) mọc.

Theo quy ước, tiết mang chủng là khoảng thời gian bắt đầu từ khoảng ngày 5 hay 6 tháng 6 khi kết thúc tiết tiểu mãn và kết thúc vào khoảng ngày 21 hay 22 tháng 6 trong lịch Gregory theo các múi giờ Đông Á khi tiết hạ chí bắt đầu. Còn ở Nam bán cầu, tiết mang chủng kéo dài từ 7 hay 8 tháng 12 cho đến điểm hạ chí ở bán cầu này (21 hoặc 22 tháng 12).

Lịch Trung Quốc, cũng như lịch ở các nước Đông Á cổ đại bao gồm Việt Nam, bị nhiều người lầm là âm lịch thuần túy, dẫn đến ngộ nhận về việc tiết khí nói chung và Mang chủng nói riêng được tính theo chu kỳ của Mặt Trăng quay xung quanh Trái Đất. Trên thực tế lịch Trung Quốc cổ đại là một loại âm dương lịch, trong đó tiết khí, từ thời Hán Vũ Đế, đã được tính theo vị trí của Trái Đất trong chu kỳ chuyển động trên quỹ đạo xung quanh Mặt Trời. Theo cách tính hiện đại, với điểm xuân phân là gốc có kinh độ Mặt Trời bằng 0°, thì thời điểm bắt đầu hay diễn ra tiết mang chủng ứng với kinh độ Mặt Trời bằng 75°. Ngày diễn ra hay bắt đầu tiết mang chủng do vậy được tính theo cách tính của dương lịch hiện đại và nó thông thường rơi vào ngày 5 hay 6 tháng 6 dương lịch tùy theo từng năm. Tiết khí đứng ngay trước mang chủng là tiểu mãn và tiết khí kế tiếp sau là hạ chí.

Xem thêm

Tham khảo

Tags:

Dương lịchKinh độ Mặt TrờiLịchLịch Trung QuốcMặt TrờiNhật BảnTiếng Trung QuốcTiết khíTriều TiênTua RuaViệt NamVăn hóa Trung QuốcXích kinhĐông Á

🔥 Trending searches on Wiki Tiếng Việt:

Can ChiChâu PhiGốm Bát TràngDanh sách Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dânMai (phim)Năng lượngGiờ Trái ĐấtNguyễn Ngọc TưSông Cửu LongKim Ji-won (diễn viên)Thành phố Hồ Chí MinhLiếm âm hộThượng HảiTôi thấy hoa vàng trên cỏ xanhPhạm TuyênNgân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt NamDanh sách tỉnh Việt Nam có giáp biểnĐảng Cộng sản Việt NamQuang TrungVòng loại Cúp bóng đá U-23 châu Á 2024Danh sách trận chung kết Cúp C1 châu Âu và UEFA Champions LeagueGiê-suHồ Hoàn KiếmLạc Long QuânHổTrần Sỹ ThanhCầu Châu ĐốcBộ bộ kinh tâm (phim truyền hình)FC BarcelonaBabyMonsterTố HữuNgân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt NamDoraemon (nhân vật)Vạn Lý Trường ThànhNguyễn Văn ThiệuHồ Xuân HươngAnh trai Say HiNguyên HồngUzbekistanHKim Bình Mai (phim 2008)Thụy SĩMỹ TâmĐội tuyển bóng đá U-23 quốc gia UzbekistanHuy CậnThanh tra Bộ Công an (Việt Nam)Đội tuyển bóng đá quốc gia Việt NamB-52 trong Chiến tranh Việt NamThời bao cấpParis Saint-Germain F.C.Harry LuQuảng BìnhDanh sách tiểu bang Hoa Kỳ theo ngày trở thành tiểu bangNguyễn Huy ThiệpNgô QuyềnNhà Tây SơnNữ hoàng nước mắtMin Hee-jinVăn Miếu – Quốc Tử GiámChữ HánBang Si-hyukThanh Hải (nhà thơ)Carlo AncelottiNguyễn TuânTình yêuMưa đáMaría ValverdeAi là triệu phúSingaporeBảng tuần hoànVũ trụViễn PhươngCông an thành phố Hải PhòngGiải bóng đá Ngoại hạng AnhHương TràmNgũ hànhĐông Nam Á🡆 More