Vũ Thủy

Vũ thủy là một trong 24 tiết khí của các lịch Trung Quốc, Việt Nam, Nhật Bản, Triều Tiên.

Hai mươi tư tiết khí
Kỷ nguyên J2000
Kinh độ Tiết khí Dương lịch
(thông thường)
Xuân
315° Lập xuân 4 - 5/2
330° Vũ thủy 18 - 19/2
345° Kinh trập 5 - 6/3
Xuân phân 20 - 21/3
15° Thanh minh 4 - 5/4
30° Cốc vũ 20 - 21/4
Hạ
45° Lập hạ 5 - 6/5
60° Tiểu mãn 21 - 22/5
75° Mang chủng 5 - 6/6
90° Hạ chí 21 - 22/6
105° Tiểu thử 7 - 8/7
120° Đại thử 22 - 23/7
Thu
135° Lập thu 7 - 8/8
150° Xử thử 23 - 24/8
165° Bạch lộ 7 - 8/9
180° Thu phân 23 - 24/9
195° Hàn lộ 8 - 9/10
210° Sương giáng 23 - 24/10
Đông
225° Lập đông 7 - 8/11
240° Tiểu tuyết 22 - 23/11
255° Đại tuyết 7 - 8/12
270° Đông chí 21 - 22/12
285° Tiểu hàn 5 - 6/1
300° Đại hàn 20 - 21/1

Ngày bắt đầu tiết Vũ thủy thường diễn ra vào khoảng ngày 18 hay 19 tháng 2 dương lịch, khi Mặt Trời ở xích kinh 330° (kinh độ Mặt Trời bằng 330°). Đây là một khái niệm trong công tác lập lịch của các nước Đông Á chịu ảnh hưởng của nền văn hóa Trung Quốc cổ đại. Ý nghĩa của tiết khí này, đối với vùng Trung Hoa cổ đại, là Mưa ẩm.

Theo quy ước, tiết vũ thủy là khoảng thời gian bắt đầu từ khoảng ngày 18 hay 19 tháng 2 và kết thúc vào khoảng ngày 5 hay 6 tháng 3 trong lịch Gregory theo các múi giờ Đông Á khi tiết kinh trập bắt đầu. Đối với Nam bán cầu, tiết khí này kéo dài từ 23 hay 24 tháng 8 đến 7 hay 8 tháng 9.

Lịch Trung Quốc, cũng như lịch ở các nước Đông Á cổ đại bao gồm Việt Nam, bị nhiều người lầm là âm lịch thuần túy, dẫn đến ngộ nhận về việc tiết khí nói chung và vũ thủy nói riêng được tính theo chu kỳ của Mặt Trăng quay xung quanh Trái Đất. Trên thực tế lịch Trung Quốc cổ đại là một loại âm dương lịch, trong đó tiết khí, từ thời Hán Vũ Đế, đã được tính theo vị trí của Trái Đất trong chu kỳ chuyển động trên quỹ đạo xung quanh Mặt Trời. Theo cách tính hiện đại, với điểm xuân phân là gốc có kinh độ Mặt Trời bằng 0°, thì thời điểm diễn ra hay bắt đầu tiết vũ thủy ứng với kinh độ Mặt Trời bằng 330°. Ngày vũ thủy do vậy được tính theo cách tính của dương lịch hiện đại và nó thông thường rơi vào ngày 18 hay 19 tháng 2 dương lịch tùy theo từng năm. Tiết khí đứng ngay trước vũ thủy là lập xuân và tiết khí kế tiếp sau là kinh trập.

Từ nguyên

Tiếng Trung: 雨水.

Xem thêm

Tham khảo

Tags:

Dương lịchKinh độ Mặt TrờiLịchLịch Trung QuốcMặt TrờiNhật BảnTiết khíTriều TiênViệt NamVăn hóa Trung QuốcXích kinhĐông Á

🔥 Trending searches on Wiki Tiếng Việt:

FansipanKim Soo-hyunĐài Á Châu Tự DoBiểu tình Thái Bình 1997Cầu vồngThái LanThiên địa (trang web)Bảo tồn động vật hoang dãHiệp hội các quốc gia Đông Nam ÁThế hệ ZTrần Lưu QuangNguyễn Ngọc LâmNew ZealandHội họaChâu PhiChiến dịch Hồ Chí MinhĐại dịch COVID-19Cuộc đua xe đạp toàn quốc tranh Cúp truyền hình Thành phố Hồ Chí Minh 2024Nguyễn Hữu CảnhDanh sách quốc gia theo GDP (danh nghĩa)Cúp bóng đá U-23 châu Á 2022Tom và JerryTôn giáoKakáVachirawit Chiva-areePhenolĐờn ca tài tử Nam BộQuân hàm Quân đội nhân dân Việt NamMin Hee-jinEl NiñoXVideosDanh sách tỉnh Việt Nam có giáp biểnỦy ban Kiểm tra Trung ương Đảng Cộng sản Việt NamBảy mối tội đầuVõ Tắc ThiênChùa Một CộtDanh sách Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân trong Chiến dịch Điện Biên PhủThủ dâmNhà Tây SơnBiển xe cơ giới Việt NamNguyễn Văn LongBộ bài TâyLiverpool F.C.Phan Đình GiótBan Bí thư Trung ương Đảng Cộng sản Việt NamBình ĐịnhRừng mưa AmazonPhổ NghiTố HữuTrần Thanh MẫnPhạm Văn ĐồngAlcoholQuan hệ ngoại giao của Việt NamDanh sách nhân vật trong One PieceQuân khu 4, Quân đội nhân dân Việt NamThanh tra Bộ Công an (Việt Nam)Nam quốc sơn hàDanh sách thành viên của SNH48Việt Nam Dân chủ Cộng hòaNguyễn Hòa BìnhTập đoàn VingroupHKT (nhóm nhạc)Đông Nam BộBáo động khẩn, tình yêu hạ cánhParis Saint-Germain F.C.Vũng TàuTrần Cẩm TúDonald TrumpTrần Hưng ĐạoLê Đức AnhGallonBabyMonsterNguyễn Minh Triết (sinh năm 1988)NepalChiến tranh Pháp – Đại NamNguyệt thựcAtlético Madrid🡆 More