Hình Bình Hành

Hình bình hành trong hình học Euclid là một hình tứ giác được tạo thành khi hai cặp đường thẳng song song cắt nhau.

Nó là một dạng đặc biệt của hình thang gồm 4 góc và có những tính chất giống hình thang và hình chữ nhật

Hình Bình Hành
Hình bình hành

Trong không gian 3 chiều, khối tương đương với hình bình hành là hình khối lục diện.

Tính chất Hình Bình Hành

Trong một hình bình hành có:

  1. Các cạnh đối song song và bằng nhau.
  2. Các góc đối bằng nhau.
  3. Hai đường chéo cắt nhau tại trung điểm của mỗi đường

Diện tích Hình Bình Hành

Hình Bình Hành 
Diện tích của hình bình hành là phần tô màu xanh

-Diện tích hình bình hành bằng độ dài cạnh đáy nhân với độ dài chiều cao.

Gọi B là độ dài cạnh đáy, H là độ dài chiều cao và S là diện tích.

Hình Bình Hành 

Ngoài ra, diện tích hình bình hành cũng được tính bằng tích độ dài 2 cạnh kề nhân với sin góc hợp bởi 2 cạnh

Gọi A và B lần lượt là độ dài 2 cạnh và Hình Bình Hành  là góc hợp bởi 2 cạnh

Hình Bình Hành 

Chu vi Hình Bình Hành

-Chu vi của một hình bình hành bằng 2 lần tổng một cặp cạnh kề nhau bất kỳ:

Hình Bình Hành 

Dấu hiệu nhận biết Hình Bình Hành

Hình bình hành là một tứ giác đặc biệt

  1. Tứ giác có hai cặp cạnh đối song song là hình bình hành.
  2. Tứ giác có hai cặp cạnh đối bằng nhau là hình bình hành
  3. Tứ giác có một cặp cạnh đối diện vừa song song và vừa bằng nhau là hình bình hành.
  4. Tứ giác có hai cặp góc đối bằng nhau là hình bình hành.
  5. Tứ giác có hai đường chéo cắt nhau tại trung điểm của mỗi đường là hình bình hành.

Hình bình hành là hình thang

  • Hình thang có hai cạnh đáy bằng nhau là hình bình hành.
  • Hình thang có hai cạnh bên song song là hình bình hành

Tâm đối xứng Hình Bình Hành

-Giao điểm hai đường chéo của hình bình hành là tâm đối xứng của hình bình hành đó.

Xem thêm

Tham khảo

- Cách tính chiều cao hình bình hành: chiều cao hình bình hành bằng diện tích chia cho cạnh đáy, trong đó S là diện tích, A là cạnh đáy và H là chiều cao. H = S: A

- Cách tính cạnh đáy hình bình hành: cạnh đáy hình bình hành bằng diện tích chia cho chiều cao, trong đó S là diện tích, A là cạnh đáy và H là chiều cao. A = S: H

Liên kết ngoài

Nhà xuất bản giáo dục - Bộ giáo dục đào tạo - Sách giáo khoa Toán lớp 8 tập 1

Tags:

Tính chất Hình Bình HànhDiện tích Hình Bình HànhChu vi Hình Bình HànhDấu hiệu nhận biết Hình Bình HànhTâm đối xứng Hình Bình HànhHình Bình HànhHình học EuclidHình thangTứ giác

🔥 Trending searches on Wiki Tiếng Việt:

Loạn luânChiến tranh thế giới thứ nhấtĐỗ MườiLương CườngDanh sách thủ đô quốc giaLê Long ĐĩnhTô HoàiMaldivesUng ChínhLê Hồng AnhNhật BảnCách mạng Tháng TámKazakhstanIsraelToán họcPark Hang-seoPhong trào Cần VươngHồ Chí MinhTrương Mỹ LanQuảng NamDanh sách thành viên của SNH48Sao đenDellInstagramVũ trụThảm sát Ba ChúcChế Lan ViênTiếng NgaẤn Độ giáoTô Vĩnh DiệnYaoiLandmark 81Kim Ji-won (diễn viên)BulgariaAvatar (phim 2009)Đà NẵngNghệ AnQuan hệ tình dụcHoa KỳGiê-suBảng xếp hạng bóng đá nam FIFANguyễn Ngọc TưVăn hóa Việt NamCâu TiễnThủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt NamHồ Xuân HươngBlue LockKuwaitKuchingBiến đổi khí hậuJoe BidenMáy tính bảngĐội tuyển bóng đá U-23 quốc gia Việt NamHương TràmCôn ĐảoNhà Hậu LêTập Cận BìnhBayern MunichQuán Thế ÂmHoàng Thị Thúy LanNhà HánKhung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt NamSự kiện Tết Mậu ThânLâm ĐồngTiếng Trung QuốcXung đột giành quyền kiểm soát tại quần đảo Trường Sa 1988Nguyễn Thị ĐịnhGiải vô địch bóng đá thế giới 2022Ronaldo (cầu thủ bóng đá Brasil)Thái LanĐế quốc La MãMai HoàngThiếu nữ bên hoa huệVương quốc Liên hiệp Anh và Bắc IrelandDanh sách Tổng thống Hoa KỳÝ thức (triết học)Danh sách Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dânMoses🡆 More