Đợt Sắp Xếp, Sáp Nhập Đơn Vị Hành Chính Tại Việt Nam 2023–2030

Đợt sắp xếp, sáp nhập đơn vị hành chính tại Việt Nam 2023–2030 đề cập đến cuộc sắp xếp, sáp nhập các đơn vị hành chính (ĐVHC) các cấp tại Việt Nam thực hiện trong giai đoạn 2023–2030.

Bối cảnh Đợt Sắp Xếp, Sáp Nhập Đơn Vị Hành Chính Tại Việt Nam 2023–2030

Trong 5 năm từ 2016 đến 2021, đặc biệt là sau Đợt sắp xếp, sáp nhập đơn vị hành chính năm 2019–2021, Việt Nam đã giảm được 08 huyện (từ 713 xuống còn 705), giảm 563 xã, phường, thị trấn so với năm 2016 (từ 11.162 xuống còn 10.599). Tuy nhiên, số lượng ĐVHC cấp huyện thực hiện sắp xếp chưa đạt yêu cầu. Ngoài bốn huyện đảo, cù lao do có yếu tố đặc thù nằm biệt lập nên không thực hiện sắp xếp, mới chỉ tiến hành sắp xếp được 09/15 ĐVHC cấp huyện thuộc diện phải sắp xếp. Sau sắp xếp, số lượng các ĐVHC cấp huyện chỉ giảm được 8/713 đơn vị (tỷ lệ giảm là 1,12%). Nhiều ĐVHC cấp huyện, cấp xã mới hình thành sau khi sắp xếp vẫn chưa bảo đảm quy định.

Tháng 11 năm 2021, Chính phủ Việt Nam đã ban hành Nghị quyết, trong đó yêu cầu Bộ Nội vụ xây dựng Đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, xã có đủ điều kiện giai đoạn 2022–2025. Đồng thời, Chính phủ cũng đã thông qua hồ sơ dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị quyết số 1211/2016/UBTVQH13 ngày 25 tháng 5 năm 2016 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về tiêu chuẩn của đơn vị hành chính và phân loại đơn vị hành chính, trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, ban hành.

Tháng 9 năm 2022, Quốc hội đã ban hành Nghị quyết số 595/NQ-UBTVQH15 về việc tiếp tục thực hiện chủ trương sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã, trong đó đề cập đến việc "tiếp tục sắp xếp đơn vị hành chính giai đoạn 2022 - 2030".

Tháng 1 năm 2023, Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Việt Nam đã ban hành Kết luận số 48-KL/TW về tiếp tục thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023-2030. Theo đó, quá trình thực hiện phải phù hợp với quy hoạch tỉnh/thành phố, quy hoạch nông thôn/đô thị; cần xác định rõ đối tượng và lộ trình sắp xếp, bảo đảm sự đồng thuận của người dân; khuyến khích việc chủ động đề xuất sắp xếp đơn vị hành chính tinh gọn, phù hợp với thực tiễn; không bắt buộc sắp xếp đối với các đơn vị đã thực hiện sắp xếp giai đoạn trước, ổn định từ lâu, có vị trí biệt lập, có các yếu tố đặc thù và các xã đã được quy hoạch thành phường, thị trấn.

Phương án và kết quả sắp xếp, sáp nhập đơn vị hành chính Đợt Sắp Xếp, Sáp Nhập Đơn Vị Hành Chính Tại Việt Nam 2023–2030

Kết luận số 48-KL/TW ngày 30 tháng 1 năm 2023 của Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Việt Nam nêu quan điểm chỉ đạo về lộ trình như sau:

  • Đến năm 2025: Hoàn thành sắp xếp đối với đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã có cả diện tích tự nhiên và dân số dưới 70% quy định; đơn vị hành chính cấp huyện có diện tích tự nhiên dưới 20% và dân số dưới 200% quy định; đơn vị hành chính cấp xã có diện tích tự nhiên dưới 20% và quy mô dân số dưới 300% quy định.
  • Đến năm 2030: Hoàn thành sắp xếp đơn vị còn lại có cả diện tích tự nhiên và dân số dưới 100% quy định; đơn vị cấp huyện có diện tích tự nhiên dưới 30% và dân số dưới 200% quy định; đơn vị cấp xã có diện tích tự nhiên dưới 30% và dân số dưới 300% quy định.

Theo rà soát của các tỉnh, giai đoạn 2023–2025 có 33 huyện, thị xã và 1.327 xã, phường, thị trấn thuộc 58 tỉnh, thành phố thuộc diện phải sắp xếp, sáp nhập.

Tây Bắc Bộ

Tỉnh Điện Biên

Tỉnh này dự kiến sáp nhập 2 xã Mường TùngSá Tổng của huyện Mường Chà vào thị xã Mường Lay và sáp nhập 3 xã Mường Mùn, Nà Tòng, Phình Sáng của huyện Tuần Giáo vào huyện Tủa Chùa.

Tỉnh Hòa Bình

Giai đoạn 2023–2025, tỉnh này có 1 huyện và 13 xã thuộc diện phải sắp xếp.

Tỉnh Lào Cai

Giai đoạn 2023–2025, tỉnh này có 1 xã thuộc diện sắp xếp.

Tỉnh Sơn La

Tỉnh này dự kiến sáp nhập 4 xã Chiềng Mung, Chiềng Ban, Hát Lót, Mường Bon của huyện Mai Sơn vào thành phố Sơn La.

  • Huyện Mộc Châu: Dự kiến thành lập thị xã Mộc Châu, đồng thời sắp xếp đơn vị hành chính từ 2 thị trấn và 13 xã thành 8 phường và 7 xã. Cụ thể, chia thị trấn Mộc Châu thành 2 phường: Mộc Ly và Mộc Sơn; chia thị trấn nông trường Mộc Châu thành 3 phường: Bình Minh, Thảo Nguyên, Cờ Đỏ; sáp nhập phần còn lại thị trấn nông trường Mộc Châu và một phần xã Phiêng Luông thành phường Vân Sơn; sáp nhập phần còn lại của xã Phiêng Luông và xã Hua Păng thành xã Chiềng Chung; thành lập phường Đông Sang từ một phần xã Đông Sang; sáp nhập phần còn lại của xã Đông Sang vào xã Chiềng Sơn; thành lập phường Mường Sang từ một phần xã Mường Sang; sáp nhập phần còn lại của xã Mường Sang vào các xã Chiềng Hắc, Chiềng Khừa và Chiềng Sơn; sáp nhập xã Tân Lập và xã Tân Hợp thành xã Tân Yên; sáp nhập xã Nà Mường, xã Tà Lại và xã Quy Hướng thành xã Đoàn Kết.
  • Huyện Phù Yên: Dự kiến sáp nhập 10 bản của xã Huy Bắc, 5 bản của xã Quang Huy và một phần diện tích xã Huy Hạ vào thị trấn Phù Yên; sáp nhập phần còn lại của xã Huy Bắc vào xã Huy Hạ; sáp nhập phần còn lại của xã Quang Huy vào xã Suối Tọ.
  • Huyện Sông Mã: Dự kiến sáp nhập 9 bản của xã Nà Nghịu vào thị trấn Sông Mã.
  • Huyện Thuận Châu: Dự kiến sáp nhập một phần các xã Chiềng Ly, Phổng Lăng vào thị trấn Thuận Châu; sáp nhập phần còn lại của các xã Chiềng Ly, Phổng Lăng và điều chỉnh một phần xã Chiềng Bôm thành xã Phổng Ly.
  • Huyện Yên Châu: Dự kiến sáp nhập một phần xã Viêng Lán và xã Sặp Vạt vào thị trấn Yên Châu; sáp nhập một phần xã Viêng Lán vào các xã Sặp Vạt và Chiềng Pằn.

Tỉnh Yên Bái

Tỉnh này dự kiến sáp nhập thị trấn Yên Bình và các xã Đại Đồng, Phú Thịnh, Thịnh Hưng của huyện Yên Bình, một phần xã Y Can và các xã Bảo Hưng, Minh Quân, Vân Hội, Việt Cường của huyện Trấn Yên vào thành phố Yên Bái.

Đông Bắc Bộ

Tỉnh Bắc Giang

Tỉnh này có 38 xã, phường, thị trấn thuộc diện sắp xếp giai đoạn 2023–2030. Giai đoạn 2023–2025 sắp xếp 24 đơn vị; giai đoạn 2026–2030 sắp xếp 14 đơn vị. Tỉnh cũng dự kiến sáp nhập huyện Yên Dũng vào thành phố Bắc Giang; sắp xếp, điều chỉnh địa giới hành chính huyện Lục Ngạn và huyện Sơn Động để thành lập thị xã Chũ.

Tỉnh Bắc Kạn

Tỉnh này dự kiến sáp nhập hai xã Cẩm GiàngMỹ Thanh của huyện Bạch Thông vào thành phố Bắc Kạn.

Tỉnh Hà Giang

Tỉnh này dự kiến sáp nhập một phần các xã Đạo Đức, Kim Thạch, Phong Quang, Phú Linh của huyện Vị Xuyên vào thành phố Hà Giang.

Tỉnh Lạng Sơn

Giai đoạn 2023–2025, tỉnh này có 6 xã, thị trấn thuộc diện phải sắp xếp, sáp nhập. Giai đoạn 2026–2030 có 6 xã, thị trấn. Tỉnh dự kiến sáp nhập huyện Cao Lộc vào thành phố Lạng Sơn và thành lập một số phường xã thuộc thành phố, trong đó sáp nhập toàn bộ xã Hợp Thành vào thị trấn Cao Lộc và thành lập phường Cao Lộc, thành lập phường Đồng Đăng trên cơ sở sáp nhập thị trấn Đồng Đăng và một phần diện tích tự nhiên và dân số của các xã: Hồng Phong, Phú Xá, Thụy Hùng; sáp nhập phần còn lại của các xã: Hồng Phong, Phú Xá vào xã Thụy Hùng; sáp nhập xã Mẫu Sơn vào xã Công Sơn.

Tỉnh Phú Thọ

Tỉnh Phú Thọ có 80 phường, xã thuộc diện sắp xếp.

Tỉnh Quảng Ninh

Giai đoạn 2023–2025, tỉnh này có 12 xã, phường, thị trấn thuộc diện phải sắp xếp, sáp nhập và 4 đơn vị thuộc diện khuyến khích. Tỉnh Quảng Ninh dự kiến sáp nhập huyện Hải Hà vào thành phố Móng Cái.

Tỉnh Thái Nguyên

Giai đoạn 2023–2025, tỉnh Thái Nguyên có 6 xã thuộc diện phải sắp xếp, và thành lập một số thị trấn.

Tỉnh Tuyên Quang

Tỉnh này có 2 xã thuộc diện sắp xếp.

Đồng bằng sông Hồng

Tỉnh Bắc Ninh

Giai đoạn 2023–2025, tỉnh Bắc Ninh có 6 xã, phường thuộc diện sắp xếp.

Tỉnh Hà Nam

Giai đoạn 2023–2025, tỉnh này có 19 đơn vị hành chính cấp xã thuộc diện sắp xếp:

Thành phố Hà Nội

Giai đoạn 2023–2025, Hà Nội có 176 xã, phường, thị trấn thuộc diện phải sắp xếp, sáp nhập.

Tỉnh Hải Dương

Giai đoạn 2023–2025, tỉnh Hải Dương có tổng số 60 xã, phường, thị trấn phải sắp xếp, trong đó có 37 xã thuộc diện phải bắt buộc sắp xếp, sáp nhập, 23 xã liên quan liền kề.

Thành phố Hải Phòng

Giai đoạn 2023-2025, Hải Phòng có 42 xã, phường, thị trấn thuộc diện bắt buộc sắp xếp cùng với 35 đơn vị liên quan, tổng số 77 đơn vị sẽ sắp xếp. Giai đoạn 2026-2030, có thêm 52 đơn vị thực hiện sắp xếp.

Tỉnh Hưng Yên

Tỉnh này có 2 huyện thuộc diện phải sáp nhập: Phù Cừ, Tiên Lữ. Giai đoạn 2023–2025 có 22 xã thuộc diện phải sáp nhập.

Tỉnh Nam Định

Tỉnh Nam Định chủ trương sáp nhập toàn bộ huyện Mỹ Lộc vào thành phố Nam Định.

Tỉnh Ninh Bình

Tỉnh Ninh Bình dự kiến sáp nhập toàn bộ huyện Hoa Lư, xã Gia Sinh thuộc huyện Gia Viễn, xã Mai Sơn thuộc huyện Yên Mô, xã Khánh Hòa và xã Khánh Phú thuộc huyện Yên Khánh, một phần ranh giới hành chính xã Yên Sơn và phường Tân Bình thuộc thành phố Tam Điệp, xã Sơn Hà và xã Sơn Lai thuộc huyện Nho Quan vào thành phố Ninh Bình và đổi tên thành thành phố Hoa Lư trong giai đoạn 2023–2030.

Tỉnh Thái Bình

Giai đoạn 2023–2025, tỉnh Thái Bình có 28 xã thuộc diện sắp xếp.

Tỉnh Vĩnh Phúc

Giai đoạn 2023–2025, tỉnh Vĩnh Phúc có 22 xã thuộc 7 huyện, thành phố thuộc diện phải sắp xếp.

Bắc Trung Bộ

Tỉnh Hà Tĩnh

Giai đoạn 2023–2025, tỉnh Hà Tĩnh dự kiến sáp nhập 11 xã Đỉnh Bàn, Tân Lâm Hương, Thạch Đài, Thạch Hải, Thạch Hội, Thạch Khê, Thạch Lạc, Thạch Thắng, Thạch Trị, Thạch Văn, Tượng Sơn của huyện Thạch Hà và 1 xã Hộ Độ của huyện Lộc Hà và 2 xã Cẩm Bình, Cẩm Vịnh của huyện Cẩm Xuyên vào thành phố Hà Tĩnh. Sáp nhập huyện Lộc Hà vào huyện Thạch Hà. Giai đoạn 2026–2030, sáp nhập một số xã liền kề của huyện Đức Thọ vào thị xã Hồng Lĩnh, sáp nhập huyện Vũ QuangĐức Thọ thành một huyện mới.

Tỉnh Nghệ An

Giai đoạn 2023–2025, tỉnh Nghệ An có 1 thị xã, 79 xã, 4 phường, 6 thị trấn thuộc diện phải sắp xếp. Giai đoạn 2026–2030, tỉnh này có 98 xã, phường, thị trấn thuộc diện phải sắp xếp. Năm 2023, tỉnh này chủ trương sáp nhập thị xã Cửa Lò và 4 xã Nghi Phong, Nghi Thái, Nghi Xuân, Phúc Thọ của huyện Nghi Lộc về thành phố Vinh.

Tỉnh Quảng Bình

Giai đoạn 2023–2025, Quảng Bình có 23 xã, phường, thị trấn thuộc diện phải sắp xếp, sáp nhập, nhưng có 17 đơn vị có yếu tố đặc thù nên sẽ gặp nhiều khó khăn khi tiến hành sắp xếp.

Tỉnh Quảng Trị

Giai đoạn 2023 – 2025, tỉnh Quảng Trị có 10 xã, thị trấn thuộc sắp xếp. Giai đoạn 2026 – 2030, tỉnh có 36 đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã thuộc diện sắp xếp bao gồm 3 đơn vị hành chính cấp huyện là thành phố Đông Hà, huyện Cam Lộ, huyện Hải Lăng và cấp xã gồm 33 đơn vị hành chính.

Tỉnh Thanh Hóa

Giai đoạn 2023–2025, tỉnh Thanh Hóa có thị xã Bỉm Sơn, huyện Đông Sơn cùng 147 xã, phường thuộc diện phải sắp xếp. Đến giai đoạn 2026–2030, có thành phố Sầm Sơn, huyện Vĩnh Lộc cùng 120 xã, phường thuộc diện phải sắp xếp. Tỉnh dự kiến sáp nhập huyện Đông Sơn vào thành phố Thanh Hóa.

Tỉnh Thừa Thiên Huế

Tỉnh này dự kiến trở thành thành phố trực thuộc Trung ương vào năm 2025, đồng thời sẽ sắp xếp thành 2 quận, 3 thị xã, 4 huyện. Dự kiến sáp nhập huyện Nam Đông vào huyện Phú Lộc.

Duyên hải Nam Trung Bộ

Tỉnh Bình Định

Tỉnh Bình Định dự kiến có 6 xã, phường thuộc diện sắp xếp.

Tỉnh Bình Thuận

Tỉnh Bình Thuận có 12 xã, phường, thị trấn thuộc diện phải sắp xếp; trong đó, giai đoạn 2023–2025 có 8 đơn vị và giai đoạn 2026–2030 có 4 đơn vị. Tháng 8 năm 2022, Thủ tướng Chính phủ đề nghị tỉnh nghiên cứu mở rộng thành phố Phan Thiết và sáp nhập huyện Hàm Tân với thị xã La Gi.

Thành phố Đà Nẵng

Giai đoạn 2023-2030, thành phố này có 16 phường thuộc diện bắt buộc sáp nhập, trong đó quận Thanh Khê có 8 phường, quận Hải Châu 7 phường và phường An Hải Đông của quận Sơn Trà.

Tỉnh Khánh Hòa

Giai đoạn 2023–2025, tỉnh này có 7 đơn vị hành chính cấp xã thuộc diện phải sắp xếp.

Tỉnh Ninh Thuận

Thành phố Phan Rang – Tháp Chàm: Dự kiến sáp nhập phường Thanh Sơn vào phường Phủ Hà; sáp nhập phường Mỹ Hương và phường Tấn Tài vào phường Kinh Dinh.

Tỉnh Phú Yên

Giai đoạn 2023–2025, tỉnh Phú Yên có 6 xã, phường thuộc diện phải sắp xếp gồm: phường 1, phường 2, phường 3, phường 4 và xã Bình Ngọc thuộc thành phố Tuy Hòa. Giai đoạn 2026–2030, tỉnh Phú Yên có 10 xã, phường thuộc diện phải sắp xếp gồm: Xuân Thọ 2 thuộc thị xã Sông Cầu; An ThạchAn Định thuộc huyện Tuy An; Hòa Định Đông thuộc huyện Phú Hòa; Cà LúiKrông Pa thuộc huyện Sơn Hòa; Đức Bình TâyEa Lâm thuộc huyện Sông Hinh; Xuân Sơn NamXuân Quang 3 thuộc huyện Đồng Xuân.[cần dẫn nguồn] Tỉnh Phú Yên dự kiến sáp nhập thành phố Tuy Hòa và thị xã Đông Hòa.[cần dẫn nguồn]

Tỉnh Quảng Nam

Tỉnh Quảng Nam dự kiến sẽ sáp nhập 2 huyện Nông SơnQuế Sơn. Đề xuất lập đề án sáp nhập thành phố Tam Kỳ với các huyện Núi Thành, Phú Ninh.

Tỉnh Quảng Ngãi

Tây Nguyên

Tỉnh Đắk Nông

Giai đoạn 2026–2030, tỉnh Đắk Nông có thị trấn Đức An (Đắk Song) và xã Trúc Sơn (Cư Jút) thuộc diện phải sắp xếp.

Tỉnh Gia Lai

Giai đoạn 2023–2025, tỉnh Gia Lai sáp nhập huyện Đak Pơ vào thị xã An Khê.

Tỉnh Lâm Đồng

Tỉnh Lâm Đồng dự kiến sáp nhập 2 huyện Cát TiênĐạ Tẻh vào huyện Đạ Huoai. Tỉnh cũng dự kiến sáp nhập huyện Lạc Dương vào thành phố Đà Lạt và thành lập phường Lang Biang trên cơ sở thị trấn Lạc Dương. Dự kiến sáp nhập các xã Lộc An, Lộc Nam, Lộc Tân, Lộc Thành, Tân Lạc của huyện Bảo Lâm vào thành phố Bảo Lộc.

Đông Nam Bộ

Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu

Giai đoạn 2023–2025, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu dự kiến sáp nhập 2 huyện Đất ĐỏLong Điền thành huyện Long Đất. Giai đoạn 2026–2030, sáp nhập một phần thị xã Phú Mỹ vào thành phố Bà Rịa.

Tỉnh Bình Phước

Vào tháng 1 năm 2022, tỉnh Bình Phước dự kiến mở rộng thành phố Đồng Xoài, bao gồm các xã Tân Phước, Tân Hưng, một phần diện tích các xã Thuận Phú, Đồng Tiến (huyện Đồng Phú).

Vào tháng 6 năm 2023, Sở Nội vụ tỉnh Bình Phước có văn bản thông báo trong giai đoạn 2023 – 2025, tỉnh này có các thị xã Phước Long, Bình Long và xã Thanh Bình thuộc huyện Hớn Quản thuộc diện phải sắp xếp; giai đoạn 2026 – 2030 có huyện Bù Đốp thuộc diện phải sắp xếp.

Giai đoạn 2023 – 2025, tỉnh Bình Phước dự kiến:

  • Sáp nhập thị trấn Tân Khai và 9 xã: An Phú, Minh Tâm, Minh Đức, Thanh Bình, Phước An, Tân Lợi, Tân Hưng, An Khương, Thanh An thuộc huyện Hớn Quản vào thị xã Bình Long
  • Sáp nhập 3 xã: Tân Hiệp, Đồng Nơ và Tân Quan thuộc huyện Hớn Quản vào thị xã Chơn Thành và sáp nhập xã Tân Quan thuộc huyện Hớn Quản với xã Quang Minh thuộc thị xã Chơn Thành.

Giai đoạn 2026 – 2030, tỉnh này dự kiến:

  • Sáp nhập 8 xã: Long Tân, Bù Nho, Long Hà, Long Bình, Long Hưng, Bình Sơn, Bình Tân, Phước Tân thuộc huyện Phú Riềng vào thị xã Phước Long và sáp nhập xã Bình Sơn thuộc huyện Phú Riềng với xã Long Giang thuộc thị xã Phước Long.
  • Sáp nhập xã Phú Riềng và xã Phú Trung thuộc huyện Phú Riềng vào huyện Đồng Phú.
  • Sáp nhập xã Nghĩa Trung và xã Nghĩa Bình thuộc huyện Bù Đăng vào huyện Đồng Phú.
  • Sáp nhập xã Thuận Lợi và xã Thuận Phú thuộc huyện Đồng Phú vào thành phố Đồng Xoài.

Tỉnh Đồng Nai

Giai đoạn 2023 – 2025 tỉnh Đồng Nai có 4 xã thuộc diện sáp nhập:

Thành phố Hồ Chí Minh

Giai đoạn 2023 – 2030, Thành phố Hồ Chí Minh có 2 đơn vị cấp huyện gồm huyện Nhà Bè, Quận 6 và cấp xã có 80 phường sắp xếp thành 38 phường:

Đồng bằng sông Cửu Long

Tỉnh Bạc Liêu

Giai đoạn 2023–2025, thành phố Bạc Liêu điều chỉnh một phần diện tích và dân số của Phường 8 vào Phường 3.

Tỉnh Bến Tre

Tỉnh Bến Tre dự kiến sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã giai đoạn 2023-2025 như sau:

Tỉnh Cà Mau

Giai đoạn 2023–2025, tỉnh này có 2 đơn vị hành chính cấp xã thuộc diện sắp xếp.

Thành phố Cần Thơ

Giai đoạn 2023–2025, Cần Thơ có 4 phường thuộc diện sắp xếp. Giai đoạn 2026–2030, có 1 huyện và 5 xã, phường thuộc diện sắp xếp. Sáp nhập phường Ba Láng của quận Cái Răng vào thị xã Phong Điền mới.

Tỉnh Kiên Giang

Giai đoạn 2023–2025, thành phố Rạch Giá sáp nhập phường Vĩnh Bảo vào phường Vĩnh Thanh Vân.

Tỉnh Long An

Thành phố Tân An khi mở rộng dự kiến sẽ sáp nhập một phần của các xã Bình Thạnh, Nhị Thành của huyện Thủ Thừa, toàn bộ địa giới hành chính của xã Tân Bình, Quê Mỹ Thạnh, Lạc Tấn, Bình Lãng thuộc huyện Tân Trụ và toàn bộ địa giới hành chính xã Bình Quới, Hòa Phú, Vĩnh Công của huyện Châu Thành. Phần diện tích và dân số còn lại của huyện Tân Trụ sẽ được điều chỉnh sáp nhập vào huyện Châu Thành.

Tỉnh Sóc Trăng

Giai đoạn 2023–2025, thành phố Sóc Trăng có 1 xã thuộc diện sắp xếp. Phương án sắp xếp như sau: Sáp nhập Phường 1 vào Phường 9.

Tỉnh Tiền Giang

Giai đoạn 2023–2025, tỉnh này có 8 đơn vị hành chính cấp xã thuộc diện phải sắp xếp.

Tỉnh Trà Vinh

Tỉnh Trà Vinh dự kiến sáp nhập toàn bộ xã Đại Phúc, xã Đại Phước, xã Phương Thạnh của huyện Càng Long và toàn bộ xã Hòa Thuận; xã Nguyệt Hóa; toàn bộ ấp Trì Phong, ấp Kinh Xáng thuộc xã Hòa Lợi; toàn bộ ấp Ba Se A, ấp Ba Se B, ấp Ô Chích A, ấp Ô Chích B thuộc xã Lương Hòa của huyện Châu Thành vào thành phố Trà Vinh.

Tỉnh Vĩnh Long

Giai đoạn 2023–2025, tỉnh Vĩnh Long có 5 đơn vị hành chính cấp xã thuộc 5 huyện, thành phố thuộc diện sắp xếp.

Xem thêm

Chú thích

Tags:

Bối cảnh Đợt Sắp Xếp, Sáp Nhập Đơn Vị Hành Chính Tại Việt Nam 2023–2030Phương án và kết quả sắp xếp, sáp nhập đơn vị hành chính Đợt Sắp Xếp, Sáp Nhập Đơn Vị Hành Chính Tại Việt Nam 2023–2030Đợt Sắp Xếp, Sáp Nhập Đơn Vị Hành Chính Tại Việt Nam 2023–2030Việt NamĐơn vị hành chính

🔥 Trending searches on Wiki Tiếng Việt:

Tom và JerryNguyên HồngLê Đại HànhQuân khu 9, Quân đội nhân dân Việt NamAespaVõ Văn ThưởngQuốc gia Việt NamGốm Bát TràngKhang HiQuân chủng Hải quân, Quân đội nhân dân Việt NamPDương Văn MinhSân bay quốc tế Long ThànhDanh sách nhân vật trong DoraemonVạn Lý Trường ThànhTriệu Lệ DĩnhVụ sai phạm tại Tập đoàn Thuận AnXHamsterGThủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt NamGái gọiThái LanTô Ngọc VânKhánh VyTình yêuBảng tuần hoànĐịnh luật OhmJude BellinghamChiến tranh thế giới thứ haiCách mạng Công nghiệpAngolaVụ án Lê Văn LuyệnHưng YênPhó Chủ tịch Quốc hội Việt NamChâu Nam CựcTrần Quốc ToảnPhởGia đình Hồ Chí MinhPhạm Nhật VượngBài Tiến lênEl NiñoÂm đạoHệ Mặt TrờiHậu GiangTrần Đại QuangDanh sách nhà máy điện tại Việt NamTài xỉuNguyễn Văn NênNho giáoVụ án Lệ Chi viênHồ Dầu TiếngĐường cao tốc Bắc – Nam phía ĐôngManchester City F.C.Tập đoàn Công nghiệp – Viễn thông Quân độiPol PotThomas EdisonKylian MbappéLê Minh KhuêDầu mỏViệt Nam Quốc dân ĐảngLong AnNgày Quốc tế Lao độngVườn quốc gia Phong Nha – Kẻ BàngBảo Anh (ca sĩ)Hà Thanh XuânĐại học Bách khoa Hà NộiTích phânLê Khánh HảiTuần lễ Vàng (Nhật Bản)Cách mạng Công nghiệp lần thứ tưTrần Quý ThanhHội AnThái BìnhLê Quang ĐạoMặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt NamUkrainaAldehydeMao Trạch ĐôngTikTok🡆 More