La Gi: Thị xã thuộc tỉnh Bình Thuận

La Gi (đọc là la•yi) là một thị xã ven biển nằm ở phía nam tỉnh Bình Thuận, Việt Nam.

La Gi
Thị xã
Thị xã La Gi
La Gi: Địa lý, Hành chính, Lịch sử
Biểu trưng
La Gi: Địa lý, Hành chính, Lịch sử
Dinh Thầy Thím
Hành chính La Gi
Quốc giaLa Gi: Địa lý, Hành chính, Lịch sử Việt Nam
VùngDuyên hải Nam Trung Bộ
TỉnhBình Thuận
Trụ sở UBNDSố 26 Đường Hoàng Diệu, phường Tân An
Phân chia hành chính5 phường, 4 xã
Thành lập5/9/2005
Loại đô thịLoại III
Năm công nhận2018
Tổ chức lãnh đạo
Chủ tịch UBNDPhạm Trọng Nhân
Chủ tịch HĐNDTôn Thất Muộn
Bí thư Thị ủyNguyễn Hồng Pháp
Địa lý La Gi
Tọa độ: 10°39′36″B 107°46′19″Đ / 10,66°B 107,77194°Đ / 10.66000; 107.77194
Bản đồ thị xã La Gi
La Gi trên bản đồ Việt Nam
La Gi
La Gi
Vị trí thị xã La Gi trên bản đồ Việt Nam
Diện tích185,37 km²
Dân số La Gi (2022)
Tổng cộng108.519 người
Mật độ585 người/km²
Dân tộcKinh, Hoa
Khác
Mã hành chính594
Biển số xe86-B6
Websitelagi.binhthuan.gov.vn

Địa lý La Gi

Thị xã La Gi nằm ở phía nam tỉnh Bình Thuận, cách thành phố Phan Thiết 63 km về phía nam, cách Thành phố Hồ Chí Minh 145 km về phía đông đông nam và cách thành phố Vũng Tàu 90 km về phía đông đông bắc, có vị trí địa lý:

Thị xã La Gi là đô thị ven biển, là đô thị trung tâm tiểu vùng phía Nam của tỉnh Bình Thuận, giáp với vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, có vị trí thuận lợi, kết nối và giao lưu phát triển kinh tế trong vùng Đông Nam Bộ. Thị xã có khí hậu ôn hòa, thuận lợi cho phát triển đô thị, ngành du lịch biển và thủy sản. Thị xã có tiềm năng phát triển kinh tế biển, khoáng sản, công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp, du lịch sinh thái và nhân văn.

Hành chính La Gi

Thị xã La Gi có 9 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc, bao gồm 5 phường: Bình Tân, Phước Hội, Phước Lộc, Tân An, Tân Thiện và 4 xã: Tân Bình, Tân Hải, Tân Phước, Tân Tiến.

Danh sách các đơn vị hành chính trực thuộc thị xã La Gi
Tên Diện tích năm 2022 (km²) Dân số La Gi năm 2022 (người) Mật độ (người/km²)
Phường (5)
Bình Tân 3,45 18.940 5.489
Phước Hội 1,75 14.696 8.397
Phước Lộc 1,56 11.591 7.430
Tân An 6,24 13.518 2.166
Tân Thiện 3,67 7.109 1.937
Xã (4)
Tân Bình 55,91 8.641 154
Tân Hải 33,45 9.751 291
Tân Phước 34,69 12.526 361
Tân Tiến 44,65 11.747 263
Toàn thị xã 185,37 108.519 585
Điều chỉnh cục bộ Quy hoạch chung thị xã La Gi đến năm 2035

Lịch sử La Gi

Nguồn gốc tên gọi

Có ý kiến cho rằng xưa kia nó thuộc vùng đất của người Chăm, mang tên là La-dik, dưới thời phong kiến được phiên âm thành La Di. Trước khi tên gọi La Gi được dùng làm địa danh hành chính, La Gi hay đúng hơn là La Di đã xuất hiện trong tên gọi của cửa La Di (Hán văn: 羅夷汛, âm Hán Việt: La Di tấn) và sông La Di (羅夷江 La Di giang). Dưới thời Pháp thuộc, âm Di trong các tên gọi trên đã bị thay đổi cách viết từ Di thành Gi để người Pháp có thể đọc gần đúng với cách gọi trong tiếng Việt. Nếu vẫn viết là Di thì nhiều người Pháp sẽ căn cứ theo cách phát âm của chữ d trong tiếng Pháp mà đọc Di là /di/ (giống chữ đi trong tiếng Việt), rất khác với cách phát âm trong tiếng Việt.

Lịch sử La Gi

Khoảng giữa thế kỉ XIX, tại khu vực trung tâm thị xã La Gi ngày nay có 2 làng Phước Lộc và Hàm Tân thuộc tổng Đức Thắng, huyện Tuy Lý, phủ Hàm Thuận. Với tiềm năng thiên nhiên phong phú, La Gi đã quy tụ nhiều người dân miền Trung, miền Nam đến đây định cư lập nghiệp, biến vùng đất màu mỡ này thành các làng mạc sầm uất.

Năm 1916, huyện Hàm Tân được thành lập dựa trên phần lớn đất đai của huyện Tuy Lý, gồm 2 tổng Phong Điền và Phước Thắng. Trụ sở huyện đặt tại làng Hàm Tân nên trở thành tên huyện.

Ngày 22 tháng 10 năm 1956, chính quyền Việt Nam Cộng hòa thành lập tỉnh Bình Tuy gồm 3 quận Hàm Tân, Tánh LinhHoài Đức. Tỉnh lỵ đặt tại Hàm Tân, về mặt hành chính thuộc xã Phước Hội, quận Hàm Tân. Địa bàn xã Phước Hội gần tương ứng với các phường Phước Hội, Phước Lộc, Tân An, Tân Thiện và xã Tân Phước ngày nay.

Về phía chính quyền cách mạng, năm 1968, Tỉnh ủy Bình Tuy thành lập thị xã La Gi gồm các xã: Phước Hội, Bà Giêng, Hiệp Hòa.

Cuối năm 1975, sáp nhập thị xã La Gi vào huyện Hàm Tân.

Ngày 13 tháng 3 năm 1979, thị trấn La Gi được thành lập trên cơ sở nâng cấp từ xã Tân Hòa và là huyện lỵ huyện Hàm Tân.

Ngày 3 tháng 6 năm 2005, Bộ Xây dựng ban hành Quyết định số 1222/QĐ-BXD về việc công nhận thị trấn La Gi là đô thị loại IV.

Ngày 5 tháng 9 năm 2005, Chính phủ ban hành Nghị định số 114/2005/NĐ-CP. Theo đó:

  • Thành lập thị xã La Gi trên cơ sở tách thị trấn La Gi và 4 xã: Tân An, Tân Bình, Tân Hải, Tân Thiện thuộc huyện Hàm Tân
  • Thành lập 4 phường: Phước Hội, Phước Lộc, Tân An, Tân Thiện và xã Tân Phước trên cơ sở giải thể thị trấn La Gi và các xã Tân An, Tân Thiện
  • Thành lập phường Bình Tân trên cơ sở điều chỉnh một phần diện tích và dân số của xã Tân Bình
  • Chia xã Tân Hải thành 2 xã: Tân HảiTân Tiến.

Sau khi thành lập, thị xã La Gi có 18.282,64 ha diện tích tự nhiên và 112.558 nhân khẩu với 9 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc, gồm 5 phường và 4 xã.

Ngày 17 tháng 1 năm 2018, Bộ Xây dựng ban hành Quyết định số 32/QĐ-BXD về việc công nhận thị xã La Gi là đô thị loại III.

Kinh tế - xã hội La Gi

Thị xã La Gi có 28 km chiều dài bờ biển, có 2 cửa biển lớn là cửa sông Dinh và cửa sông Phan. Cảng La Gi là một trong những cảng cá biển vào loại lớn nhất tỉnh Bình Thuận và khu vực duyên hải Nam Trung Bộ.

Thị xã La Gi có quốc lộ 55, tỉnh lộ 719 cùng với nhiều tuyến đường khác chạy qua đã tạo cho La Gi một vị trí đặc biệt thuận lợi cho việc phát triển kinh tế năng động và bền vững, hội nhập nhanh với việc phát triển kinh tế - xã hội, khoa học kỹ thuật cùng với vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.

Đặc sản tại thị xã là Chả lụi.

Dân số La Gi

Thị xã La Gi có diện tích 185,4 km², dân số ngày 1/4/2019 là 107.820 người, trong đó: dân số thành thị là 71.894 người (66,68%) và dân số nông thôn là 35.926 người (33,32%). Mật độ dân số đạt 582 người/km². Thị xã có các dân tộc như: Kinh, Hoa,...

Thị xã có diện tích 185,37 km², dân số năm 2020 là 107.593 người.

Thị xã có diện tích 185,37 km², dân số năm 2021 là 108.043 người.

Thị xã La Gi có diện tích 185,37 km², dân số năm 2022 là 108.519 người. Trong đó, dân số nội thị là 65.854 người (60,7%) và dân số ngoại thị là 42.665 người (39,3%). Mật độ dân số trung bình toàn thị xã đạt 585 người/km².

Du lịch La Gi

Thị xã La Gi có các thắng cảnh như: Đồi Dương, Bãi Dương Cam Bình, Ngảnh Tam Tân, Hòn Bà, Dinh Thầy Thím, Coco Beach Camp Lagi, Sơn Mỹ Beach,...

Giao thông La Gi

Thị xã La Gi có quốc lộ 55 đi qua dài 10 km, chiều dài tỉnh lộ 719 đi qua dài 18 km và nhiều tuyến đường đô thị và nông thôn.

Xe buýt

La Gi: Địa lý, Hành chính, Lịch sử 

Hiện đang hoạt động các tuyến:

  • La Gi: Địa lý, Hành chính, Lịch sử  La Gi - Phan Thiết
  • La Gi: Địa lý, Hành chính, Lịch sử  La Gi - Tân Nghĩa (Hàm Tân)
  • La Gi: Địa lý, Hành chính, Lịch sử  La Gi - Hàm Thuận Nam
  • La Gi: Địa lý, Hành chính, Lịch sử  La Gi - Thắng Hải (Hàm Tân)

Chú thích

Tham khảo

Tags:

Địa lý La GiHành chính La GiLịch sử La GiKinh tế - xã hội La GiDân số La GiDu lịch La GiGiao thông La GiLa GiBình ThuậnThị xã (Việt Nam)Việt Nam

🔥 Trending searches on Wiki Tiếng Việt:

Trung QuốcTài xỉuChuyện người con gái Nam XươngPhú YênHoaThạch LamHôn lễ của emJuventus FCNguyễn Cảnh HoanGMMTVPhố cổ Hội AnDanh sách quốc gia theo dân sốTô LâmVõ Văn Thưởng từ chức Chủ tịch nướcKim Ngưu (chiêm tinh)Công an nhân dân Việt NamECuộc đua xe đạp toàn quốc tranh Cúp truyền hình Thành phố Hồ Chí Minh 2024Phú ThọMai vàngTitanic (phim 1997)Lãnh thổ Việt Nam qua từng thời kỳMalaysiaDanh mục các dân tộc Việt NamDuyên hải Nam Trung BộTwitterThế hệ ZAcid aceticHoàng Anh Tuấn (huấn luyện viên bóng đá)Quảng ĐôngĐà NẵngCần ThơNhà TrầnSao KimVương quốc Liên hiệp Anh và Bắc IrelandNho giáoNhà giả kim (tiểu thuyết)Kon TumMười hai con giápShopeeHồ Quý LyHọ người Việt NamNguyễn Sinh HùngHình bình hànhVinamilkBảo toàn năng lượngKhổng TửLiên bang Đông DươngDanh từBộ Công an (Việt Nam)Số chính phươngĐạo giáoB-52 trong Chiến tranh Việt NamNgô Đình DiệmVụ án Lê Văn LuyệnNhư Ý truyệnSécChiến tranh Pháp – Đại NamSa PaDanh sách di sản thế giới tại Việt NamThegioididong.comTrần Sỹ ThanhMặt TrăngNhà LýQuang TrungLiên minh châu ÂuGoogleQuân khu 1, Quân đội nhân dân Việt NamHội AnThám tử lừng danh ConanThủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt NamLạc Long QuânVụ án Hồ Duy HảiHiệp định Genève 1954Ấn ĐộMã MorseMona Lisa🡆 More