Cẩm Phả: Thành phố thuộc tỉnh Quảng Ninh

Cẩm Phả là một thành phố trực thuộc tỉnh Quảng Ninh, vùng Đông Bắc Bộ, Việt Nam.

Hiện nay, Cẩm Phả được xếp hạng là đô thị loại II và là đô thị lớn thứ hai của tỉnh Quảng Ninh.

Cẩm Phả
Thành phố thuộc tỉnh
Thành phố Cẩm Phả
Cẩm Phả: Địa lý, Lịch sử, Khí hậu
Biểu trưng
Cẩm Phả: Địa lý, Lịch sử, Khí hậu
Trung tâm thành phố Cẩm Phả

Biệt danhThành phố triệu đoá hồng
Hành chính Cẩm Phả
Quốc giaCẩm Phả: Địa lý, Lịch sử, Khí hậu Việt Nam
VùngĐông Bắc Bộ
TỉnhQuảng Ninh
Trụ sở UBND376 Trần Phú, phường Cẩm Trung
Phân chia hành chính13 phường, 3 xã
Thành lập21/2/2012
Loại đô thịLoại II
Năm công nhận2015
Tổ chức lãnh đạo
Chủ tịch UBNDVũ Quyết Tiến
Chủ tịch HĐNDTrần Văn Hùng
Bí thư Thành ủyTrần Văn Hùng
Địa lý Cẩm Phả
Tọa độ: 21°03′42″B 107°17′22″Đ / 21,06167°B 107,28944°Đ / 21.06167; 107.28944
Bản đồ thành phố Cẩm Phả
Cẩm Phả trên bản đồ Việt Nam
Cẩm Phả
Cẩm Phả
Vị trí thành phố Cẩm Phả trên bản đồ Việt Nam
Diện tích335,8 km²
Dân số (1/4/2019)
Tổng cộng155.800 người
Mật độ463 người/km²
Dân tộcChủ yếu là người Kinh
Khác
Mã hành chính195
Biển số xe14-U1
Websitecampha.quangninh.gov.vn

Nói về tên Cẩm Phả: Cẩm là đẹp, lộng lẫy. Phổ là rộng khắp (ngày nay có từ phổ biến, phổ cập). Cẩm Phổ là vùng đất rộng khắp tươi đẹp. Do 500 năm trước, quan quân nhà Mạc chạy loạn đến vùng này, thấy rộng đẹp quá nên thốt lên “Cẩm Phổ”. Lâu dần đọc chệch thành Cẩm Phả.

Địa lý Cẩm Phả

Thành phố Cẩm Phả nằm cách trung tâm thủ đô Hà Nội khoảng 200 km về phía đông bắc, cách thành phố Hạ Long khoảng 30 km, có vị trí địa lý:

Điều kiện tự nhiên

Cẩm Phả có diện tích tự nhiên 335,8 km², địa hình chủ yếu đồi núi. Đồi núi chiếm 55,4% diện tích, vùng trung du 16,29%, đồng bằng 15,01% và vùng biển chiếm 13,3%. Ngoài biển là hàng trăm hòn đảo nhỏ, phần lớn là đảo đá vôi. Nhiệt độ trung bình năm khoảng 23 °C, độ ẩm trung bình 84,6%, lượng mưa hàng năm 2.307 mm, mùa đông thường có sương mù.

Lịch sử Cẩm Phả

Đầu thế kỷ 19, Cẩm Phả là một xã thuộc tổng Hà Môn châu Tiên Yên. Năm 1831, vua Minh Mạng tách Cẩm Phả làm một tổng thuộc huyện Hoành Bồ, gồm 5 phố và 3 xã, trong đó 5 phố là Hạ Lâm, Núi Trọc, Ngã Hai, Mông Dương, Vạn Hoa và 3 xã gồm có Cẩm Phả, Đại Lộc, Quang Hanh.

Cẩm Phả: Địa lý, Lịch sử, Khí hậu 
Cảng than năm 1917

Năm 1884, Vua Tự Đức ký hiệp ước Patenotre công nhận sự bảo hộ của Pháp. Thay mặt triều đình nhà Nguyễn tổng đốc Tôn Thất Bật đã ký kết hiệp ước, bán vùng Đông Triều, Uông Bí, Hòn Gai, Cẩm Phả cho Pháp với giá 25 vạn đồng. Ngày 24 tháng 8 năm 1886, Bavieaupour thành lập công ty Pháp mỏ than Bắc Kỳ (Société Francais des Charbonnages du Tôn Kin) độc quyền chiếm đoạt và khai thác than vùng Hòn Gai, Cẩm Phả, Mông Dương. Năm 1888, Pháp cho tiến hành thăm dò khai thác than trên cơ sở những lò cũ của dân bản xứ là người Sán Dìu, Thanh Phán, Kinh, Tày, Hoa...

Năm 1936, Pháp lập châu Hà Tu bao gồm cả tổng Cẩm Phả và Hà Tu, tách khỏi Hoành Bồ trực thuộc tỉnh Quảng Yên.

Năm 1940, Pháp bỏ châu Hà Tu, lập châu Cẩm Phả bao gồm phía đông Hoành Bồ, phần lớn huyện Ba Chẽ và đảo Cái Bầu.

Ngày 27 tháng 9 năm 1945, chính quyền nhân dân hai thị xã Cẩm Phả, Cửa Ông được thành lập. Lúc này Cẩm Phả và Cửa Ông trực thuộc khu đặc biệt Hòn Gai.

Tháng 11 năm 1946, quân Pháp quay lại chiếm đóng. Trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp, hai thị xã Cẩm Phả, Cửa Ông hợp thành liên thị xã.

Tháng 12 năm 1948 Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa quyết định tách một phần thị xã Cẩm Phả để thành lập huyện Cẩm Phả (sau được đổi tên thành huyện Vân Đồn vào năm 1994).

Ngày 22 tháng 4 năm 1955, Pháp rút khỏi Cửa Ông, thị xã Cẩm Phả được hoàn toàn giải phóng.

Ngày 12 tháng 11 năm 1956, thị xã Cẩm Phả trực thuộc khu Hồng Quảng, gồm 7 phường: Cẩm Đông, Cẩm Sơn, Cẩm Tây, Cẩm Thạch, Cẩm Thành, Cẩm Thủy, Cẩm Trung; 3 thị trấn: Cọc 6, Cửa Ông, Mông Dương và 4 xã: Cẩm Bình, Quang Hanh, Thái Bình, Thắng Lợi.

Tháng 10 năm 1963, tỉnh Hải Ninh sáp nhập với khu Hồng Quảng thành tỉnh Quảng Ninh, thị xã Cẩm Phả trực thuộc tỉnh Quảng Ninh.

Ngày 26 tháng 9 năm 1966, sáp nhập xã Thắng Lợi thuộc thị xã Cẩm Phả vào huyện Cẩm Phả.

Ngày 16 tháng 1 năm 1979, chuyển xã Dương Huy thuộc huyện Hoành Bồ và xã Cộng Hòa của huyện Cẩm Phả về thị xã Cẩm Phả quản lý.

Ngày 10 tháng 9 năm 1981, chia thị trấn Mông Dương thành phường Mông Dương và xã Cẩm Hải; chuyển thị trấn Cửa Ông thành phường Cửa Ông; chuyển thị trấn Cọc 6 thành phường Cẩm Phú; chuyển xã Thái Bình thành phường Cẩm Thịnh..

Ngày 16 tháng 8 năm 2001, chuyển 2 xã Cẩm Bình và Quang Hanh thành 2 phường có tên tương ứng.

Ngày 6 tháng 1 năm 2005, Bộ Xây dựng ban hành Quyết định số 13/QĐ-BXD công nhận thị xã Cẩm Phả là đô thị loại III.

Ngày 21 tháng 2 năm 2012, thị xã Cẩm Phả chính thức trở thành thành phố Cẩm Phả.

Ngày 17 tháng 4 năm 2015, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 505/QĐ-TTg công nhận thành phố Cẩm Phả là đô thị loại II thuộc tỉnh Quảng Ninh.

Khí hậu Cẩm Phả

Dữ liệu khí hậu của Cẩm Phả (Cửa ông)
Tháng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Năm
Cao kỉ lục °C (°F) 30.7 30.8 33.5 34.8 36.8 38.8 37.1 38.0 35.4 34.1 32.3 30.0 38,8
Trung bình cao °C (°F) 19.7 19.8 21.6 26.0 30.4 31.7 32.1 31.8 28.7 28.2 24.8 21.3 26,7
Trung bình ngày, °C (°F) 15.4 15.9 18.8 22.8 26.6 28.1 28.5 27.8 26.8 24.3 20.7 17.2 22,8
Trung bình thấp, °C (°F) 13.3 14.1 16.8 20.7 24.0 25.5 25.8 25.0 23.9 21.5 18.0 14.6 20,3
Thấp kỉ lục, °C (°F) 4.6 4.7 6.0 11.1 16.8 17.9 20.9 20.5 16.6 13.3 8.2 5.0 4,6
Chỉ số phong hàn −1.3 −0.4 7.0 5.3 0.0 0.0 0.0 0.0 0.0 0.0 0.0 −1.4 −1,4
Giáng thủy mm (inch) 30
(1.18)
32
(1.26)
48
(1.89)
98
(3.86)
186
(7.32)
307
(12.09)
373
(14.69)
536
(21.1)
346
(13.62)
171
(6.73)
55
(2.17)
18
(0.71)
2.200
(86,61)
Độ ẩm 81.3 85.8 88.1 86.9 83.2 83.9 83.6 85.3 82.1 78.7 76.8 77.1 82,7
Số ngày giáng thủy TB 7.4 11.5 14.1 11.6 11.4 14.8 15.7 18.2 13.2 9.2 5.7 5.3 138,0
Số giờ nắng trung bình hàng tháng 49 50 49 107 140 161 190 160 186 189 154 122 1.557
Nguồn: Vietnam Institute for Building Science and Technology

Hành chính Cẩm Phả

Thành phố Cẩm Phả có 16 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc, bao gồm 13 phường: Cẩm Bình, Cẩm Đông, Cẩm Phú, Cẩm Sơn, Cẩm Tây, Cẩm Thạch, Cẩm Thành, Cẩm Thịnh, Cẩm Thủy, Cẩm Trung, Cửa Ông, Mông Dương, Quang Hanh và 3 xã: Cẩm Hải, Cộng Hòa, Dương Huy.

Danh sách các đơn vị hành chính trực thuộc thành phố Cẩm Phả
Tên Diện tích (km²) Dân số (người)
Phường (13)
Cẩm Bình 1,38 8.423
Cẩm Đông 6,95 10.483
Cẩm Phú 8,53 15.840
Cẩm Sơn 10,15 17.079
Cẩm Tây 4,88 7.426
Cẩm Thạch 4,31 12.999
Cẩm Thành 1,25 9.484
Cẩm Thịnh 5,87 9.759
Tên Diện tích (km²) Dân số (người)
Cẩm Thủy 2,68 12.049
Cẩm Trung 5,07 14.744
Cửa Ông 10,96 17.008
Mông Dương 114,46 15.566
Quang Hanh 51,35 17.427
Xã (3)
Cẩm Hải 14,64 1.327
Cộng Hòa 50,88 3.184
Dương Huy 46,77 3.207

Dân cư Cẩm Phả

Tính đến ngày 01 tháng 4 năm 2019, dân số tại thành phố Cẩm Phả có 155.800 người, với mật độ dân số đạt 463 người/km², dân số nam chiếm 53% dân số nữ chiếm 47%. Hầu hết dân số ở đây là người Kinh chiếm 95,2% dân số, còn lại đáng kể là người Sán Dìu với 3,9%, các dân tộc khác sống xen kẽ rải rác trong địa bàn toàn thành phố. Người Cẩm Phả phần lớn là công nhân ngành than, có nguồn gốc từ vùng đồng bằng Bắc Bộ.

Giao thông Cẩm Phả

Cẩm Phả: Địa lý, Lịch sử, Khí hậu 
Quốc lộ 18

Quốc lộ 18 từ thành phố Hạ Long qua đèo Bụt chạy suốt lòng thành phố đến cực đông là cầu Ba Chẽ và đường nội thành kéo dài từ phường Cẩm Thạch tới phường Cẩm Đông là tuyến đường song song trục giao thông chính của Cẩm Phả. Đường 326 thường gọi là đường 18B từ Ngã Hai đến Mông Dương chạy ở phía tây dài 25 km chủ yếu dùng cho lâm nghiệp và vận tải mỏ. Tuyến xe buýt 01 chạy xuyên suốt thành phố. Cẩm Phả cũng có đặc thu đường sắt để vận chuyển than rất riêng biệt. Cẩm Phả trước kia có bến phà Vần Đồn nhưng sau khi xây cầu Vân Đồn bến ngừng hoạt động. Cẩm Phả có cảng Cửa Ông phục vụ các tàu lớn chủ yếu là tàu than và các bến tàu nhỏ phục vụ cho du lịch, tham quan vịnh Bái Tử Long. Ngoài ra còn có tuyến đường cao tốc Hải Phòng – Hạ Long – Vân Đồn – Móng Cái đi qua đã được đưa vào khai thác.

Cẩm Phả: Địa lý, Lịch sử, Khí hậu 
Bóc rót than trên cảng

Kinh tế Cẩm Phả

Thành phố Cẩm Phả có rất nhiều tiềm năng về phát triển kinh tế như công nghiệp khai thác chế biến than, sản xuất vật liệu xây dựng, cơ khí, chế tạo thiết bị điện, máy mỏ, xe tải nặng, công nghiệp đóng tàu, thương mại dịch vụ, du lịch...Năm 2014, tốc độ tăng trưởng kinh tế trên 14%, thu ngân sách thành phố là trên 1000 tỷ đồng, thu nhập bình quân đầu người đạt 4.700 USD.

Cẩm Phả: Địa lý, Lịch sử, Khí hậu 
Nhà máy xi măng Cẩm Phả

Trữ lượng khoáng sản chủ yếu của Cẩm Phả là than đá, với tổng tiềm năng ước tính trên 3 tỷ tấn trong tổng số 8,4 tỷ tấn trữ lượng than của toàn tỉnh Quảng Ninh. Cẩm Phả có hệ thống đường sắt dùng chuyên chở than chạy dọc thành phố chở than đến Nhà máy Tuyển Than Cửa Ông Các mỏ than lớn như Cọc Sáu, Đèo Nai, Cao Sơn, Mông Dương, Khe Chàm, Dương Huy, Thống Nhất. Ngoài ra, các khoáng sản khác như antimon, đá vôi, nước khoáng đều là những tài nguyên quý hiếm. Vùng núi đá vôi ở Cẩm Phả là nguồn nguyên liệu dồi dào cho việc phát triển các ngành sản xuất xi măng, nhiệt điện và vật liệu xây dựng, với Nhà máy xi măng Cẩm Phả. Thành phố Cẩm Phả có nghề khai thác hải sản với hơn 50 km bờ biển, nhưng chủ yếu là đánh bắt trong bờ, sản lượng thấp.

Hiện nay thành phố đang triển khai đầu tư xây dựng khu đô thị Cẩm Bình nằm trên địa bàn phường Cẩm Bình.

Du lịch Cẩm Phả

Cẩm Phả là thành phố với nhiều cảnh thiên nhiên đẹp, Đền Cửa Ông hàng năm thường mở hội vào tháng Giêng, thu hút hàng vạn khách tham quan, chiêm bái. Động Hang Hanh có cửa vào từ vịnh đi thuyền suốt lòng núi chưa được khai thác. Khu đảo Vũng Đục có nhiều hang động thích hợp cho việc tham quan. Ngoài Hòn Hai, đảo Nêm trong vịnh Bái Tử Long đã hình thành một khu nghỉ ngơi của công nhân mỏ còn có đảo Rều, một cơ sở nuôi thả hàng nghìn con khỉ vừa là nguồn nguyên liệu cho y dược vừa là một địa chỉ tham quan rất hấp dẫn.Cẩm Phả còn có một số di tích và thắng cảnh nổi tiếng như đảo Thẻ Vàng, Hòn Hai, di tích Vũng Đục, động Hang Hanh...

Hạ tầng Cẩm Phả

Hình ảnh Cẩm Phả

Chú thích

Liên kết ngoài

Tags:

Địa lý Cẩm PhảLịch sử Cẩm PhảKhí hậu Cẩm PhảHành chính Cẩm PhảDân cư Cẩm PhảGiao thông Cẩm PhảKinh tế Cẩm PhảDu lịch Cẩm PhảHạ tầng Cẩm PhảHình ảnh Cẩm PhảCẩm PhảQuảng NinhThành phốTỉnhViệt NamĐông Bắc Bộ

🔥 Trending searches on Wiki Tiếng Việt:

Manchester City F.C.Danh sách quốc gia có vũ khí hạt nhânGiải bóng đá vô địch quốc gia ĐứcKim Bình MaiNguyễn DuĐại học Quốc gia Hà NộiTập đoàn FPTNick VujicicNgân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt NamTrần Hưng ĐạoDế Mèn phiêu lưu kýTruyện KiềuThánh địa Mỹ SơnĐắk NôngViệt Nam Cộng hòaTôi thấy hoa vàng trên cỏ xanhẤn ĐộHà NamDragon Ball – 7 viên ngọc rồngNguyễn Ngọc TưĐông Nam ÁKim Bình Mai (phim 2008)Lê Minh HưngVăn phòng Quốc hội (Việt Nam)Người một nhàTrần Quốc TỏNhà Hậu LêCác Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhấtChâu Nam CựcChiếc thuyền ngoài xaTrường Đại học Bách khoa, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí MinhNgô Sĩ LiênSố nguyên tốĐèo CảThạch LamĐường Thái TôngNhật BảnĐài Tiếng nói Việt NamMassage kích dụcLý Thường KiệtEuroThánh GióngPhân cấp hành chính Việt NamAcid aceticDương Văn Thái (chính khách)Lê Long ĐĩnhGia Cát LượngGoogleGiải vô địch bóng đá U-23 châu Á 2020Danh sách Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân trong Chiến dịch Điện Biên PhủHùng VươngDanh sách động từ bất quy tắc (tiếng Anh)Mặt TrăngNgã ba Đồng LộcCho tôi xin một vé đi tuổi thơDanh sách nhân vật trong Thám tử lừng danh ConanMặt TrờiBà Rịa – Vũng TàuChuyến đi cuối cùng của chị PhụngVăn hóa Việt NamĐịa đạo Củ ChiNho giáoTrần Quốc ToảnĐêm đầy saoBắc KinhCách mạng Công nghiệp lần thứ tưThích Nhất HạnhPhởMai vàngTrần Đại NghĩaTF EntertainmentLý Hiển LongĐiện BiênDanh sách ngân hàng tại Việt NamThác Bản GiốcHạnh phúcBảy mối tội đầu🡆 More