Quận 3: Quận nội thành thuộc Thành phố Hồ Chí Minh

Quận 3 là một quận nội thành nằm ở khu vực trung tâm Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam.

Quận được thành lập ngày 27 tháng 5 năm 1959, có các địa điểm nổi tiếng như Hồ Con Rùa, Nhà thờ Tân Định, Chợ Bàn Cờ, Bảo tàng Chứng tích chiến tranh, Nhà Thiếu nhi Thành phố Hồ Chí Minh,...

Quận 3
Quận
Quận 3: Địa lý, Hành chính, Lịch sử
Biểu trưng
Quận 3: Địa lý, Hành chính, Lịch sử
Hành chính Quận 3
Quốc giaQuận 3: Địa lý, Hành chính, Lịch sử Việt Nam
VùngĐông Nam Bộ
Thành phốThành phố Hồ Chí Minh
Trụ sở UBND99-99A Trần Quốc Thảo, phường Võ Thị Sáu
Phân chia hành chính12 phường
Thành lập27/5/1959
Đại biểu quốc hộiTrần Kim Yến

Nguyễn Sỹ Quang

Đỗ Đức Hiển
Tổ chức lãnh đạo
Chủ tịch UBNDVõ Văn Đức
Bí thư Quận ủyPhạm Thành Kiên
Địa lý Quận 3
Tọa độ: 10°46′48″B 106°40′46″Đ / 10,78°B 106,67944°Đ / 10.78000; 106.67944
Bản đồ Quận 3
Quận 3 trên bản đồ Thành phố Hồ Chí Minh
Quận 3
Quận 3
Vị trí Quận 3 trên bản đồ Thành phố Hồ Chí Minh
Quận 3 trên bản đồ Việt Nam
Quận 3
Quận 3
Vị trí Quận 3 trên bản đồ Việt Nam
Diện tích4,92 km²
Dân số (2022)
Tổng cộng220.375 người
Mật độ44.791 người/km²
Khác
Mã hành chính770
Biển số xe59-F1-F2-FA
Websitequan3.hochiminhcity.gov.vn

Quận 3 thuộc khu vực Sài Gòn – Bến Nghé trước đây, được Pháp thành lập từ năm 1920 và đến năm 1956 thì trở thành một phần Đô thành Sài Gòn của Việt Nam Cộng hòa.

Địa lý Quận 3

Quận 3: Địa lý, Hành chính, Lịch sử 
Vị trí Quận 3 trong nội thành
TP. Hồ Chí Minh

Quận 3 nằm ở trung tâm Thành phố Hồ Chí Minh, có vị trí địa lý:

Quận có diện tích 4,92 km², dân số năm 2019 là 190.375 người, mật độ dân số đạt 38.694 người/km².

Hành chính Quận 3

Quận 3 có 12 phường trực thuộc, bao gồm: 1, 2, 3, 4, 5, 9, 10, 11, 12, 13, 14 và Võ Thị Sáu.

Danh sách các đơn vị hành chính trực thuộc Quận 3
Tên Diện tích (km²) Dân số (người) Mật độ dân số
Phường (12)
Phường 1 0,15 13.701 91.340
Phường 2 0,15 11.295 75.300
Phường 3 0,16 10.412 65.075
Phường 4 0,31 18.355 59.210
Phường 5 0,25 14.214 56.856
Phường 9 0,60 26.900 44.833
Tên Diện tích (km²) Dân số (người) Mật độ dân số
Phường 10 0,16 9.132 57.075
Phường 11 0,47 22.641 48.172
Phường 12 0,16 12.159 75.994
Phường 13 0,16 6.906 43.163
Phường 14 0,31 16.301 59.884
Võ Thị Sáu 2,2 35.912 16.319

Lịch sử Quận 3

Thời Pháp thuộc

Sau khi chiếm ba tỉnh miền Đông Nam Kỳ, theo nghị định của Thống đốc Nam Kỳ, ngày 12 tháng 4 năm 1861, chính quyền Pháp thành lập thành phố Sài Gòn, trên địa bàn một số thôn của hai tổng: Bình Trị Thượng và Bình Trị Trung thuộc huyện Bình Dương, phủ Tân Bình, tỉnh Gia Định. Địa giới hành chính lúc đầu của thành phố Sài Gòn chỉ gồm một phần của hai quận: Quận 1 và Quận 3 hiện nay. Tháng 1 năm 1877, Tổng thống Pháp công nhận thành phố Sài Gòn là thành phố loại I, đứng đầu là viên Đốc lý do Toàn quyền Đông Dương bổ nhiệm.

Đến tháng 9 năm 1889, thành phố Sài Gòn được chia thành hai quận cảnh sát (arrondissement policier): Quận 1 và Quận 2, đứng đầu mỗi quận cảnh sát là vị Quận trưởng cảnh sát (Commissaire). Tháng 12 năm 1920, lập thêm Quận 3.

Ngày 27 tháng 4 năm 1931, Tổng thống Pháp ký sắc lệnh hợp nhất thành phố Sài Gòn và thành phố Chợ Lớn thành một đơn vị hành chính mới gọi là Khu (một số tài liệu gọi là "Địa phương") Sài Gòn - Chợ Lớn (Région Saigon - Cholon ou Région de Saigon - Cholon). Quận 3 thuộc Khu Sài Gòn - Chợ Lớn.

Ngày 30 tháng 6 năm 1951, Thủ tướng chính quyền Quốc gia Việt Nam ký sắc lệnh số 311-cab/SG đổi tên Khu Sài Gòn - Chợ Lớn thành Đô thành Sài Gòn - Chợ Lớn. Lúc này, Quận 3 thuộc Đô thành Sài Gòn - Chợ Lớn.

Thời Việt Nam Cộng hòa

Theo sắc lệnh số 143/NV ngày 22 tháng 10 năm 1956 của Tổng thống Việt Nam Cộng hòa Ngô Đình Diệm, Đô thành Sài Gòn - Chợ Lớn đổi tên thành Đô thành Sài Gòn. Khi đó, Quận 3 lại thuộc Đô thành Sài Gòn.

Ngày 27 tháng 3 năm 1959, Tổng thống Việt Nam Cộng hòa ban hành Nghị định số 110-NV về việc phân chia 6 quận đang có thành 8 quận mới: Nhứt, Nhì, 3, Tư, 5, 6, 7 và 8 (trừ 3 quận: Nhứt, Nhì, 3 giữ nguyên, các quận còn lại đều đổi tên và thay đổi địa giới hành chính). Lúc này, Quận 3 trùng với địa giới Quận 3 cũ, có 5 phường: Bàn Cờ, Chí Hòa, Đài Chiến Sĩ, Trương Minh Giảng, Yên Đổ.

Năm 1962, Quận 3 giải thể phường Đài Chiến Sĩ; lập mới 6 phường: Cộng Hòa, Cư xá Đô Thành, Hiền Vương, Lê Văn Duyệt, Phan Đình Phùng và Phan Thanh Giản. Như thế lúc này quận có 10 phường.

Năm 1969, tách 2 phường Chí Hòa và Phan Thanh Giản để lập mới quận 10, như thế Quận 3 còn 8 phường.

Năm 1974, lập thêm phường Trần Quang Diệu tại Quận 3. Cho đến ngày 29 tháng 4 năm 1975, Quận 3 gồm 9 phường: Cộng Hòa, Cư xá Đô Thành, Bàn Cờ, Hiền Vương, Lê Văn Duyệt, Phan Đình Phùng, Trần Quang Diệu, Trương Minh Giảng, Yên Đổ.

Từ năm 1975 đến nay

Sau khi Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa Miền Nam Việt Nam tiếp quản Đô thành Sài Gòn và các vùng lân cận vào ngày 30 tháng 4 năm 1975, ngày 3 tháng 5 năm 1975, thành phố Sài Gòn - Gia Định được thành lập. Lúc này, Quận 3 thuộc Thành phố Sài Gòn-Gia Định cho đến tháng 7 năm 1976.

Ngày 20 tháng 5 năm 1976, tổ chức hành chính thành phố Sài Gòn-Gia Định được sắp xếp lần 2 (theo quyết định số 301/UB ngày 20 tháng 5 năm 1976 của Ủy ban nhân dân Cách mạng thành phố Sài Gòn - Gia Định). Theo đó, vẫn giữ nguyên Quận 3 cũ có từ trước đó. Lúc này, các phường cũ đều giải thể, lập các phường mới có diện tích, dân số nhỏ hơn và mang tên số. Quận 3 có 25 phường và được đánh số từ 1 đến 25.

Ngày 2 tháng 7 năm 1976, Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá VI, kỳ họp thứ 1 chính thức đổi tên thành phố Sài Gòn - Gia Định thành Thành phố Hồ Chí Minh. Quận 3 trở thành quận trực thuộc thành phố Hồ Chí Minh.

Ngày 12 tháng 9 năm 1981, giải thể 3 phường: 2, 4 và 6, địa bàn 3 phường giải thể nhập vào các phường kế cận với số lượng phường trực thuộc còn 22.

Ngày 26 tháng 8 năm 1982, theo Quyết định số 147-HĐBT của Hội đồng Bộ trưởng về việc giải thể 2 phường: 16 và 18, địa bàn 2 phường giải thể để sáp nhập vào các phường kế cận với số phường trực thuộc còn 20:

  • Giải thể Phường 16 để sáp nhập vào Phường 15 và Phường 17.
  • Giải thể Phường 18 để sáp nhập vào Phường 21.

Ngày 17 tháng 9 năm 1988, ngoài Phường 1 và Phường 3 không thay đổi, giải thể 18 phường còn lại và thay thế bằng 12 phường mang tên số mới: 2, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13 và 14.

Ngày 9 tháng 12 năm 2020, Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành Nghị quyết 1111/NQ-UBTVQH14 (nghị quyết có hiệu lực từ ngày 1 tháng 1 năm 2021). Theo đó, sáp nhập Phường 6, Phường 7 và Phường 8 thành Phường Võ Thị Sáu.

Quận 3 có 12 phường như hiện nay.

Thông tin thêm về các phường

Quận 3: Địa lý, Hành chính, Lịch sử 
Ngã sáu Cộng Hòa
  • Phường Cộng Hòa cũ: Phường 1 và một phần Phường 2 hiện nay
  • Phường Phan Đình Phùng cũ: Phường 5 và một phần Phường 2 hiện nay
  • Phường Bàn Cờ cũ: Phường 3 hiện nay
  • Phường Cư Xá Đô Thành cũ: Phường 4 hiện nay
  • Phường Hiền Vương (Đài Chiến Sĩ) cũ: một phần Phường Võ Thị Sáu hiện nay
  • Phường Yên Đổ cũ: phường 9 và một phần Phường Võ Thị Sáu hiện nay
  • Phường Lê Văn Duyệt cũ: các Phường 10 và 11 hiện nay
  • Phường Trương Minh Giảng cũ: các Phường 12 và 13 hiện nay
  • Phường Trần Quang Diệu cũ: Phường 14 hiện nay.

Giáo dục Quận 3

Cơ sở giáo dục đại học

Quận 3 cũng là nơi có cơ sở của một số đại học, trường đại học và học viện:

Tên trường Địa chỉ Ghi chú
Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh 59C Nguyễn Đình Chiểu, P. Võ Thị Sáu Trụ sở chính (cơ sở A)
17 Phạm Ngọc Thạch, P. Võ Thị Sáu Cơ sở I
232/6 Võ Thị Sáu, P. Võ Thị Sáu Cơ sở V
Học viện Cán bộ Thành phố Hồ Chí Minh 146 Võ Thị Sáu, P. Võ Thị Sáu Cơ sở 2
Trường Đại học Kiến trúc Thành phố Hồ Chí Minh 196 Pasteur, P. Võ Thị Sáu Trụ sở chính
134 Nguyễn Đình Chiểu, P. Võ Thị Sáu
Trường Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh 97 Võ Văn Tần, P. Võ Thị Sáu Trụ sở chính
Trường Đại học Sài Gòn 105 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu Cơ sở 1
20 Ngô Thời Nhiệm, P. Võ Thị Sáu Cơ sở 3
Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh 222 Lê Văn Sỹ, Phường 14
Trường Đại học Văn Hiến 665–667–669 Điện Biên Phủ, Phường 1 Cơ sở myU

Các trường THPT

Tên trường Địa chỉ
Phân hiệu THPT Lê Thị Hồng Gấm 147 Pasteur, P. Võ Thị Sáu
Trung tâm Giáo dục Quận 3 nghề nghiệp - Giáo dục Quận 3 thường xuyên Quận 3 204 Lý Chính Thắng, Phường 9
Trường THPT Lê Quý Đôn 110 Nguyễn Thị Minh Khai, P. Võ Thị Sáu
Trường THPT Marie Curie 159 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, P. Võ Thị Sáu
Trường THPT Nguyễn Thị Diệu 12 Trần Quốc Toản, P. Võ Thị Sáu
Trường THPT Nguyễn Thị Minh Khai 275 Điện Biên Phủ, P. Võ Thị Sáu
Quận 3: Địa lý, Hành chính, Lịch sử 
Đầu cầu Công Lý trên đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa

Y tế Quận 3

Quận 3 là nơi có cơ sở của một số bệnh viện lớn:

Tên bệnh viện Địa chỉ Ghi chú
Bệnh viện Bình Dân 371 Điện Biên Phủ, Phường 4 Trụ sở chính
Bệnh viện Da Liễu Thành phố Hồ Chí Minh 2 Nguyễn Thông, P. Võ Thị Sáu
Bệnh viện Giao thông Quận 3 vận tải Thành phố Hồ Chí Minh 72/3 Trần Quốc Toản, P. Võ Thị Sáu Trụ sở chính
136 Cách Mạng Tháng Tám, Phường 10 Phòng khám đa khoa
Bệnh viện Mắt Prima Sài Gòn 27 Kỳ Đồng, Phường 9
Bệnh Viện Mắt Thành phố Hồ Chí Minh 280 Điện Biên Phủ, P. Võ Thị Sáu
Bệnh viện Tai Mũi Họng Thành phố Hồ Chí Minh 153–155–157 Trần Quốc Thảo, Phường 9
Bệnh viện Y học cổ truyền Thành phố Hồ Chí Minh 179 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, P. Võ Thị Sáu Trụ sở chính

Văn hóa - du lịch Quận 3

Quận 3: Địa lý, Hành chính, Lịch sử 
Trụ sở UBND cũ, nay là Nhà Thiếu nhi Quận 3

Quận 3 là nơi tập trung các biệt thự thời Pháp thuộc và là quận có mật độ cây xanh cao. Ga Sài Gòn, chùa Vĩnh Nghiêm, chùa Xá Lợi cũng nằm tại Quận 3.

Du lịch

Quận 3 là một trong các khu vực trung tâm của Thành phố Hồ Chí Minh, tập trung nhiều địa điểm du lịch và vui chơi nổi tiếng. Với hệ thống đường song song được quy hoạch hợp lý, mặc dù đa số các trục đường chính của Quận 3 là đường một chiều, khách du lịch vẫn có thể dễ dàng khám phá khu vực này khi di chuyển từ các quận lân cận như Quận 1, quận Bình Thạnh, Quận 10, Quận 5.

Di tích lịch sử

Tên di tích Địa chỉ
Hồ Con Rùa 1 Công trường Quốc Tế, P. Võ Thị Sáu
Cơ sở Ban Tuyên huấn Xứ ủy Nam Bộ 51/40/14 Cao Thắng, Phường 3

Bảo tàng

Tên bảo tàng Địa chỉ
Bảo tàng Chứng tích chiến tranh 28 Võ Văn Tần, P. Võ Thị Sáu
Bảo tàng Phụ nữ Nam Bộ 202 Võ Thị Sáu, P. Võ Thị Sáu

Nhà thờ

Tên nhà thờ Địa chỉ
Nhà thờ Dòng Chúa cứu thế Sài Gòn (Nhà thờ Kỳ Đồng) 38 Kỳ Đồng, Phường 9
Nhà thờ Tân Định 289 Hai Bà Trưng, Phường Võ Thị Sáu

Đền chùa

Tên đền chùa Địa chỉ
Chùa Chantarangsay (Chùa Khmer) 164/235 Trần Quốc Thảo, Phường 14
Chùa Pháp Hoa 220A Lê Văn Sỹ, Phường 14
Chùa Vĩnh Nghiêm 339 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, P. Võ Thị Sáu
Chùa Xá Lợi 89 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu

Khu vui chơi

Tên Địa chỉ
Nhà Thiếu nhi Quận 3 185 Cách Mạng Tháng Tám, Phường 4
Nhà Thiếu nhi Thành phố Hồ Chí Minh 169 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, P. Võ Thị Sáu

Giao thông Quận 3

Quận 3 có những con đường lớn như: Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Lý Chính Thắng, Nguyễn Đình Chiểu, Nguyễn Thị Minh Khai, Bà Huyện Thanh Quan, Lê Văn Sỹ, Hai Bà Trưng, Điện Biên Phủ,... Đặc biệt, trục đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa - Nguyễn Văn Trỗi (Phú Nhuận) còn được gọi là "con đường ngoại giao" vì nối sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất với dinh Độc Lập - một tòa nhà mang tính lịch sử của Thành phố Hồ Chí Minh. Quận 3, Quận 1 và Quận 5 là ba quận còn mang những nét đặc trưng nhất của trung tâm đô thành Sài Gòn xưa.

Đường phố

Tên đường của Quận 3 trước và sau năm 1975

Hệ thống đường sắt đô thị

Tuyến số 2 (Đang xây dựng): (Quận 1) ← Ga Dân Chủ - Ga Hòa Hưng - Ga Lê Thị Riêng → (Quận Tân Bình)

Tổng lãnh sự quán các nước tại Quận 3

Quốc gia Địa chỉ
Quận 3: Địa lý, Hành chính, Lịch sử  Nga 40 Bà Huyện Thanh Quan, phường Võ Thị Sáu
Quận 3: Địa lý, Hành chính, Lịch sử  Nhật Bản 261 Điện Biên Phủ, phường Võ Thị Sáu
Quận 3: Địa lý, Hành chính, Lịch sử  Trung Quốc 175 Hai Bà Trưng, phường Võ Thị Sáu
Quận 3: Địa lý, Hành chính, Lịch sử  Bồ Đào Nha 151 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, phường Võ Thị Sáu
Quận 3: Địa lý, Hành chính, Lịch sử  Ấn Độ 214 Võ Thị Sáu, phường Võ Thị Sáu
Quận 3: Địa lý, Hành chính, Lịch sử  Nam Phi 80 Võ Văn Tần, phường Võ Thị Sáu
Quận 3: Địa lý, Hành chính, Lịch sử  Palau 149 Võ Văn Tần, phường Võ Thị Sáu
Quận 3: Địa lý, Hành chính, Lịch sử  Thái Lan 77 Trần Quốc Thảo, phường Võ Thị Sáu
Quận 3: Địa lý, Hành chính, Lịch sử  Romania 56/4 Nguyễn Thông, phường 9
Quận 3: Địa lý, Hành chính, Lịch sử  Síp 149B Trương Định, phường 9

Chú thích

Tags:

Địa lý Quận 3Hành chính Quận 3Lịch sử Quận 3Giáo dục Quận 3Y tế Quận 3Văn hóa - du lịch Quận 3Giao thông Quận 3Tổng lãnh sự quán các nước tại Quận 3Quận 3195927 tháng 5Bảo tàng Chứng tích chiến tranhHồ Con RùaNhà thờ Tân ĐịnhQuận (Việt Nam)Thành phố Hồ Chí MinhViệt Nam

🔥 Trending searches on Wiki Tiếng Việt:

Phil FodenRonaldo (cầu thủ bóng đá Brasil)Thời bao cấpMassage kích dụcThổ Nhĩ KỳLiverpool F.C.Đào, phở và pianoĐội tuyển bóng đá quốc gia Việt NamChuỗi thức ănTài xỉuHồn Trương Ba, da hàng thịtLa NiñaDanh sách trận chung kết Cúp C1 châu Âu và UEFA Champions LeagueẢ Rập Xê ÚtJustin KluivertBộ luật Hồng ĐứcĐắk NôngQuốc gia Việt NamQuốc kỳ Việt NamANgô QuyềnHán Vũ ĐếĐỗ Hữu CaBorussia DortmundGoogle DịchĐồng bằng sông Cửu LongTranh chấp chủ quyền Biển ĐôngHệ Mặt TrờiDark webLê Đức AnhHoàng Thái CựcTô Vĩnh DiệnĐịch Lệ Nhiệt BaChương Nhược NamMã QRMinh Tuyên TôngQuân hàm Quân đội nhân dân Việt NamLương CườngCách mạng Tháng TámĐinh Văn NơiLong AnThảm sát Mỹ LaiKiên GiangPhim khiêu dâmToán họcPhan Văn GiangTắt đènDanh sách biện pháp tu từHoa KỳNguyễn Bỉnh KhiêmNăm điều răn của Hội ThánhTết Hàn thựcTôn giáo tại Việt NamHKT (nhóm nhạc)Bình PhướcÝ thức (triết học)TwitterMao Trạch ĐôngLê Quốc HùngIllit (nhóm nhạc)Người đồng tính nữSông Cửu LongLa LigaNhư Ý truyệnQuy tắc chia hếtDân số thế giớiĐài Á Châu Tự DoBộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt NamLGBTPGiỗ Tổ Hùng VươngTình yêuVăn hóaTiền GiangNgười Hoa (Việt Nam)Kinh thành HuếVincent van GoghQuân khu 1, Quân đội nhân dân Việt Nam🡆 More