Cẩm Giàng: Huyện thuộc tỉnh Hải Dương

Cẩm Giàng (錦江) là một huyện thuộc tỉnh Hải Dương, Việt Nam.

Cẩm Giàng
Huyện
Huyện Cẩm Giàng
Cẩm Giàng: Địa lý, Hành chính, Lịch sử
Một góc thị trấn Lai Cách, thị trấn huyện lỵ huyện Cẩm Giàng
Hành chính Cẩm Giàng
Quốc giaCẩm Giàng: Địa lý, Hành chính, Lịch sử Việt Nam
VùngĐồng bằng sông Hồng
TỉnhHải Dương
Huyện lỵthị trấn Lai Cách
Phân chia hành chính2 thị trấn, 15 xã
Tổ chức lãnh đạo
Chủ tịch UBNDTrịnh Ngọc Thành
Chủ tịch HĐNDVũ Hồng Khiêm
Địa lý Cẩm Giàng
Tọa độ: 20°56′7″B 106°15′24″Đ / 20,93528°B 106,25667°Đ / 20.93528; 106.25667
Bản đồ huyện Cẩm Giàng
Cẩm Giàng trên bản đồ Việt Nam
Cẩm Giàng
Cẩm Giàng
Vị trí huyện Cẩm Giàng trên bản đồ Việt Nam
Diện tích108,95 km²
Dân số
Tổng cộng158.859 người
Mật độ1.237,9 người/km²
Dân tộcChủ yếu là Kinh
Khác
Mã hành chính295
Biển số xe34-H1
Websitecamgiang.haiduong.gov.vn

Địa lý Cẩm Giàng

Huyện Cẩm Giàng nằm ở phía tây của tỉnh Hải Dương, nằm cách thành phố Hải Dương khoảng 7 km, cách trung tâm thủ đô Hà Nội khoảng 48 km, có vị trí địa lý:

Hành chính Cẩm Giàng

Huyện Cẩm Giàng có 17 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc, bao gồm 2 thị trấn: Lai Cách (huyện lỵ), Cẩm Giang và 15 xã: Cẩm Điền, Cẩm Đoài, Cẩm Đông, Cẩm Hoàng, Cẩm Hưng, Cẩm Phúc, Cẩm Văn, Cẩm Vũ, Cao An, Định Sơn, Đức Chính, Lương Điền, Ngọc Liên, Tân Trường, Thạch Lỗi.

Lịch sử Cẩm Giàng

Cẩm Giàng là một trong những huyện lâu đời nhất của tỉnh Hải Dương. Ban đầu tên của huyện vốn là Cẩm Giang, sau lại kiêng húy của Uy Nam vương Trịnh Giang nên đọc chệch âm là Cẩm Giàng.

Năm 1968, tỉnh Hải Dương sáp nhập với tỉnh Hưng Yên thành tỉnh Hải Hưng, huyện Cẩm Giàng thuộc tỉnh Hải Hưng.

Ngày 11 tháng 3 năm 1974, giải thể xã Cẩm Sơn cũ (nằm ngoài đê sông Thái Bình), địa bàn sáp nhập vào xã Thái Tân (huyện Nam Sách) và hai xã Đức Chính, Cẩm Vân (huyện Cẩm Giàng); thành lập xã Cẩm Sơn mới (nằm trong đê) trên cơ sở một phần diện tích và dân số của các xã Cẩm Hoàng, Cẩm Định, Kim Giang, Tân Trường, Thạch Lỗi.

Ngày 11 tháng 3 năm 1977, huyện Cẩm Giàng sáp nhập với huyện Bình Giang thành huyện Cẩm Bình.

Ngày 6 tháng 11 năm 1996, huyện Cẩm Bình thuộc tỉnh Hải Dương vừa được tái lập.

Ngày 17 tháng 2 năm 1997, huyện Cẩm Giàng được tái lập từ huyện Cẩm Bình cũ. Khi mới tách ra, huyện Cẩm Giàng có thị trấn Cẩm Giàng và 18 xã: Cẩm Điền, Cẩm Định, Cẩm Đoài, Cẩm Đông, Cẩm Hoàng, Cẩm Hưng, Cẩm Phúc, Cẩm Sơn, Cẩm Văn, Cẩm Vũ, Cao An, Đức Chính, Kim Giang, Lai Cách, Lương Điền, Ngọc Liên, Tân Trường, Thạch Lỗi. Tuy nhiên, thị trấn Cẩm Giàng không phải là huyện lỵ huyện Cẩm Giàng, các cơ quan hành chính huyện đóng tại xã Lai Cách.

Ngày 24 tháng 9 năm 1998, thành lập thị trấn Lai Cách - thị trấn huyện lị huyện Cẩm Giàng - trên cơ sở toàn bộ diện tích tự nhiên và dân số của xã Lai Cách.

Ngày 16 tháng 10 năm 2019, Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành Nghị quyết số 788/NQ-UBTVQH14 về việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã thuộc tỉnh Hải Dương (nghị quyết có hiệu lực từ ngày 1 tháng 12 năm 2019). Theo đó:

  • Hợp nhất xã Kim Giang và thị trấn Cẩm Giàng thành thị trấn Cẩm Giang
  • Hợp nhất hai xã Cẩm Định và Cẩm Sơn thành xã Định Sơn.

Sau khi sắp xếp, huyện Cẩm Giàng có 2 thị trấn và 15 xã như hiện nay.

Kinh tế Cẩm Giàng

Huyện Cẩm Giàng có vị trí địa lý, giao thông thuận lợi (quốc lộ 5A và đường sắt Hà Nội - Hải Phòng chạy qua) để phát triển kinh tế. Có tiềm năng phát triển nông nghiệp với nhiều nông sản (lúa đặc sản, hành tây, dưa chuột, cà rốt, ớt, cà chua...). Huyện có các khu công nghiệp như: Phúc Điền, Tân Trường, Đại An và có một số nhà máy lớn như Công ty giày Cẩm Bình, Nhà máy lắp ráp ôtô Ford, Công ty may Venture, Công ty chế biến rau quả thực phẩm Vạn Đắc Phúc,...

Nghề truyền thống: chạm khắc gỗ mỹ nghệ Đông Giao, rượu Phú Lộc, giết mổ trâu bò Văn Thai, xay xát gạo...

Hiện nay huyện Cẩm Giàng đang triển khai đầu tư xây dựng khu đô thị TNR Star Tân Trường nằm trên địa bàn xã Tân Trường.

Cẩm Giàng là huyện có nhiều lợi thế để phát triển với vị trí chỉ cách thủ đô hơn 20 km.

Di tích lịch sử Cẩm Giàng

Cẩm Giàng có nhiều di tích về lịch sử, văn hóa, nghệ thuật có giá trị quý theo dòng thời gian. Huyện có tới 2 di tích cấp quốc gia đặc biệt là Văn miếu Mao Điền, cụm di tích đền Xưa - đền Bia - chùa Giám. Tiêu biểu một số di tích:

Làng nghề Cẩm Giàng

Các làng nghề, làng có nghề, công việc, nghề phụ tại các địa phương trong huyện như:

  • Nghề nấu rượu ở thôn Phú Lộc (Cẩm Vũ)
  • Giết mổ gia súc ở Văn Thai (Cẩm Văn)
  • Làng mộc chạm khắc Bến Đông Giao (Lương Điền)
  • Làm bột lọc ở thôn Quý Dương (Tân Trường)
  • Trồng và muối dưa kiệu (Ngọc Liên)
  • Nghề mộc, chạm khắc Ngọc Quyết (Ngọc Liên)
  • Nghề làm nón ở thôn Nghĩa Phú (Cẩm Vũ)
  • Một số làm nghề sắt vụn ở Tràng Kênh (thị trấn Cẩm Giang)
  • Nghề mộc, chạm khắc ở Đông Giao (Lương Điền)
  • Nghề mộc ở thôn Lê Xá (Cẩm Phúc)
  • Cà rốt (Đức Chính)
  • Thợ mộc, nề, lao động, chăn nuôi, lao động ngoài nước...

Giao thông Cẩm Giàng

Cẩm Giàng nằm ở gần giữa hai thành phố là Hà Nội và Hải Phòng có hệ thống giao thông khá thuận lợi. Huyện lỵ cách trung tâm thành phố Hà Nội 48 km về phía đông và cách trung tâm thành phố Hải Dương 7 km về phía tây theo quốc lộ 5A. Một số đường giao thông chính:

- Đường bộ: Quốc lộ 5 (qua các xã, thị trấn Cẩm Điền, Cẩm Phúc, Tân Trường, Lai Cách và đi qua các khu dân cư chính như Mao, Ghẽ, Lai Cách), tuyến đường đi qua huyện có cầu Ghẽ là cây cầu vượt sông tại lý trình km39 + 831; Quốc lộ 38 (qua các xã Cẩm Hưng, Ngọc Liên, Lương Điền). Ngoài ra còn có các trục đường tỉnh, huyện lộ như 394, 394B, 394C, 5B...

- Đường sắt: Tuyến đường sắt Hà Nội - Hải Phòng chạy qua với ga Cẩm Giàng và ga Cao Xá.

- Đường sông: một phần hữu ngạn sông Thái Bình thuộc các xã Cẩm Văn, Đức Chính.

Tham khảo

Món ăn đặc sản: Mướp đắng chấm mắm tôm

Tags:

Địa lý Cẩm GiàngHành chính Cẩm GiàngLịch sử Cẩm GiàngKinh tế Cẩm GiàngDi tích lịch sử Cẩm GiàngLàng nghề Cẩm GiàngGiao thông Cẩm GiàngCẩm GiàngHuyệnHải DươngTỉnhViệt Nam

🔥 Trending searches on Wiki Tiếng Việt:

Vương Đình HuệMai (phim)Vụ án Lê Văn LuyệnQuân khu 7, Quân đội nhân dân Việt NamRKim ĐồngQuần thể danh thắng Tràng AnTuyên ngôn độc lập (Việt Nam Dân chủ Cộng hòa)Họ người Việt NamTư tưởng Hồ Chí MinhTượng Nữ thần Tự doNhà Hậu Lê69 (tư thế tình dục)Nhật Kim AnhTrịnh Công SơnBậc dinh dưỡngDuyên hải Nam Trung BộThành nhà HồTrần Nhân TôngVõ Thị SáuTừ Hi Thái hậuThanh tra Bộ Công an (Việt Nam)MiduPhố cổ Hội AnLê Minh HưngĐộ (nhiệt độ)Bùi Văn CườngHồ Hoàn KiếmẢ Rập Xê ÚtBộ Tư lệnh Cảnh sát Cơ động (Việt Nam)Thích Nhất HạnhUng ChínhViễn PhươngJude BellinghamĐại dươngHứa Quang HánTrương Mỹ HoaDanh sách trận chung kết Cúp C1 châu Âu và UEFA Champions LeagueNewJeansBảng xếp hạng bóng đá nam FIFAVõ Văn KiệtĐội tuyển bóng đá trong nhà quốc gia Việt NamVũ Đức ĐamHoa xuân caChủ nghĩa cộng sảnChữ NômLong AnTín ngưỡng thờ Mẫu Việt NamCác Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhấtNhà HánThừa Thiên HuếThời bao cấpĐài Truyền hình Kỹ thuật số VTCTư Mã ÝBình ĐịnhNgày Quốc tế Lao độngTrần Quốc VượngĐiện BiênCho tôi xin một vé đi tuổi thơBảng chữ cái tiếng AnhBầu cử tổng thống Hoa Kỳ 2024Chu Vĩnh KhangLê Thái TổChiến tranh biên giới Việt Nam – CampuchiaHàn QuốcMắt biếc (phim)UkrainaAlbert EinsteinDanh sách Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân trong Chiến dịch Điện Biên PhủQuan hệ tình dụcĐiện Biên PhủCạnh tranh giữa Arsenal F.C. và Chelsea F.C.Danh sách quốc gia và vùng lãnh thổ châu ÁThích-ca Mâu-niLịch sửFC Bayern MünchenNguyễn Văn Long🡆 More