Heo Nhà

Lợn nhà (theo phương ngữ Miền Bắc) hay heo nhà (theo phương ngữ Miền Trung, Miền Nam) là một giống loài được thuần hóa từ loài lợn rừng, được chăn nuôi để cung cấp thịt.

Hầu hết lợn nhà có lớp lông mỏng trên bề mặt da. Lợn nhà thường được cho rằng là một phân loài từ tổ tiên hoang dã của chúng là lợn rừng, trong trường hợp này chúng được đặt tên sinh học là Sus scrofa domesticus. Một số nhà phân loại học cho rằng lợn nhà là một loài riêng và gọi tên chúng là Sus domesticus, và lợn rừng là S. scrofa. Lợn rừng đã quần hợp với con người cách đây 13.000–12.700 năm. Những con lợn nhà thoát khỏi nơi nuôi dưỡng đã trở về với cuộc sống hoang dã ở một số nơi trên thế giới (ví dụ, New Zealand) và gây ra một số hiểm họa môi trường như là loài gây hại.

Heo nhà
Heo Nhà
Lợn bạch
Tình trạng bảo tồn
Đã thuần hóa
Phân loại Heo Nhà khoa học
Giới (regnum)Animalia
Ngành (phylum)Chordata
Lớp (class)Mammalia
Bộ (ordo)Artiodactyla
Họ (familia)Suidae
Chi (genus)Sus
Loài (species)S. scrofa
Linnaeus, 1758
Phân loài (subspecies)S. s. domesticus
Danh pháp ba phần
Sus scrofa domesticus
Erxleben, 1777
Danh pháp đồng nghĩa
  • Sus scrofa domestica
    Erxleben, 1777
  • Sus domesticus Erxleben, 1777
  • Sus domestica Erxleben, 1777

Phân loại Heo Nhà

Lợn thuần hóa hầu hết được xem là một phân loài của loài tổ tiên hoang dã của chúng, Sus scrofa theo Carl Linnaeus năm 1758, nên trong trường hợp này nó có tên chính thức là Sus scrofa domesticus.  Năm 1777, Johann Christian Polycarp Erxleben xếp lợn thuần hóa là một loài độc lập với loài hoang dã, và được đặt tên là Sus domesticus, hiện vẫn được một số nhà phân loại học sử dụng. 

Nguồn gốc Heo Nhà

Heo Nhà 
Hai con heo đang ủi đất kiếm ăn, ủi vục mõm để tìm thức ăn là tập tính thường thấy của lợn

Dấu hiệu khảo cổ cho thấy lợn (heo) được thuần hóa từ loài hoang dã từ rất sớm vào khoảng 13.000–12.700 TCN ở Cận Đông trong thung lũng Tigris được quản lý ở dạng hoang dã theo cách tương tự chúng được người New Guine chăn hiện nay. Các loài lợn (heo) khác đã được xác định sớm hơn 11.400 TCN ở Síp, chúng phải được du nhập từ đất liền tức là chúng được thuần hóa trong đất liền. Cũng có sự thuần hóa riêng biệt ở Trung Quốc diễn ra cách nay 8000 năm.

Trước đây, các nhà khảo cổ học dựa vào những di chỉ khảo cổ (chủ yếu là xương sọ) đã cho rằng lợn được thuần hóa vào khoảng 9000 năm về trước ở vùng mà ngày nay thuộc miền Đông Thổ Nhĩ Kỳ hoặc cùng khoảng thời gian này tại Trung Quốc.

Nhưng theo một nghiên cứu được tiến hành với sự hợp tác giữa các nhà di truyền học Mỹ và Thụy Điển, trong đó phân tích xu hướng phân bố và đồng dạng DNA của các giống lợn (700 con) trên thế giới, tổ tiên của lợn ngày nay được xác định là lợn rừng và quê hương của lợn rừng nguyên thủy này chính là vùng Đông Nam Á ngày nay. Sau khi được thuần hóa ở Đông Nam Á, lợn theo con người đến các vùng khác của lục địa Á Âu (Eurasia) và ra các đảo Thái Bình Dương. Lợn được tiếp tục thuần hóa nhiều lần ở nhiều vùng tại Trung Quốc, vùng Cận Đông và châu Âu.

Một nghiên cứu di truyền đã phân tích DNA của các giống lợn thuộc các hải đảo Thái Bình Dương và đặc biệt là lợn không lông ở Vanuatu, các nhà nghiên cứu Úc và Mỹ khẳng định rằng lợn tại các hải đảo này cũng xuất phát và được thuần hóa từ lục địa Đông Nam Á (đặc biệt là từ Việt Nam) khoảng 3000 năm trước đây. Sau đó, chúng theo con người "di cư" ra khỏi lục địa và đến các hải đảo như VanuatuLưu Cầu. Ngoài ra, các giống lợn tại các hải đảo này cũng có "hồ sơ" DNA rất giống với lợn ở Âu châu.

Ước tính về thời điểm thuần hóa và di cư của lợn nêu trên khá phù hợp với các di chỉ khảo cổ tìm thấy ở Việt Nam. Theo các di chỉ này thì nghề chăn nuôi lợn ở Việt Nam được phát triển khá vào thời Hùng Vương. Các di chỉ khảo cổ học thuộc thời kì hậu Đồ Đá Mới (tức khoảng 8000 đến 3000 năm trước đây) ở khu vực Phùng Nguyên, Đồng Đậu và Hoa Lộc có nhiều xương cốt các con vật nuôi trong nhà như lợn, chó, trâu bò nuôi, gà, vịt... Tại di chỉ Đồng Đậu, tỉ lệ xương lợn trong tầng văn hóa ở đây cao hơn xương lợn rừng và các gia cầm.

Tên gọi Heo Nhà

Heo Nhà 
Một con lợn cái được thả rông

Phương ngữ miền Bắc gọi là lợn trong khi miền Trung và miền Nam gọi là heo.

Ngoài ra tiếng Việt còn có tên gọi riêng:

Lợn giống hay heo nọc: Lợn đực dùng gây giống.

Lợn sữa hay heo sữa: Lợn con dưới 1 tháng tuổi, trước khi cai sữa

Lợn nái hay heo nái: Lợn cái nuôi dùng để sinh sản.

Lợn sề hay heo sề: lợn nái đã sinh đẻ nhiều lứa.

Chăn nuôi Heo Nhà

Sản lượng lợn
năm 2007
(triệu)
Heo Nhà  Trung Quốc 425,6
Heo Nhà  Hoa Kỳ 61,7
Heo Nhà  Brasil 35,9
Tổng thế giới 918,3
Nguồn:
FAO
(FAO)

Ở một số nước phát triển và đang phát triển, lợn thuần hóa là loài bản địa thường được nuôi thả ngoài trời hoặc trong chuồng. Ở một số vùng lợn được thả tìm thức ăn trong rừng có thể có người trông coi. Ở các quốc gia công nghiệp nuôi lợn thuần hóa được chuyển từ việc nuôi chuồng trại truyền thống sang hình thức nuôi công nghiệp. Nhờ đó mà có chi phí sản xuất thấp nhưng sản lượng lại cao

Thịt heo Heo Nhà

Heo nuôi chủ yếu dùng để lấy thịt. Các sản phẩm khác từ thịt lợn như xúc xích, lạp xưởng, jambon. Đầu heo có thể được dùng làm dưa da đầu heo. Gan, huyết (huyết thường và huyết hậu) và các nội tạng khác cũng được dùng làm thực phẩm. Một số tôn giáo như Do Thái giáoHồi giáo, thịt lợn là thực phẩm cấm kỵ.

Hình ảnh Heo Nhà

Chú thích

Đọc thêm

Liên kết ngoài

Tags:

Phân loại Heo NhàNguồn gốc Heo NhàTên gọi Heo NhàChăn nuôi Heo NhàThịt heo Heo NhàHình ảnh Heo NhàHeo Nhà

🔥 Trending searches on Wiki Tiếng Việt:

Nông Đức MạnhTô LâmMỹ TâmBộ bài TâyVòng loại Cúp bóng đá U-23 châu Á 2024Phanxicô Xaviê Trương Bửu DiệpCần ThơĐường Thái TôngHoaBình PhướcVõ Văn KiệtNguyễn Tân CươngHồn Trương Ba, da hàng thịtMinh Thái TổYokohama FCTài xỉuBắc thuộcDanh sách trại giam ở Việt NamUng ChínhSinh sản vô tínhTôi thấy hoa vàng trên cỏ xanhBố già (phim 2021)RAl Hilal SFCLoạn luânĐại Việt sử ký toàn thưVũ Đức ĐamQuảng NamNguyễn Sinh HùngKamiki ReiChuỗi thức ănTuần lễ Vàng (Nhật Bản)Đồng bằng sông Cửu LongChiến tranh biên giới Việt Nam – CampuchiaHiệp hội các quốc gia Đông Nam ÁDanh sách tiểu bang Hoa Kỳ theo ngày trở thành tiểu bangTrang ChínhMinh Lan TruyệnDanh sách biện pháp tu từDanh sách vườn quốc gia tại Việt NamĐịa lý Việt NamTên gọi Việt NamThái BìnhLịch sử Chăm PaHoàng Thị ThếKhổng TửCúp bóng đá trong nhà châu Á 2024Sự cố sập nhịp dẫn cầu Cần ThơMôi trườngĐộng vậtNhà TrầnLiếm âm hộVõ Thị SáuChiến tranh biên giới Việt–Trung 1979Từ Hán-ViệtĐỗ MườiBộ Tư lệnh Cảnh sát Cơ động (Việt Nam)La LigaĐồng ThápHạnh phúcDark webLê Thánh TôngDoraemon (nhân vật)Hoa hồngÔ nhiễm môi trườngDinh Độc LậpNha TrangChâu ÂuVladimir Vladimirovich PutinVũ Hồng VănFutsalChế Lan ViênMinecraftSân bay quốc tế Long ThànhVăn phòng Quốc hội (Việt Nam)Diego GiustozziHương TràmT🡆 More