Giải Nobel Hóa Học

Giải Nobel Hóa học là giải thưởng do Viện Hàn lâm Khoa học Hoàng gia Thụy Điển trao hàng năm cho các nhà khoa học trong các lĩnh vực khác nhau của hóa học.

Đây là một trong năm Giải Nobel được thành lập theo di nguyện của Alfred Nobel vào năm 1895, trao thưởng cho những đóng góp nổi bật trong hóa học, vật lý, văn học, hòa bình, và sinh lý học hoặc y học. Giải thưởng này do Quỹ Nobel quản lý, và Viện Hàn lâm Khoa học Hoàng gia Thụy Điển trao thưởng theo đề xuất của Ủy ban Nobel về Hóa học bao gồm năm thành viên do Viện Hàn lâm bầu chọn. Giải thưởng diễn ra hàng năm tại Stockholm vào ngày 10 tháng 12, ngày giỗ của Nobel.

Giải Nobel hóa học
(tiếng Thụy Điển: Nobelpriset i kemi)
Giải Nobel Hóa Học
Địa điểmStockholm, Thụy Điển
Được trao bởiViện Hàn lâm Khoa học Hoàng gia Thụy Điển
Phần thưởng9 triệu SEK (2017)
Lần đầu tiên1901
Lần gần nhất2022
Đương kimCarolyn R. Bertozzi, Morten P. MeldalKarl Barry Sharpless (2022)
Nhiều danh hiệu nhấtFrederick SangerKarl Barry Sharpless (2)
Trang chủnobelprize.org
Giải Nobel Hóa Học
Van't Hoff (1852-1911) là người đầu tiên nhận giải Nobel Hóa học, đã khám phá ra các định luật động lực học hóa học và áp suất thẩm thấu trong các dung dịch.

Giải Nobel Hóa học đầu tiên được trao vào năm 1901 cho Jacobus Henricus van 't Hoff, người Hà Lan, "vì khám phá của ông về các định luật động hóa học và áp suất thẩm thấu trong các dung dịch". Từ năm 1901 đến năm 2022, tổng cộng 189 cá nhân đã nhận giải. Giải Nobel Hóa học năm 2022 đã được trao cho Carolyn R. Bertozzi, Morten P. Meldal, và Karl Barry Sharpless vì công của họ trong phát triển hóa học click và hóa học trực giao sinh học. Chỉ có tám phụ nữ từng nhận giải thưởng, bao gồm Marie Curie, con gái của bà là Irène Joliot-Curie, Dorothy Hodgkin (1964), Ada Yonath (2009), Frances Arnold (2018), Emmanuelle Charpentier, Jennifer Doudna (2020) và Carolyn R. Bertozzi (2022).

Bối cảnh Giải Nobel Hóa Học

Alfred Nobel đã quy định trong di chúc và di thư cuối cùng của ông rằng tiền của ông sẽ dùng để tạo ra một loạt giải thưởng để trao cho những người mang lại "lợi ích lớn nhất cho nhân loại" trong các lĩnh vực vật lý, hóa học,hòa bình, sinh học hoặc y học, và văn học. Mặc dù Nobel đã viết nhiều di chúc trong suốt cuộc đời của ông, nhưng di chúc cuối cùng được viết hơn một năm trước khi ông qua đời và ký tại Câu lạc bộ Thụy Điển-Na Uy ở Paris vào ngày 27 tháng 11 năm 1895. Nobel để lại 94% tổng tài sản 31 triệu konor Thụy Điển (US$198 triệu, 176 triệu vào năm 2016), để thiết lập và tặng năm giải thưởng Nobel. Do mức độ hoài nghi xung quanh di chúc, phải đến ngày 26 tháng 4 năm 1897, di chúc mới được Quốc hội Na Uy chấp thuận. Những người thực hiện di chúc của ông là Ragnar Sohlman và Rudolf Lilljequist, họ đã thành lập Quỹ Nobel để quản lý tài sản của Nobel và tổ chức các giải thưởng.

Các thành viên của Ủy ban Nobel Na Uy sẽ trao giải Giải Hòa bình ngay sau khi di chúc được thông qua. Các tổ chức trao giải theo sau: Học viện Karolinska vào ngày 7 tháng 6, Viện Hàn lâm Thụy Điển vào ngày 9 tháng 6 và Viện Hàn lâm Khoa học Hoàng gia Thụy Điển vào ngày 11 tháng Sáu. Sau đó, Quỹ Nobel đã đạt được thỏa thuận về hướng dẫn cách thức trao giải Nobel. Năm 1900, Vua Oscar II ban hành quy chế mới cho Quỹ Nobel. Theo di chúc của Nobel, Viện Hàn lâm Khoa học Hoàng gia Thụy Điển sẽ trao Giải thưởng Hóa học.

Lễ trao giải Giải Nobel Hóa Học

Ủy ban và tổ chức đóng vai trò là hội đồng tuyển chọn cho giải thưởng thường công bố tên của những người đoạt giải vào tháng 10. Giải thưởng sau đó sẽ được trao tại các buổi lễ chính thức tổ chức hàng năm vào ngày 10 tháng 12, ngày giỗ của Alfred Nobel. "Điểm nổi bật của Lễ trao giải Giải Nobel Hóa Học Nobel ở Stockholm là khi mỗi người đoạt giải Nobel bước lên phía trước để nhận giải thưởng từ tay của Quốc vương Thụy Điển. Người đoạt giải Nobel nhận ba thứ: một bằng chứng nhận, một huy chương và một tài liệu xác nhận số tiền thưởng" ("Những gì người đoạt giải Nobel nhận"). Sau đó Đại tiệc Nobel sẽ diễn ra tại Tòa thị chính Stockholm.

Có thể chọn tối đa ba người đoạt giải và hai tác phẩm khác nhau. Giải thưởng có thể trao cho tối đa ba người nhận mỗi năm, bao gồm một huy chương vàng, một bằng chứng nhận và một khoản tiền mặt.

Người đoạt giải Nobel hóa học theo quốc gia Giải Nobel Hóa Học

Quốc gia Người đoạt giải[A]
Giải Nobel Hóa Học  Hoa Kỳ 79
Giải Nobel Hóa Học  Đức 34
Giải Nobel Hóa Học  Vương quốc Anh
Giải Nobel Hóa Học  Pháp 10
Giải Nobel Hóa Học  Nhật Bản 8
Giải Nobel Hóa Học  Thụy Sĩ 7
Giải Nobel Hóa Học  Israel 6
Giải Nobel Hóa Học  Canada 5
Giải Nobel Hóa Học  Thụy Điển
Giải Nobel Hóa Học  Hà Lan 4
Giải Nobel Hóa Học  Hungary 3
Giải Nobel Hóa Học  Áo 2
Giải Nobel Hóa Học  Đan Mạch
Giải Nobel Hóa Học  New Zealand
Giải Nobel Hóa Học  Na Uy
Giải Nobel Hóa Học  Ba Lan
Giải Nobel Hóa Học  Argentina 1
Giải Nobel Hóa Học  Úc
Giải Nobel Hóa Học  Bỉ
Giải Nobel Hóa Học  Cộng hòa Séc
Giải Nobel Hóa Học  Ai Cập
Giải Nobel Hóa Học  Phần Lan
Giải Nobel Hóa Học  Ấn Độ
Giải Nobel Hóa Học  Ý
Giải Nobel Hóa Học  Mexico
Giải Nobel Hóa Học  Rumani
Giải Nobel Hóa Học  Nga
Giải Nobel Hóa Học  Thổ Nhĩ Kỳ
Giải Nobel Hóa Học  Đài Loan

Xem thêm

Tham khảo

Liên kết ngoài

Tags:

Bối cảnh Giải Nobel Hóa HọcLễ trao giải Giải Nobel Hóa HọcNgười đoạt giải Nobel hóa học theo quốc gia Giải Nobel Hóa HọcGiải Nobel Hóa HọcAlfred NobelGiải NobelGiải Nobel Hòa bìnhGiải Nobel Sinh lý học hoặc Y họcGiải Nobel Văn họcGiải Nobel Vật lýHóa họcQuỹ NobelStockholmViện Hàn lâm Khoa học Hoàng gia Thụy Điển

🔥 Trending searches on Wiki Tiếng Việt:

Phuwin TangsakyuenVụ án Hồ Duy HảiThuy TrangNhà HánKhánh HòaDanh sách nhân vật trong One PieceNguyễn KimTổng thống Hàn QuốcPháp thuộcPhilippe TroussierTây ThiĐội tuyển bóng đá U-23 quốc gia Việt NamTrấn ThànhHàn TínTrần Thánh TôngTổng thống Việt Nam Cộng hòaBoku no PicoTiếng ViệtQuốc kỳ Việt Nam Cộng hòaHồng BàngBà TriệuVụ án Thiên Linh CáiThiệu TrịSân vận động Quốc gia Morodok TechoTriệu Lộ TưTừ Hán-ViệtNguyễn TrãiTổng cục Hậu cần, Quân đội nhân dân Việt NamCanadaQuang SựQuân đoàn 4, Quân đội nhân dân Việt NamBắc NinhTrần Hưng ĐạoPhan Văn MãiDanh sách các quốc gia theo GDP (danh nghĩa) bình quân đầu ngườiBài Tiến lênMặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt NamChâu Tấn (diễn viên)Biệt động Sài GònThư KỳNho giáoHải DươngH'MôngThành Cát Tư HãnĐài Truyền hình Kỹ thuật số VTCChiến dịch Linebacker IIDanh sách đơn vị hành chính Việt Nam theo GRDPTrần Ngọc TràĐại ViệtKevin De BruyneJohn WickDanh sách tập Keep RunningSúng trường tự động KalashnikovLiếm âm hộNhà bà NữZEROBASEONEHọc viện An ninh nhân dânTrường Nguyệt Tẫn MinhĐịa đạo Củ ChiẤn ĐộMinecraftNghệ AnLê Thái TổĐồng Sĩ NguyênTrần Thị Thanh ThúyChữ HánKhả NgânBà Rịa – Vũng TàuVũ trụLượmChatGPTAi là triệu phúĐồng bằng sông HồngTứ bất tửCao LỗLGBT🡆 More