Trung Quốc dự định lập khu kinh tế Trái Đất – Mặt Trăng

Trung Quốc kỳ vọng khu kinh tế vũ trụ, dự kiến thành lập năm 2050, sẽ đem lại 10.000 tỷ USD mỗi năm.Mỗi người sinh ra đều có tướng mạo riêng và thay đổi dần khi trưởng thành. Tướng mạo có bị chi phối khi đời sống nội tâm thay đổi? (Bảo)Công nghệ là yếu tố chủ đạo giúp máy lọc nước của Kangaroo cho ra nguồn nước giàu Hydrogen và khoáng chất. Biến đổi khí hậu khiến con người phải vật lộn tìm cách để giữ ấm và làm mát.

Trung Quốc dự định lập khu kinh tế Trái Đất - Mặt Trăng

Vùng không gian Trái Đất – Mặt Trăng có tiềm năng phát triển lớn. Ảnh: Earth.

Bao Weimin, giám đốc Ủy ban Khoa học Công nghệ thuộc tập đoàn Công nghệ và Khoa học Hàng không vũ trụ Trung Quốc (CASC), tiết lộ kế hoạch mới trong buổi hội thảo về kinh tế vũ trụ hôm 30/10. Ông cho rằng vùng không gian Trái Đất – Mặt Trăng có tiềm năng lớn để phát triển kinh tế. Trung Quốc sẽ nghiên cứu mức độ đáng tin cậy, chi phí và hệ thống giao thông khi lập khu vực này.

Bao Weimin cam kết hoàn thành nghiên cứu cơ bản và đạt được sự phát triển vượt bậc trong những công nghệ then chốt trước năm 2030, xây dựng hệ thống giao thông năm 2040. Đến năm 2050, Trung Quốc có thể thành lập khu kinh tế Trái Đất – Mặt Trăng.

Trung Quốc có thể gặt hái nhiều ích lợi từ vùng không gian Trái Đất- Mặt Trăng, ví dụ, phát triển du hành không gian hoặc tiến hành các thí nghiệm trên Mặt Trăng. Năm 2016, Zhang Yulin, phó chỉ huy chương trình không gian có người lái của Trung Quốc, cũng cho biết, Trung Quốc có kế hoạch khám phá vùng không gian này.

Tháng 5/2018, Trung Quốc phóng Cầu Ô Thước, vệ tinh chuyển tiếp giúp trao đổi thông tin giữa Trái Đất và tàu Hằng Nga 4 đang hoạt động ở nửa tối của Mặt Trăng. Hằng Nga 4 là tàu vũ trụ đầu tiên trong lịch sử hạ cánh thuận lợi xuống nơi này. Các nhà khoa học và kỹ sư Trung Quốc hy vọng, Ô Thước sẽ trở thành cây cầu kết nối giữa trạm điều khiển trên Trái Đất với nửa tối của Mặt Trăng.

Nhiều ý kiến cho rằng kế hoạch mới sẽ giúp đẩy nhanh những dự án quan trọng, trong đó có dự án sử dụng Trường Chinh 5, tên lửa đẩy lớn nhất Trung Quốc, để phóng tàu thăm dò Hằng Nga 5 vào năm 2020. Con tàu có nhiệm vụ mang mẫu vật trên Mặt Trăng về Trái Đất. Một dự án khác là phát triển tên lửa đẩy Trường Chinh 9, dự kiến phóng lần đầu vào năm 2030. Tên lửa được chế tạo với mục đích giúp con người khám phá Mặt Trăng, khám phá không gian sâu và xây dựng nhà máy năng lượng Mặt Trời ngoài vũ trụ.

Thu Thảo (Theo Global Times)

Bài viết này được cập nhật lần cuối (Last updated): 18-11-2019 11:00:04

Danh mục đăng tin:Khám Phá Trung Quốc, Tin tức Trung Quốc,
Top