Giao Thông Cầu

Cầu là một phương tiện nối liền 2 hay nhiều điểm khác nhau, giúp việc di chuyển giữa các vị trí ấy được dễ dàng hơn.

Giao Thông Cầu
Cầu Tô Châu tại Hà Tiên, Kiên Giang, Việt Nam
Giao Thông Cầu
Cầu Pulteney

Cầu là một công trình giao thông được bắc qua các chướng ngại nước như: rãnh nước, dòng suối, dòng sông, hồ, biển, thung lũng, hay các chướng ngại khác như: đường bộ, đường sắt... đảm bảo cho giao thông được liên tục.

Từ nguyên

Cầu là một từ Hán Việt cổ, bắt nguồn từ cách phát âm trong tiếng Hán thượng cổ của một từ tiếng Hán được viết bằng chữ Hán là "橋". Chữ Hán "橋" có âm Hán Việt tiêu chuẩn hiện đại là kiều. William H. Baxter và Laurent Sagart phục nguyên cách phát âm trong tiếng Hán thượng cổ của từ "橋" là *[g](r)aw.

Lịch sử Giao Thông Cầu

Giao Thông Cầu 
Cầu Carvalha của Sertã

Cầu đã ra đời cách ngày nay rất lâu. Thể thức ban đầu của những cây cầu là tác phẩm của tự nhiên, là khúc cây đổ bắc ngang qua dòng nước. Thời gian đầu, người ta thường làm cầu từ một tấm ván mỏng, từ những cây gỗ đơn, tre, thậm chí là từ những tảng đá. Các cầu loại này thường không chịu được tải trọng lớn và cường độ giao thông cao.

Những cây cầu vòm bằng đá và đường máng dẫn nước (aqueduct) được xây dựng đầu tiên thời Đế chế La Mã, một số còn tồn tại đến ngày nay như cầu Alcántara qua sông Tagus ở Tây Ban Nha. Tại nhiều vùng lãnh thổ khác cũng xây dựng nhiều loại cầu bằng những vật liệu khác nhau như gỗ, đá (Trung Quốc), gạch xây vữa (châu Âu), cầu treo đơn giản bằng dây thừng của thổ dân (Inca Nam Mĩ)...Cho đến thế kỉ 19 khi xảy ra cách mạng công nghiệp, các cầu bằng sắt rèn, rồi tiến đến bằng thép ra đời. Ngày nay, các loại cầu bằng bêtông trở nên phổ biến cùng với cầu thép. Nhịp cầu ngày càng được kéo dài, từ vài trăm mét như loại cầu dầm, cầu giàn bêtông ứng suất trước hoặc thép, và lên đến 2000 mét như cầu treo dây võng Akashi-Kaikyo (Nhật Bản).

Cấu trúc, sự tiến triển và cách phân loại Giao Thông Cầu

Hình ảnh về những mẫu cầu phổ biến

Kết cấu cầu Giao Thông Cầu

Kết cấu cầu Giao Thông Cầu là một lĩnh vực thuộc kết cấu xây dựng. Độ khó trong xây dựng cầu nằm tại kết cấu của nó, nên việc thiết kế cầu vẫn chủ yếu do các kỹ sư xây dựng thực hiện mà ít có đóng góp của kiến trúc sư.

Giao Thông Cầu 
Mặt cắt ngang một kết cấu nhịp
Giao Thông Cầu 
Sơ đồ cầu treo dây võng
Giao Thông Cầu 
Sơ đồ cầu vòm

Kết cấu nhịp

Giao Thông Cầu 
Mố của một cầu đường sắt

Kết cấu nhịp cầu bao gồm: mặt cầu (gồm có bản mặt bằng bêtông cốt thép hoặc thép hoặc gỗ, các lớp phủ như lớp chống nước, bêtông asphalt...), dầm dọc và dầm ngang, kết cấu nhịp chịu tác dụng của tải trọng bản thân cầu gọi là tĩnh tải, cùng với tải trọng người, xe trên cầu gọi là hoạt tải, ngoài ra còn có tác dụng của gió, của động đất (trường hợp đặc biệt), toàn bộ tải trọng này được truyền xuống đất qua hệ thống mố trụ cầu

Mố cầu

Bộ phận ở hai đầu cầu và nối tiếp giữa cầu với đường gọi là mố cầu. Mố cầu ở cuối cầu và tạo thành cấu trúc chuyển tiếp từ đường tới mặt cầu. Nó tiếp nhận một phần tải trọng của kết cấu nhịp truyền xuống và chịu tác dụng của đất đắp sau mố (đường tiếp nối vào cầu). Cấu trúc của mố cầu bằng bê tông cốt thép và bao ngoài bằng đá hộc, đá tảng gắn kết bằng xi măng mác cao.

Trụ cầu

Bộ phận giữa hai mố cầu để cho kết cấu nhịp tựa lên gọi là trụ cầu. Do nhiều yêu cầu về kinh tế kĩ thuật chiều dài kết cấu nhịp không thể quá dài. Để vượt được khoảng cách lớn yêu cầu phải có cọc chống đỡ trung gian dó là trụ cầu. Trụ cầu truyền tải từ kết cấu nhịp xuống móng công trình. Đối với loại cầu dây văng hoặc cầu treo thì trụ cầu thường được làm cao hẳn hơn bản mặt cầu, để treo, neo dây cáp chịu lực, gọi là trụ tháp.

Mố trụ cầu rất quan trọng trong tổng thể của công trình cầu vì vậy khi thiết kế mố trụ cần chú ý đến nhiều yếu tố không những phải chịu được lực truyền từ kết cấu nhịp bên trên xuống mà còn các yếu tố khác tác dụng vào mố trụ: đối với mố là lực đẩy ngang của đất, đối với trụ là sự va đập của các phương tiện giao thông: tàu thuyền vào trụ cầu (cầu vượt sông), xẹ cộ (cầu cạn); ngoài ra trụ cầu qua sông còn phải chịu các yếu tố thủy lực như lực đẩy nổi, lực do dòng chảy tác động. Những yếu tố ăn mòn cũng tác động mạnh đến trụ cầu; như han rỉ.

Móng cầu

Móng cầu là bộ phận bên dưới cùng của một cây cầu, làm bằng bê tông cốt thép. Móng có tác dụng truyền và phân bố toàn bộ tải trọng xuống nền đất sao cho toàn bộ kết cấu đứng vững trên đất mà không bị phá hoại do nền đất bị vượt quá sức chịu tải...

Xem thêm: Móng

Gối cầu

Giao Thông Cầu 
Gối lăn

Gối cầu là bộ phận trung gian nằm giữa kết cấu nhịp và mố trụ cầu. Gối cầu có tác dụng như tấm đệm chịu tải trọng và giảm lực cắt ngang của kết cấu nhịp truyền xuống mố trụ. Đồng thời gối cầu giúp cho kết cấu làm việc theo mô hình tính toán, giúp kết cấu nhịp dịch chuyển, co giãn ít mà bị cản trở. Các loại gối cầu rất đa dạng nhưng chia ra hai loại chính là gối cố định và gối di động, gối có thể cứng (thép, gối chậu) hoặc đàn hồi (gối cao su, cao su bản thép).

Giao Thông Cầu 
Cấu trúc chuyển tiếp (Khe co giãn)

Phụ kiện

  • Lan can: lan can là phần biên ngoài cùng của mặt cầu. Lan can có tác dụng ngăn không cho người cũng như phương tiện giao thông bị văng ra khỏi cầu và tạo cảm giác an toàn cho người đi trên cầu cũng như tạo mỹ quan cho cầu. Đối với những cây cầu mà có phần dành cho người đi bộ cao hơn mặt cầu thì lan can thiết kế chỉ dành bảo vệ người đi bộ và tạo cảm giác an toàn,còn đối với phương tiện giao thông (như ôtô) thì lan can không có tác dụng nhiều trong việc bảo đảm cho phương tiện giao thông không bị văng ra khỏi cầu khi có sư cố tai nạn, mà chính chiều cao của phần làn dành cho người đi bộ mới là yếu tố quan trọng ngăn đỡ phương tiện không bị văng ra khỏi cầu, còn loại cầu không có phần dành cho người đi bộ thì lan can có tác dụng ngăn phương tiện giao thông rơi ra khỏi cầu.
  • Khe co giãn: là khoảng không gian bắt buộc trong thiết kế giữa các bản cầu, trong khoảng không đó người ta lắp bộ phận bằng thép thiết kế đặc biệt để vừa bảo đảm khe lúc bị co hẹp lúc giãn rộng theo nhiệt độ môi trường và vừa bảo đảm cho phương tiện khi đi qua khe co giãn êm, không bị nẩy, xóc.
  • Đường ống kỹ thuật: dầm cầu rỗng là hình ảnh điển hình của đường ống kỹ thuật trên những cây cầu hiện đại, trong đó có hệ thống điện, đường dây điện tín hiệu, điện điều khiển, điện động lực, đường ống chuyển tải nước, dây cáp thông tin liên lạc. Khi cầu không phải là loại kết cấu dầm hộp, các loại đường dây, đường ống này được lắp đặt bên cạnh cầu hoặc đáy dầm, chạy theo chiều dọc.

Những cây cầu nổi tiếng Giao Thông Cầu

Tham khảo

Tags:

Lịch sử Giao Thông CầuCấu trúc, sự tiến triển và cách phân loại Giao Thông CầuKết cấu cầu Giao Thông CầuNhững cây cầu nổi tiếng Giao Thông CầuGiao Thông Cầu

🔥 Trending searches on Wiki Tiếng Việt:

Nhà LýĐêm đầy saoLa Văn CầuNgười TàyĐặng Lê Nguyên VũHuếBảng xếp hạng bóng đá nam FIFATập đoàn VingroupLe SserafimHàn Mặc TửBến Nhà RồngRừng mưa nhiệt đớiDanh sách quốc gia xã hội chủ nghĩaĐinh Tiên HoàngGiải vô địch bóng đá trong nhà thế giới 2024Dark webTia hồng ngoạiVinamilkNguyễn Đình ChiểuDế Mèn phiêu lưu kýMinh Thành TổParis Saint-Germain F.C.EthanolTưởng Giới ThạchDanh sách cầu thủ Real Madrid CFQuân khu 3, Quân đội nhân dân Việt NamTrí tuệ nhân tạoTottenham Hotspur F.C.Người Buôn GióTrận Bạch Đằng (938)Chiến dịch Hồ Chí MinhCúp bóng đá U-23 châu Á 2024Chiến tranh Nguyên Mông – Đại ViệtGoogleThuốc thử TollensDanh sách quốc gia theo GDP (danh nghĩa) bình quân đầu ngườiGia KhánhInter MilanCuộc đua xe đạp toàn quốc tranh Cúp truyền hình Thành phố Hồ Chí MinhMinh Thái TổGoogle DịchNguyễn Văn LinhỦy ban Kiểm tra Trung ương Đảng Cộng sản Việt NamĐắk LắkDân số thế giớiSự kiện 30 tháng 4 năm 1975Suni Hạ LinhNgày Thống nhấtKhí hậu Việt NamPhan ThiếtBuôn Ma ThuộtĐà LạtLê Thái TổNgô QuyềnVincent van GoghNghệ AnIranOmanBắc GiangPhong trào Đồng khởiTrận Thành cổ Quảng TrịCà MauPhan Văn MãiDanh sách đơn vị hành chính Việt Nam theo GRDP bình quân đầu ngườiĐinh Tiến DũngBảng chữ cái tiếng AnhTuyên ngôn độc lập (Việt Nam Dân chủ Cộng hòa)Nhà Hậu LêNguyễn Duy (nhà thơ)Quang TrungChiến tranh Việt NamElon MuskDanh sách tiểu bang Hoa Kỳ theo ngày trở thành tiểu bangMai vàngĐô la MỹGia LongNgười ChămTrần Cẩm Tú🡆 More