Nam Mỹ: Lục địa nằm ở Tây Bán cầu cũng như gần như hoàn toàn ở Nam Bán cầu thuộc châu Mỹ

Nam Mỹ (Tiếng Anh: South America) là phần lục địa nằm ở phía tây của Nam Bán cầu của Trái Đất thuộc châu Mỹ, bắt đầu từ phía nam kênh đào Panama trở xuống.

Vùng này cũng chiếm phần lớn khu vực Latinh do người dân ở đây chủ yếu sử dụng tiếng Tây Ban Nhatiếng Bồ Đào Nha.

Nam Mỹ
Nam Mỹ: Lịch sử, Cơ quan lập pháp, Địa lý
Diện tích17.840.000 km2 (6.890.000 dặm vuông Anh) (hạng 4)
Dân số423.581.078 (2018; hạng 5)
Mật độ dân số21.4/km² (56.0/sq mi)
GDP (PPP)$6,57 nghìn tỉ (2017; hạng 4)
GDP (danh nghĩa)$3,94 nghìn tỉ (2017; hạng 4)
GDP bình quân đầu người$9.330 (2017; hạng 4)
Tên gọi dân cưNgười Nam Mỹ
Quốc gia12
Phụ thuộc4
Ngôn ngữTiếng Bồ Đào Nha, Tiếng Tây Ban Nha, Tiếng Anh, Tiếng Pháp, Tiếng Hà Lan, Quechua, Hindustani, Sranan Tongo, Saramaccan,...
Múi giờUTC−02:00 đến UTC−05:00
Thành phố lớn nhấtDanh sách các thành phố ở Nam Mỹ
Nam Mỹ: Lịch sử, Cơ quan lập pháp, Địa lý
Bản đồ hành chính Nam Mỹ
Nam Mỹ: Lịch sử, Cơ quan lập pháp, Địa lý
Hình ảnh chụp từ vệ tinh khu vực Nam Mỹ

Lịch sử Nam Mỹ

Trước thế kỷ XVI

Vùng Nam Mỹ trước thế kỷ XVI, là khu vực sinh sống của nhiều bộ tộc. Trong đó, bộ tộc Inca là hùng mạnh nhất, họ đã thành lập cho mình một đế chế hùng mạnh với mức độ tổ chức cao. Thời kỳ huy hoàng nhất, diện tích của đế chế đã chiếm phần lớn diện tích của Nam Mỹ. Họ đã xây dựng nên một nền văn hóa nông nghiệp phát triển rực rỡ trên dãy Andes.

Nhưng đến năm 1532, khi Francisco Pizarro đổ bộ vào bờ biển Peru trong tháng 4/1532, thì nền văn hóa Inca cũng như của các dân tộc khác của Nam Mỹ bắt đầu suy tàn. Dẫn đến việc, đến cuối thế kỷ XVI, phần lớn Nam Mỹ đã trở thành thuộc địa của thực dân Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha. Các dân tộc bị tàn sát đẫm máu vì những vũ khí hiện đại mà trước giờ họ chưa từng nhìn thấy.

Sau thế kỷ XVI

Các thuộc địa Tây Ban Nha giành được độc lập trong khoảng những năm 1804 và 1824, Simón Bolívar và José de San Martín là những người lãnh đạo phong trào. Bolívar là tướng quân dẫn đầu cuộc Nam tiến trong khi Jose de San Martín đã đưa quân bản bộ của mình tiến dọc theo dãy Andes, và hội quân với tướng Bernardo O'Higgins tại Chile. Và từ Chile, các ông lại tiếp tục Bắc tiến sau khi đã tập trung được lực lượng. 2 cánh quân cuối cùng đã liên thủ được với nhau tại Guayaquil, Ecuador khi họ đụng đầu với cánh quân của Hoàng gia Tây Ban Nha. Cánh quân Hoàng gia này bị đánh bại và buộc phải đầu hàng.

Tại Brasil, thuộc địa cũ của Bồ Đào Nha, chính Dom Pedro I, con trai của vua Bồ Đào Nha Dom Jõao VI, là người tuyên bố "Brasil độc lập" vào năm 1822. Ông này trở thành hoàng đế đầu tiên của Brasil. Hành động của Dom Pedro I nhận được sự chấp thuận của Hoàng gia Bồ Đào Nha.

Dẫu cho Bolívar đã cố gắng kêu gọi và có những hành động nhằm nhất thể hóa về chính trị đối với những khu vực nói tiếng Tây Ban Nha mới giành được độc lập, nhưng sự kì khu của ông hầu như không có kết quả. Các khu vực này nhanh chóng tuyên bố độc lập, tham gia vào các cuộc cạnh tranh lẫn nhau và phần lớn đều giải quyết bằng bạo lực. Các cuộc chiến nổi tiếng trong quãng thời gian này là cuộc Chiến tranh Đồng minh Ba nước và Chiến tranh Thái Bình Dương (1879-1884).

Đây là 1 trong 2 lục địa trên thế giới (cùng với Nam Cực) không chịu ảnh hưởng từ chiến tranh thế giới thứ hai.

Một vài quốc gia mới giành được độc lập trong thế kỉ 20:

Quốc gia Nước từng chiếm đóng Năm độc lập
Nam Mỹ: Lịch sử, Cơ quan lập pháp, Địa lý  Trinidad và Tobago Vương quốc Anh 1962
Nam Mỹ: Lịch sử, Cơ quan lập pháp, Địa lý  Guyana 1966
Nam Mỹ: Lịch sử, Cơ quan lập pháp, Địa lý  Suriname Hà Lan 1975

Riêng lãnh thổ Guyane thuộc Pháp vẫn duy trì trạng thái chính trị là một phần nằm trong nước Cộng hòa Pháp, và mới đây lãnh thổ này là nơi mà Cơ quan Vũ trụ châu Âu (European Space Agency) đặt một trong những trạm không gian chính yếu của họ - trạm Centre Spatial Guyanais.

Cơ quan lập pháp Nam Mỹ

Cơ quan lập pháp Nam Mỹ tại các quốc gia Nam Mỹ được tổ chức theo 2 hệ thống, đơn viện và lưỡng viện. Trong đó đơn viện gồm các quốc gia: Ecuador, Peru, Venezuela, Suriname, Guyana, Guyane thuộc Pháp và Quần đảo Falkland. Lưỡng viện gồm các quốc gia: Brasil, Argentina, Uruguay, Paraguay, Chile, Bolivia và Colombia. Trong các nghị viện tại Nam Mỹ, Quốc hội Brazil có nhiều thành viên nhất, với 616 thành viên, thượng viện có 166 nghị sĩ và hạ viện có 450 nghị sĩ. Nghị viện Quần đảo Falkland có ít thành viên nhất, chỉ với 11 đại biểu, nghị viện Guyana có 65 nghị sĩ, nghị viện Guyane thuộc Pháp có 19 thành viên.

Quốc gia Tổng số ghế Thượng viện Hạ viện
Nam Mỹ: Lịch sử, Cơ quan lập pháp, Địa lý  Brasil 616 ghế 166 ghế 450 ghế
Nam Mỹ: Lịch sử, Cơ quan lập pháp, Địa lý  Argentina 329 ghế 72 ghế 257 ghế
Nam Mỹ: Lịch sử, Cơ quan lập pháp, Địa lý  Uruguay 129 ghế 30 ghế 99 ghế
Nam Mỹ: Lịch sử, Cơ quan lập pháp, Địa lý  Paraguay 125 ghế 45 ghế 80 ghế
Nam Mỹ: Lịch sử, Cơ quan lập pháp, Địa lý  Chile 158 ghế 38 ghế 120 ghế
Nam Mỹ: Lịch sử, Cơ quan lập pháp, Địa lý  Colombia 268 ghế 102 ghế 166 ghế
Nam Mỹ: Lịch sử, Cơ quan lập pháp, Địa lý  Bolivia 166 ghế 36 ghế 130 ghế
Nam Mỹ: Lịch sử, Cơ quan lập pháp, Địa lý  Peru 130 ghế Không chia viện
Nam Mỹ: Lịch sử, Cơ quan lập pháp, Địa lý  Ecuador 124 ghế Không chia viện
Nam Mỹ: Lịch sử, Cơ quan lập pháp, Địa lý  Venezuela 165 ghế Không chia viện
Nam Mỹ: Lịch sử, Cơ quan lập pháp, Địa lý  Suriname 51 ghế Không chia viện
Nam Mỹ: Lịch sử, Cơ quan lập pháp, Địa lý  Guyana 65 ghế Không chia viện
Nam Mỹ: Lịch sử, Cơ quan lập pháp, Địa lý  Guyane thuộc Pháp 19 ghế Không chia viện
Nam Mỹ: Lịch sử, Cơ quan lập pháp, Địa lý  Quần đảo Falkland 11 ghế Không chia viện

Địa lý Nam Mỹ

Địa hình Nam Mỹ phân hóa rất rõ nét từ Tây sang Đông: Dãy Andes, trung du, và các đồng bằng phía tây. Ngày nay Nam Mỹ gồm các quốc gia:

Tên quốc gia,vùng Diện tích
(km²)
Dân số
(ngày 1 tháng 7 năm 2002)
Mật độ dân số
(trên km²)
Thủ đô, thủ phủ
Argentina 2.766.890 39.921.833 14.3 Buenos Aires
Bolivia 1.098.580 8.989.046 8.1 La Paz, Sucre
Brasil 8.511.965 188.078.227 21.9 Brasília
Chile 756.950 16.134.219 21.1 Santiago
Colombia 1.138.910 43.593.035 37.7 Bogotá
Ecuador 283.560 13.547.510 47.1 Quito
Quần đảo Falkland (Anh Quốc) 12.173 2.967 0.24 Stanley
Guyane thuộc Pháp (Pháp) 91.000 199.509 2.1 Cayenne
Guyana 214.970 767.245 3.6 Georgetown
Paraguay 406.750 6.506.464 15.6 Asunción
Peru 1.285.220 28.302.603 21.7 Lima
Quần đảo Nam Georgia và Nam Sandwich (Anh) 3.093 Grytviken
Suriname 163.270 439.117 2.7 Paramaribo
Uruguay 176.220 3.431.932 19.4 Montevideo
Venezuela 912.050 25.730.435 27.8 Caracas
Caribe
Aruba (Hà Lan) 193 71.891 370.8 Oranjestad
Bonaire (Hà Lan) 294 20.915 69 Kralendijk
Curaçao (Hà Lan) 444 160.337 361 Willemstad
Trinidad và Tobago 5.128 1.065.842 212.3 Port of Spain
Trung Mỹ:
Panama 25.347 540.433 21.3 Thành phố Panama
Tổng cộng 17.853.007 377.544.044 (2006)

Kinh tế Nam Mỹ

Nam Mỹ: Lịch sử, Cơ quan lập pháp, Địa lý 
Argentina

Trong suốt 2 thế kỷ, các quốc gia Nam Mỹ đã trải qua một thời kỳ phát triển kinh tế cao, điều này có thể thấy được qua các công trình xây dựng như tòa nhà Gran Costanera ở Chile hay hệ thống tàu điện ngầm Bogota Metro. Tuy nhiên, các vấn nạn truyền thống như tỉ lệ lạm phát cao ở hầu hết tất cả các quốc gia, tỉ lệ lãi suất giữ ở mức cao, đầu tư thấp đang là những cản trở chính cho nền kinh tế các quốc gia Nam Mỹ. Tỉ lệ lãi suất thường cao gấp đôi so với Hoa Kỳ. Ví dụ, tỉ lệ lãi suất ở Venezuela là 22% và ở Suriname là 23%. Trường hợp ngoại lệ duy nhất là Chile, quốc gia đang áp dụng những chính sách kinh tế tự do từ khi thiết lập chế độ độc tài quân sự năm 1973 và gia tăng chi tiêu xã hội khi mô hình dân chủ được khôi phục đầu thập niên 1990. Điều này đã giúp Chile có được sự ổn định về kinh tế và mức lãi suất ở mức một con số.

Nền kinh tế Nam Mỹ phụ thuộc lớn vào xuất khẩu hàng hóa và tài nguyên thiên nhiên. Theo tỷ giá hối đoái cơ bản, Brazil là quốc gia dẫn đầu về xuất khẩu với 137.8 tỉ USD, tiếp đến là Chile với 58.12 tỉ và Argentina với 46.46 tỉ.

Khoảng cách kinh tế giữa người giàu và người nghèo ở các quốc gia Nam Mỹ được cho là cao nhất trong các châu lục. Ở Venezuela, Paraguay, Bolivia và nhiều quốc gia Nam Mỹ khác, 20% số người giàu nắm giữ 60% tài sản quốc gia, trong khi 20% số người nghèo chỉ chiếm chưa đến 5% tài sản quốc gia. Khoảng cách về thu nhập này có thể thấy ở rất nhiều thành phố lớn ở Nam Mỹ nơi có những lều trại và các khu nhà ổ chuột nằm xen kẽ giữa các tòa cao ốc và trung tâm mua sắm sang trọng.

GDP bình quân đầu người năm 2005

Thứ hạng Quốc gia GDP
bình quân đầu người
55 Chile 7.040
66 Venezuela 5.026
67 Argentina 4.802
69 Uruguay 4.656
74 Brasil 4.316
90 Peru 2.812
91 Colombia 2.742
94 Ecuador 2.502
118 Paraguay 1.165
123 Bolivia 1.058

Ngôn ngữ

Nam Mỹ: Lịch sử, Cơ quan lập pháp, Địa lý 
Ngữ hệ La Mã ở châu Mỹ Latinh:
  Tiếng Tây Ban Nha
  Tiếng Bồ Đào Nha
  Tiếng Pháp

Tiếng Bồ Đào Nha (193.198.164 người sử dụng) và Tây Ban Nha (193.243.411 người sử dụng) là các ngôn ngữ được nói nhiều nhất ở Nam Mỹ. Tiếng Tây Ban Nha là ngôn ngữ chính thức ở hầu hết các quốc gia, cùng với các ngôn ngữ bản địa khác ở một vài quốc gia. Tiếng Bồ Đào Nha là ngôn ngữ chính thức của Brazil. Tiếng Hà Lan là ngôn ngữ chính thức của Suriname; tiếng Anh là ngôn ngữ chính thức của Guyana, mặc dù có ít nhất 12 ngôn ngữ được sử dụng ở quốc gia này như Hindi và Ả Rập. Tiếng Anh cũng được sử dụng ở quần đảo Falkland. Tiếng Pháp là ngôn ngữ chính thức của Guyane thuộc Pháp và là ngôn ngữ thứ 2 ở Amapa (Brasil).

Chú thích

Tham khảo

Tags:

Lịch sử Nam MỹCơ quan lập pháp Nam MỹĐịa lý Nam MỹKinh tế Nam MỹNam Mỹ

🔥 Trending searches on Wiki Tiếng Việt:

Donald TrumpTây NinhTiếng Trung QuốcDấu chấm phẩyQuân khu 4, Quân đội nhân dân Việt NamNgaNhà TốngNhà ĐườngLương Tam QuangBán đảo IberiaNam CaoĐiện Biên PhủLực lượng Vũ trang Cộng hòa Hồi giáo IranH'MôngDanh sách nhà vô địch bóng đá AnhDương Văn Thái (chính khách)Quỳnh búp bêDanh sách trại giam ở Việt NamNguyễn TrãiDanh sách biện pháp tu từArsenal F.C.Vẻ đẹp đích thựcTF EntertainmentBộ Tư lệnh Cảnh vệ (Việt Nam)Mười hai vị thần trên đỉnh OlympusLudwig van BeethovenPhạm Băng BăngTranh Đông HồThừa Thiên HuếĐồng (đơn vị tiền tệ)Quân khu 3, Quân đội nhân dân Việt NamDanh sách Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân trong Chiến dịch Điện Biên PhủCách mạng Công nghiệp lần thứ tưPhápĐại ViệtXabi AlonsoNgọt (ban nhạc)Liên QuânLê Ngọc HoànGeometry DashTrần Thái TôngBạo lực học đườngĐội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí MinhLiên minh châu ÂuHuỳnh Văn NghệNhà HồThời Đại Thiếu Niên ĐoànMã MorseMyanmarLãnh tụ Tối cao IranThảm họa ChernobylĐại Việt sử ký toàn thưKý sinh thúNhật ký tự do của tôiTrí tuệ nhân tạoFrieren – Pháp sư tiễn tángCố đô HuếHai Bà TrưngTrường Đại học Kinh tế Quốc dânHồ Chí MinhQuân khu 5, Quân đội nhân dân Việt NamQuân đội nhân dân Việt NamCuộc đua xe đạp toàn quốc tranh Cúp truyền hình Thành phố Hồ Chí MinhHiệp định Genève 1954Phạm Nhật VượngHuy CậnTết Nguyên ĐánGái gọiTriệu Lộ TưBình DươngLý Thường KiệtNATOTrang ChínhLịch sử IranBạch LộcHải Dương🡆 More