Sông Sài Gòn

Sông Sài Gòn là một chi lưu của sông Đồng Nai.

Sông bắt nguồn từ rạch Chàm, có độ cao tương đối khoảng 150 m, nằm trong huyện Lộc Ninh, tỉnh Bình Phước, rồi chảy qua giữa địa phận ranh giới tự nhiên giữa 2 tỉnh Bình Phước và Tây Ninh, qua hồ Dầu Tiếng, chảy tiếp qua tỉnh Bình Dương, là ranh giới giữa Bình Dương với Thành phố Hồ Chí Minh, hợp với sông Đồng Nai rồi đổ ra biển. Ở thượng lưu sông chảy theo hướng bắc - nam, trung lưu và hạ lưu sông chảy theo hướng tây bắc - đông nam.. Sông Sài Gòn dài 256 km, chảy dọc trên địa phận Thành phố Hồ Chí Minh khoảng 80 km, có lưu lượng trung bình vào khoảng 54 m³/s, bề rộng tại Thành phố khoảng 225 m đến 370 m, độ sâu có chỗ tới 20 m, diện tích lưu vực trên 5.000 km².

Sông Sài Gòn
Sông Sài Gòn
Sông Sài Gòn đoạn qua Thành phố Hồ Chí Minh
Vị trí
Quốc giaViệt Nam
Đặc điểm địa lý
Thượng nguồnLộc Ninh tỉnh Bình Phước
Cửa sôngLòng Tàu và Soài Rạp
Độ dài256 km
Diện tích lưu vựctrên 5.000 km²
Lưu lượng54 m³/giây.
Bản đồ

Hồ Dầu Tiếng được xây dựng nhằm điều tiết dòng chảy, hạn chế lũ và xâm nhập mặn ở hạ lưu, đồng thời cung cấp nước cho Tây Ninh, khu vực tây bắc Thành phố Hồ Chí Minh và Long An. Hồ Dầu Tiếng ngăn dòng từ ngày 24-6-1984 đã làm ảnh hưởng đến dòng chảy tự nhiên của sông Sài Gòn.

Tên gọi Sông Sài Gòn

Vì chảy qua nhiều vùng nên sông mang nhiều tên khác nhau:

Dòng chảy Sông Sài Gòn

Sông Sài Gòn 
Sông Sài Gòn đoạn chảy qua trung tâm thành phố Thủ Dầu Một
Tập tin:Trung Tam.jpg
Sông Sài Gòn đoạn chảy qua trung tâm Quận 1

Dòng chính

Sông là ranh giới tự nhiên giữa:

Sông Sài Gòn hợp lưu với sông Đồng Nai ở chỗ ngã ba giữa Thủ Đức, Quận 7 và Nhơn Trạch (Đồng Nai).

Phụ lưu

Lịch sử Sông Sài Gòn

Sách Gia Định thành thông chí của Trịnh Hoài Đức mô tả về sông Bến Nghé như sau:

    Ở phủ Tân Bình, trước thành Gia Định, tục gọi là sông Bến Nghé, rộng 142 tầm, sâu 10 tầm, khi nước lên sâu 13 thước ta, sông này vừa rộng lớn vừa trong sâu, những tàu buôn và ghe thuyền sông biển trong và ngoài nước ra vào không ngớt, trông thấy đầu tàu nối liền, đuôi cột buồm chi chít, đủ biết đó là nơi đô hội. Từ bến đò trước thành, uốn quanh lên phía tây đến sông Bình Đồng (tục gọi là sông Đồng Cháy) qua sông Băng Bột (Thủy Vọt), ngược lên thủ sở Tầm Phong Tích rồi đến thác lớn Bưng Đàm (Nhồm) là chỗ cuối nguồn, tất cả là 462 dặm. Từ bến đò trước thành quanh ra phía bắc uốn qua đông xuống cửa Tam Giang Nhà Bè, hợp làm sông Phước Bình đổ ra cửa lớn Cần Giờ là 142 dặm rưỡi. Hai bên sông có nhiều sông nhánh, phía tây nam sông thuộc địa giới trấn Phiên An, phía đông bắc thuộc địa giới trấn Biên Hòa.
Sông Sài Gòn 
Sông Bến Nghé trên bản đồ của Trần Văn Học

Sông Bến Nghé có vai trò quan trọng trong việc phát triển vùng đất Gia Định xưa. Trích bài viết của nhà nghiên cứu Huỳnh Ngọc Trảng:

    Sau khi chiến tranh tàn phá Cù lao Phố và tiếp đó, thành Gia Định (thành Bát Quái, thành Qui) được thành lập theo ý đồ chính trị của chúa Nguyễn Ánh, Bến Nghé trở thành xứ thành thị...Chợ phố Sài Gòn, nằm trên bờ sông Sài Gòn, đã dần dần giành mất vai trò của Cù lao Phố; xã Thanh Hà ở Biên Hòa cũng bị làng Minh Hương thay thế. Cuối thế kỷ XVIII, Bến Nghé – Sài Gòn là một thành thị đô hội...Từ năm 1788, vùng đất này đã bước vào công cuộc xây dựng hòa bình. Thành Gia Định được xây theo kiểu thành Vauban và là cơ quan của Gia Định kinh với dinh thự, kho lẫm, cuộc chế tạo, xưởng đóng ghe thuyền, tàu chiến. Hệ thống đường sá, phố chợ được chỉnh đốn một bước quy mô. Thương cảng Bến Nghé thu hút tàu bè của thương nhân ngoại quốc đến buôn bán đông đảo. Chợ phố, bến cảng đã làm cho Bến Nghé–Sài Gòn (hiểu là Chợ Lớn) trở thành trung tâm chính trị, kinh tế cho toàn vùng. Cho đến khi: "Bến Nghé của tiền tan bọt nước/ Đồng Nai tranh ngói nhuốm màu mây"...Khu vực trung tâm Bến Nghé, kinh rạch được san lấp, dinh thự, công sở (Bưu điện, Pháp đình, dinh Thống đốc, tòa thị chính), nhà thờ Thiên Chúa giáo, đường sá, phố xá...lại được dựng lên...đã làm thay đổi về chất bộ mặt của xứ đô hội Gia Định.

Ngoài vai trò là thủy lộ quan trọng, sông bến Nghé còn là nơi xảy ra nhiều trận đánh ác liệt dưới thời phong kiến trong lịch sử Việt Nam. Khi thực dân Pháp cai trị Nam Kỳ, để hướng dẫn tàu bè ra vào sông Sài Gòn được an toàn, nhà cầm quyền Pháp đã cho xây một cột cờ cao 30 mét cách vàm Bến Nghé vài trăm mét, gọi là cột cờ Thủ Ngữ. Trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, khu vực cột cờ Thủ Ngữ đã chứng kiến nhiều cuộc đấu tranh của quân và dân Việt.

Giao thông Sông Sài Gòn

Sông này có các cảng lớn thuộc hệ thống Cảng Sài Gòn. Có tuyến buýt đường sông xuất phát từ bến Bạch Đằng (Quận 1) đi theo sông Sài Gòn, qua kênh Thanh Đa và ra lại sông Sài Gòn đến khu vực phường Linh Đông (thành phố Thủ Đức). Ngoài ra, ở Thành phố Hồ Chí Minh còn có một hệ thống kênh rạch chằng chịt: Thầy Cai, Láng The, Bàu Nông, rạch Tra, Bến Cát, An Hạ, Tham Lương, Cầu Bông, Nhiêu Lộc-Thị Nghè, Bến Nghé, Lò Gốm, Kênh Tẻ, Tàu Hũ, Kênh Ðôi...

Môi trường Sông Sài Gòn

Công ty TNHH nông sản Việt Phước

Ngày 14 tháng 8 năm 2015, cơ quan điều tra Công an tỉnh Bình Phước vừa đề nghị UBND tỉnh ra quyết định xử phạt Công ty TNHH nông sản Việt Phước, trụ sở tại xã Minh Tâm, Hớn Quản, Bình Phước gần 300 triệu đồng do công ty có vi phạm xả nước thải bẩn chưa qua xử lý trực tiếp ra sông Sài Gòn. Đồng thời, cơ quan chức năng cũng buộc đình chỉ hoạt động gây ô nhiễm môi trường của cơ sở chăn nuôi heo thuộc công ty này trong thời gian 4,5 tháng. Ngày 6-7, người dân phát hiện cá chết hàng loạt trên thượng nguồn sông Sài Gòn đoạn qua địa phận ấp 4, xã Minh Tâm và ấp Bàu Lùng, xã Tân Hiệp, huyện Hớn Quản và hàng trăm xác heo thối rữa vứt mé thượng nguồn sông Sài Gòn. Các loài cá bị chết chủ yếu là cá trắng, cá dảnh, cá mè, cá rô phi và một số lượng nhỏ cá lăng, ước khối lượng cá chết khoảng 2 tấn.

Ngày 13 tháng 7 năm 2015, Phòng Cảnh sát phòng chống tội phạm về môi trường (PC49), Công an tỉnh Bình Phước, cùng Sở Tài nguyên - Môi trường Sông Sài Gòn tiến hành khảo sát nguồn xả thải với một số doanh nghiệp xung quanh đoạn sông xảy ra cá chết và phát hiện Công ty TNHH Nông sản Việt Phước đã vứt hàng trăm xác heo chết ra mé sông Sài Gòn.

Trước đó, tháng 6 năm 2015, Công ty TNHH nông Sản Việt Phước cũng̣ đã bị UBND tỉnh Bình Phước xử phạt hơn 300 triệu đồng về hành vi xả thải trực tiếp ra sông Sài Gòn.

Hình ảnh Sông Sài Gòn

Các công trình khác Sông Sài Gòn

  • Nhà máy nước Tân Hiệp, Củ Chi lấy nước từ sông Sài Gòn với công suất 300.000 m³/ngày

Xem thêm

Chú thích

Tham khảo

  • Nguyễn Dược-Trung Hải, Sổ tay địa danh Việt Nam. Nhà xuất bản Giáo dục, 2008, tr.164, tr. 219, tr. 220 và 222.
  • Bản đồ Thành phố Hồ Chí Minh. Nhà xuất bản Hồng Đức, tháng 7 năm 2007.

Liên kết ngoài

Tags:

Tên gọi Sông Sài GònDòng chảy Sông Sài GònLịch sử Sông Sài GònGiao thông Sông Sài GònMôi trường Sông Sài GònHình ảnh Sông Sài GònCác công trình khác Sông Sài GònSông Sài GònBình DươngBình PhướcChi lưuHồ Dầu TiếngKilômétLộc NinhSông Đồng NaiThành phố Hồ Chí MinhTây Ninh

🔥 Trending searches on Wiki Tiếng Việt:

DoraemonRamadanLạc Long QuânThanh HóaThái NguyênGiải vô địch bóng đá châu Âu 2024Liên minh châu ÂuPhan Bội ChâuHồng DiễmGióĐông Nam ÁHán Cao TổTrần Đức LươngAngkor WatTứ diệu đếCleopatra VIIQuân khu 1, Quân đội nhân dân Việt NamNhận thứcTiến quân caTần Chiêu Tương vươngVụ sai phạm tại Tập đoàn Phúc SơnLê Đại HànhMười hai con giápCristiano RonaldoLionel MessiHệ sinh tháiĐường Thái TôngLê Quốc MinhChân Hoàn truyệnLê Thanh Hải (chính khách)Nhà Lê sơTào TháoĐội tuyển bóng đá quốc gia ĐứcTừ Hán-ViệtMinh Lan TruyệnVõ Tắc ThiênẤn ĐộPhù NamNhà Lê trung hưngNguyễn Tri PhươngĐịa đạo Củ ChiTrường ChinhPhan Thị Thanh TâmHy LạpDanh sách di sản thế giới tại Việt NamTiệc trăng máuNhà NguyễnTập đoàn FPTHoàng Hoa ThámCác ngày lễ ở Việt NamĐộng đấtNguyễn Đình ThiTrần Thủ ĐộNguyễn Huy TưởngTrần Cẩm TúBộ đội Biên phòng Việt NamNhà Tiền LêBùi Quang Huy (chính khách)Ngô Xuân LịchChiến tranh cục bộ (Chiến tranh Việt Nam)Tần Thủy HoàngBộ Tổng tham mưu Quân đội nhân dân Việt NamTết Nguyên ĐánTắt đènPiGiải vô địch Carom 3 băng thế giới UMBThụy ĐiểnNguyễn Thanh NghịDanh sách tỷ phú thế giớiBan Bí thư Trung ương Đảng Cộng sản Việt NamBạo lực học đườngMáy tính cá nhân IBMBố già (phim 2021)Đờn ca tài tử Nam BộĐinh La ThăngHà NamĐiện BiênLăng Chủ tịch Hồ Chí MinhNguyễn Tấn Dũng🡆 More