Tục huyền táng thời cổ xưa ở Trung Quốc

Huyền Táng hiểu đơn giản là treo quan tài trên núi – một trong những hình thức mai táng cổ xưa nhất ở Trung Quốc. Chữ “huyền” có nghĩa là treo, tức là treo quan tài của người chết trên các vách núi dựng đứng cực kì nguy hiểm. Huyền quan cũng còn gọi là “nhai mộ” trong tiếng Trung Quốc đều có nghĩa là quan tài treo trên vách núi đá.

Người ta cho rằng vách núi hay hang động trên cao là nơi yên tĩnh, thích hợp để linh hồn yên nghỉ. Từ trên cao, người chết có thể ngắm nhìn trời xanh, sông núi, cách biệt với sự ồn ào của nhân gian. Vì vậy, một số địa phương chỉ còn gọi nơi huyền táng là “tiên hàm”, “tiên thất”, “tiên đài”. Điều đặc biệt nữa là những ngọn núi được chọn đều là núi đá trơn nhẵn, cho dù là người hiện đại với các công cụ leo núi chuyên nghiệp cũng chưa chắc đã leo lên được. Hơn nữa, những ngọn núi này đều có đặc điểm là xung quanh có sông suối.

Người ta còn tin rằng, quan tài được huyền táng ở những nơi hiểm trở sẽ không bị ai phá hoại, không bị nước ngấm, không bị thối rữa, thi thể người chết sẽ được bảo lưu mãi mãi. Cũng theo quan niệm của họ, vị trí càng cao càng được thể hiện sự tôn kính. Thế nên với những bậc bô lão, già làng có chức sắc khi mất sẽ được đặt trong những cỗ quan tài tốt nhất và ở độ cao nhất. Ngược lại, phàm là những kẻ bình thường, bị người khác ghét bỏ thì khi chết chỉ được chôn ở những vị trí cực thấp.

Tục huyền táng thời cổ xưa ở Trung Quốc

Đây là một hình thức mai táng đặc biệt của các dân tộc thiểu số Trung Quốc, bắt nguồn từ dân tộc Bo. Trong những năm cuối của triều đại nhà Minh (1368 – 1644), quân đội đế quốc đã áp bức một cách tàn nhẫn các dân tộc thiểu số của tỉnh Tây Nam, . Để thoát khỏi sự áp bức, tộc người Bo buộc phải di cư đến nơi ở mới, họ giấu tên thật và đồng hóa với các nhóm dân tộc khác.

Ngày nay, huyền quan được tìm thấy nhiều ở các tỉnh Tứ Xuyên, , , . Trong đó nổi tiếng nhất là những quan tài treo trên vách núi của dân tộc Miêu ở gần sông Cách Đột, tỉnh Tứ Xuyên.

Người Miêu thường dùng 2 loại huyền quan. Loại thứ nhất là dựa vào những vách núi kín gió, có sông suối chảy quanh. Họ tận dụng khe hở trên vách đá để cắm cọc gỗ làm giá đỡ cho quan tài, vì thế, nhiều quan tài ở đây đã có lịch sử vài trăm năm. Loại huyền quan thứ hai là quan tài gỗ được đặt trong động do người Miêu dùng đục đá tạo ra ở núi đá vôi. Loại cuối cùng là quan tài được đặt trong các hang động tự nhiên.

Người Miêu ở Tứ Xuyên kể rằng, vài chục năm trước, trên các vách núi quanh nơi họ sống có đến vài trăm chiếc huyền quan. Tuy nhiên, vài chục năm trước, một trận bão lớn đã quét gần hết khu di tích ghi dấu ấn độc đáo này. Hiện chỉ còn vài chục chiếc huyền quan vẫn vững vàng trên vách núi, thách thức các nhà khoa học về câu chuyện huyền bí của người xưa.

Người Miêu hiện nay không còn dùng tục lệ cổ xưa này nữa, và cũng chưa có lời giải thích xác đáng nào cho cách mai táng kỳ bí này.

Tại sao người Miêu “chôn” người chết trên vách núi? Theo lời của một nhà nghiên cứu, tục huyền quan bắt nguồn từ việc người Miêu xưa không có nhiều đất để canh tác. Đất đai ít, thế nên họ phải an táng người chết bằng cách đưa quan tài lên vách núi. Trong khi đó, những người già ở các bộ tộc người Miêu nói tập tục này có 4 điều lợi. Thứ nhất là ngăn không cho kẻ thù hủy hoại quan tài; thứ hai là khiến dã thú không ăn xác người chết; tiếp đó là nhiệt độ trên núi thường thấp, đặc biệt với các quan tài để trong hang động thì rất khó bị phân hủy; Lợi ích cuối cùng là… tiết kiệm đất canh tác.

Mặc dù tục huyền quan không còn nữa, nhưng tang lễ của những người già trong Miêu tộc vẫn còn những nghi thức mô tả phong tục có từ hàng ngàn năm trước. Trong tang lễ, sẽ có 4 con ngựa trống khỏe mạnh bị giết để làm vật cưỡi cho người chết, người Miêu coi đó là “chiến mã”. Ngoài ra, còn có 4 con bò bị giết để bồi táng cùng những vật dụng dùng trong chiến đấu như yên ngựa, dao chiến, cung tên, mũ chống tên được bện bằng tre, tẩm vật liệu bí truyền.

Người Miêu khá coi trọng chiến đấu, bởi theo những câu chuyện sử thi của họ thì khi rời Trường Giang xuống phía Nam, người Miêu đã phải chiến đấu ác liệt cùng các bộ lạc bản địa để dành chỗ đứng. Chiến thuật của người Miêu dựa nhiều vào ngựa, thế nhưng ngựa chiến khi xưa của họ chạy không nhanh. Vì thế, trong tang lễ, người ta coi việc cho 4 chiến mã bồi táng là cách để giúp người đã khuất sẽ mạnh mẽ hơn khi ở thế giới bên kia.

Dương Chính Giang, một chuyên gia nghiên cứu ngôn ngữ, văn hóa người Miêu mới đây đưa ra cách lý giải khác cho tục huyền quan. Theo đó, người Miêu xưa nghĩ rằng sẽ có một ngày họ quay trở lại vùng đất phát tích của dân tộc này ở sông Trường Giang. Vì thế, họ không chôn quan tài xuống đất mà treo lên vách núi để khi trở lại vùng Trường Giang, họ sẽ mang quan tài theo để người đã khuất được chôn cạnh tổ tiên.

Tục huyền táng thời cổ xưa ở Trung Quốc

Người Miêu đưa quan tài lên vách núi bằng cách nào? Vách núi nơi có huyền quan thường dựng đứng cao hàng trăm mét, dưới lại có sông suối hoặc kênh rạch nên việc người Miêu làm thế nào mang được quan tài lên vách núi là điều rất bí ẩn. Sau nhiều năm nghiên cứu, các chuyên gia của Trung Quốc chỉ có thể phỏng đoán cách người Miêu làm. Thứ nhất là họ đã khoét núi làm đường, đặt quan tài lên vị trí cần thiết rồi phá bỏ con đường đó đi, khiến cho việc tới được quan tài là điều không thể với người cổ đại. Thứ hai là người Miêu ban đầu đặt quan tài vào vách núi xong rồi mới khoét dần đất ở xung quanh cho tới khi chiếc quan tài đã ở độ cao cả trăm mét. Thứ ba là người Miêu xưa dùng thang gỗ, hoặc “xa lâu” (tháp di động có bánh xe gắn ở dưới, ở trên có thể chứa được khoảng chục người).

Tuy nhiên, ba cách lý giải nêu trên đều bị cho là không thuyết phục. Gần đây nhất, một cách giải thích có vẻ hợp lý nhất nhưng nhuốm màu huyền bí: Người Miêu có tuyệt kỹ leo trèo trên vách núi như siêu phẩm điện ảnh “Người nhện” ở Mỹ. Theo đó, thời xưa, một số người Miêu thường truyền dạy nhau tuyệt kỹ leo trèo trên vách núi đá vôi. Họ học được điều này do cuộc sống cần phải leo trèo hái thuốc, tìm tổ yến… Trong mỗi tang lễ, thường thì những “người nhện” trong Miêu tộc sẽ tách từng mảnh ván quan tài ra rồi mang lên gắn vào vách núi. Trước đó, họ đã chọn kỹ địa điểm và chuẩn bị điều kiện cần thiết, đó là đóng trước những cọc gỗ làm giá đỡ quan tài. Sau khi mang hết những mảnh quan tài lên vách núi, người Miêu sẽ làm việc khó nhất trong công đoạn huyền quan là mang xác người chết lên đặt vào quan tài rồi đóng nắp áo quan.

Nhưng các cuộc kiểm chứng gần đây cho thấy, “người nhện” cao thủ nhất trong Miêu tộc cũng chỉ leo được vách núi cao 30 m, vậy những huyền quan ở độ cao cả trăm mét thì sao? Người ta đành bằng lòng với lý giải: Biến động địa chất khiến núi cao dần lên, ban đầu, huyền quan chỉ cách mặt đất vài chục mét.

Vì thế, huyền quan cho tới nay vẫn là điều bí ẩn ở Trung Quốc và với chính những hậu duệ của người Miêu ngày nay.

Tục huyền táng cùng nhiều phong tục kỳ lạ khác đã góp phần tạo nên một nền văn hóa Trung Hoa đặc sắc và đó cũng là một trong những lý do thu hút khách thập phương đến khám phá và trải nghiệm. Nếu du khách yêu mến nền văn hóa của đất nước này thì hãy tham gia tour Trung Quốc cùng người bạn đồng hành https://travel.duhoctrungquoc.vn/ nhé! 

Thông tin bài viết được thu thập và tổng hợp từ Nguồn Internet chỉ mang tính chất tham khảo.

Bài viết này được cập nhật lần cuối (Last updated): 17-03-2020 22:03:26

Danh mục đăng tin:Ẩm thực Trung Hoa, Văn hoá - Con người,
Top