Màn đánh ghen tàn độc của những bà phi tần trong lịch sử Trung Hoa

Ở thời phong kiến Trung Hoa, việc hoàng đế có năm thê bảy thiếp vốn được coi là chuyện thường tình. Những phi tần dù có thế nào vẫn thường ngậm bồ hòn làm ngọt, chấp nhận cảnh san sẻ tình cảm của chồng với những người đàn bà khác. Song, những bà phi tần sau đây lại hoàn toàn khác:

1. Lý Phượng Nương chặt tay tình địch gửi cho chồng

Lý Phượng Nương là hoàng hậu của vua Tống Quang Tông, hoàng đế thứ 12 của nhà Tống. Trong lịch sử Trung Hoa, Lý Phượng Nương vốn là con gái của một vị quan trong triều sau này được gả cho Tống Quang Tông. Do được gia đình chiều chuộng từ bé nên tính khí của Lý Phượng Nương khá thất thường. Bà là người phụ nữ ưa quyền lực, sẵn sàng trừng trị tàn độc bất kỳ kẻ nào dám làm trái ý mình.

Vốn có suy nghĩ cả thiên hạ đều nằm trong tay mình, Lý Phượng Nương vô cùng ghét bị ai đó tranh giành “đồ” với mình. Không cam chịu cảnh chồng chung, bà sẵn sàng ra mặt cảnh cáo khi chồng có ý đồ với bất cứ cung tần mỹ nữ nào.

Sách xưa chép lại, Lý Phượng Nương ghen tuông bệnh hoạn, thậm chí chỉ cần thấy ánh mắt đa tình của vua Tống Quang Tông lướt qua cung nữ nào, chắc chắn người đó sẽ bị gặp họa bất ngờ. Tuy đứng sau vua song Tống Quang Tông nhu nhược lại sợ vợ nên Lý Phượng Nương càng được thể lấn tới.

Màn đánh ghen tàn độc của những bà phi tần trong lịch sử Trung Hoa

Để độc chiếm hoàng đế, Lý Phượng Nương ngày đêm nghĩ những mưu hèn kế độc để triệt hạ bằng được những tình địch của bà cũng như thỏa mãn cơn ghen vô lối. Điển hình nhất phải kể tới đòn đánh ghen rùng rợn và độc ác bậc nhất lịch sử của Lý Phượng Nương: Chặt tay tình địch gửi cho chồng.

Một hôm vua Tống Quang Tông được cung nữ mang nước ra để rửa tay. Tuy không hẳn xinh đẹp nghiêng nước nghiêng thành song cung nữ đó lại sở hữu làn da trắng trẻo, đôi tay nõn nà khiến vua trở nên mê mẩn. Quên mất người vợ luôn sẵn trong người máu ghen Hoạn Thư, vua Tống Quang Tông liền cầm bàn tay của cung nữ kia lên ngắm nghía, vuốt ve rồi trầm trồ khen ngợi. Ông nâng đôi tay cung nữ lên và khen ngợi như một viên ngọc lấp lánh quý báu. Tuy chưa qua lại gì và sự việc chỉ dừng ở đó, Tống Quang Tông không ngờ ngay hôm sau đã nhận được món quà ghê rợn do chính tay Lý Hoàng hậu mang tới. Khi vua tò mò hỏi đó là gì, Hoàng hậu liền trả lời là một “báu vật” mà vua rất yêu thích.

Hồ hởi mở ra xem, Tống Quang Tông tái mặt khi thấy bên trong món quà là bàn tay vấy máu của một nữ nhi. Thì ra sau khi được các cung nữ khác báo lại, Lý Hoàng hậu đã triệu nàng cung nữ kia tới để ra tay ngay lập tức và dành chính đôi tay đó làm quà gửi đến cho chồng. Sau sự việc này, vua Tống Quang Tông càng trở nên kinh sợ vợ mình. Không rõ số phận của cung nữ xấu số kia ra sao song từ đó về sau, trong cung không còn ai dám tơ tưởng tới hoàng đế nữa.

2. Độc Cô hoàng hậu bắt chồng phải một lòng một dạ dù là vua của một nước

Độc Cô hoàng hậu hay Văn Hiến hoàng hậu là vị Hoàng hậu duy nhất dưới thời Tùy Văn Đế Dương Kiên, vị hoàng đế đầu tiên của nhà Tùy trong lịch sử Trung Quốc. Độc Cô Hoàng hậu vốn xuất thân danh giá, là con gái của Độc Cô Tín, một vị khai quốc công thần của Bắc Chu. Bà cũng là người được học hành đến nơi đến chốn.

Vì quý mến chàng trai tên Dương Kiên, con trai trưởng của Dương Trung Đại tướng quân, Độc Cô Tín quyết gả con gái rượu cho anh ta. Sau này, khi Dương Kiên lên ngôi nhờ được lòng dân, ông đã lập Độc Cô thị làm hoàng hậu.

Màn đánh ghen tàn độc của những bà phi tần trong lịch sử Trung Hoa

Là người phụ nữ tài sắc vẹn toàn, có nhiều cống hiến cho sự hưng thịnh của đất nước song Độc Cô Hoàng hậu lại rất hiểm độc. Trong chốn thâm cung, các cung tần mỹ nữ cũng khó có cơ hội nhìn thấy Hoàng thượng dù chỉ một lần chứ chưa dám nghĩ tới việc được ân sủng.

Một lần khi Độc Cô Hoàng hậu bệnh nhẹ đang ở trong cung nghỉ ngơi, vua Tùy đã cùng đám nội thị đi hầu lẻn tới thăm các cung, viện. Tới cung Nhân Thọ, một cung nữ trẻ tuổi khi thấy Tùy Văn Đế liền sợ hãi cúi đầu. Nhưng chính sự đáng yêu đó đã khiến trái tim Hoàng đế lạc nhịp mà nổi lòng ham muốn bèn ân sủng. Độc Cô Hoàng hậu khi biết chuyện đã rất tức giận, nhân lúc Văn Đế ra ngoài liền đích thân đến nơi sai người đánh chết Uất Trì. Hoàng đế biết tin vô cùng tức giận song vì nể sợ bà nên đành dong ngựa bỏ lên núi giải sầu.

Tuy nhiên Độc Cô hoàng hậu được đánh giá cao là người có tài trí hơn người. Bà luôn đặt sự hưng thịnh của quốc gia lên hàng đầu, coi dân như con. Chính bởi vậy mà Hoàng đế vẫn luôn dành một sự kiêng nể nhất định với bà. Thậm chí, một số việc triều chính bà cũng được quyền can dự.

3. Chiêu Tín với đòn ghen tàn độc trong hậu cung triều Hán

Chiêu Tín là cơ thiếp của Quảng Xuyên Vương Lưu Khứ, cháu nội vua Hán Cảnh Đế. Chiêu Tín được xếp hàng đầu trong những người đàn bà ghen tuông bệnh hoạn, ác độc trong lịch sử Trung Quốc. Vì muốn chiếm lĩnh chồng mà Chiêu Tín tìm cách hãm hại tất cả những phi tần, cung nữ được Lưu Khứ sủng ái. Không đơn thuần là tước đi mạng sống của họ, bà còn dùng những cách tra tấn kinh hoàng khiến chẳng ai được chết toàn thây. Mục đích những màn đánh ghen ghê rợn đó là để cảnh cáo những phi tần khác không đến gần Lưu Khứ và để chứng minh quyền lực của bà.

Màn đánh ghen tàn độc của những bà phi tần trong lịch sử Trung Hoa

Vọng Ngưỡng, một ái thiếp được Lưu Khứ sủng ái, đã bị bà bày mưu vu cáo. Lưu Khứ nghe lời bà đã trừng phạt Vọng Ngưỡng bằng cách lột hết quần áo nàng, bắt các phi tần dùng dùi nung đỏ ép vào người nàng. Vọng Ngưỡng bỏ chạy, nhảy xuống giếng tự vẫn. Nhưng Chiêu Tín không để cho nàng chết dễ dàng như vậy. Bà đã lôi Vọng Ngưỡng lên, dùng giáo đâm vào chỗ kín, xẻo mũi, cắt miệng, cắt lưỡi nàng… đem nấu chín, bắt các phi tần khác chứng kiến.

Một cung phi khác là Vinh Ái cũng bị Chiêu Tín vu cáo hãm hại. Vinh Ái sợ quá nhảy xuống giếng nhưng không chết. Chiêu Tín tiếp tục dùng những cách thức man rợ để hả dạ, bà lôi Vinh Ái lên, trói lại, ấn dao nung làm mù hai mắt, cắt hai tay, nung chì đổ vào miệng nàng. Vinh Ái chết, Chiêu Tín còn sai phanh thây bắt chôn mỗi thứ một nơi.

Vì được Lưu Khứ sủng ái hết mực, nên Chiêu Tín thường dùng những lời lẽ ngon ngọt để dụ dỗ chồng, khiến nhiều lần ông đích thân ra tay trừng phạt những người phụ nữ ông từng yêu thương. Có tới 14 cung phi từng được Lưu Khứ sủng ái bị Chiêu Tín hành hạ theo những cách như vậy. Chính thói hoang dâm vô độ của Lưu Khứ đã khiến cho biết bao cô gái phải bỏ mạng tức tưởi sau những đòn ghen tàn độc của Chiêu Tín.

4. Trịnh Tụ mượn tay Vua hủy hoại nhan sắc của tình địch

Sở Hoài Vương được biết đến là một ông vua đa tình nhưng kém việc trị nước. Trong nhiều người vợ của mình, mỹ nhân Trịnh Tụ là người được Sở Hoài Vương hết mực sủng ái. Là một mỹ nhân có dung nhan kiều diễm, tính cách phức tạp, Trịnh Tụ cũng được biết đến là người có tình yêu điên cuồng và thủ đoạn đánh ghen vô cùng ác độc.

Tương truyền, để cầu hòa, Hoàng đế nước Ngụy lúc bấy giờ đã dâng lên Sở Vương một mỹ nhân đẹp nghiêng nước nghiêng thành. Nàng đẹp đến mức Sở Hoài Vương vừa nhìn thấy đã không thốt nên lời, từ đó hết mực sủng ái Ngụy mỹ nhân.

Trịnh Tụ chứng kiến điều đó thì ghen ghét vô cùng. Tuy nhiên, nàng không hề thể hiện điều đó ra ngoài mà còn chủ động chăm sóc cho Ngụy mỹ nhân từ bữa ăn đến giấc ngủ, tặng cho mỹ nhân những bộ y phục lộng lẫy, những đồ trang sức quý hiếm. Hai người dần dần thân thiết như thể chị em ruột thịt. Sở Vương thấy điều đó thì rất đỗi vui mừng, xem Trịnh Tụ là người hiểu đại cuộc, không có lòng đố kị ghen ghét, xứng đáng trở thành tấm gương cho hậu cung.

Màn đánh ghen tàn độc của những bà phi tần trong lịch sử Trung Hoa

Khi đã nhận được sự trân trọng của Sở Vương, sự tin tưởng của Ngụy mỹ nhân, Trịnh Tụ mới bắt đầu âm mưu thâm độc của mình. Một ngày, Trịnh Tụ nhẹ nhàng khuyên nhủ nàng mỹ nhân mũi của nàng ấy không được đẹp, Hoàng đế rất không vừa lòng. Nghe đến đó tiểu mỹ nhân lo sợ, cầu cứu Trịnh Tụ. Nàng sau đó đã nghe lời Trịnh Tụ, hễ gặp vua lại tìm cách che mặt để giấu đi chiếc mũi “xấu xí”.

Một thời gian sau, ngạc nhiên trước những hành động lạ lùng của Ngụy mỹ nhân, Hoàng đế Sở Hoài nói với Trịnh Tụ: “Không hiểu sao gần đây Ngụy mỹ nhân thường đeo mạng che mặt mỗi khi gặp trẫm”. Nắm được thời cơ, Trịnh Tụ liền trở mặt nói: “Vị mỹ nhân này còn trẻ không hiểu chuyện, đã được Hoàng thượng yêu mến như vậy mà nàng ta còn chê hoàng thượng hôi, mỗi lần gần đều phải đeo mạng che mũi”.

Sở Hoài nghe xong vô cùng tức giận, ra lệnh cắt bỏ mũi của Ngụy mỹ nhân. Vậy là Trịnh Tụ không cần tự mình ra tay vẫn có thể loại bỏ được tình địch, hả hê độc chiếm người chồng đế vương.

5. Hoàng hậu Lã Trĩ biến ái thiếp của vua thành “người lợn”

Trong lịch sử Trung Hoa cổ đại, vào thời Tây Hán, Cao Tổ Hoàng hậu Lữ Trĩ đã từng tạo ra một thảm kịch không thua kém bất cứ một vị vua bạo tàn nào.

Đầu thời Tây Hán, sau khi Hán Cao Tổ Lưu Bang qua đời, Hán Huệ Đế Lưu Doanh lên ngôi khi mới 17 tuổi, trời sinh mềm yếu, không có năng lực, thân thể lại yếu đuối, nên mọi quyền lực đều nằm trong tay Hoàng Thái hậu Lữ Trĩ. Để nắm chắc quyền lực trong tay mình, bảo vệ ngôi thiên tử của con, Lã Hậu đã dùng trăm ngàn thủ đoạn để loại bỏ các đối thủ trong cung.

Sau khi Hán Cao Tổ qua đời, Lã hậu không hãm hại đại đa số các phi tần của Hán Cao Tổ. Ngược lại còn hậu đãi họ, những phi tần nào sinh được con trai đều được phong tước Vương Thái Hậu và cùng con trai trở về đất phong cư ngụ.

Màn đánh ghen tàn độc của những bà phi tần trong lịch sử Trung Hoa

Chỉ trừ duy nhất một người, đó là trường hợp của Thích phu nhân, khi Hán Cao Tổ tại vị, việc Thích phu nhân được sủng ái vốn đã không vừa mắt Lã hậu. Trước khi qua đời, Lưu Bang còn có ý định cho Triệu Như Ý (con của Thích phu nhân) làm Thái tử. Vì vậy, Lữ Trĩ ôm hận với hai mẹ con vị phu nhân này và đã trừng phạt Thích phu nhân.

Sau khi tiên đế vừa qua đời, Lữ hậu đã sai người bắt Thích phu nhân giam vào trong cung Trường Hạng – Vĩnh Hạng. Đây là nơi dùng để nhốt các cung nữ phạm lỗi, cũng từng giam giữ rất nhiều kẻ phạm trọng tội trong hậu cung. Bà sai người cạo đầu Thích phu nhân, dùng xích sắt khóa hai chân tình địch, chỉ cho mặc một bộ y phục rách rưới. Giam Thích phu nhân trong một căn phòng tối tăm ẩm ướt. Hằng ngày Thích phu nhân sẽ phải giã thóc, nếu giã không đủ sẽ không được ăn cơm.

Lúc này, con trai của Thích phu nhân với Cao Tổ Lưu Bang là Như Ý đang làm chư hầu vương ở nước Triệu. Thích phu nhân nhớ lại chuyện xưa, lại nghĩ đến con trai, trong lòng đau đớn vô cùng, vừa giã thóc vừa cất câu ca ai oán, tạm dịch là: “Con làm vua, Mẹ đày tớ. Giã gạo ngày lại tối. Với tử thần chung chỗ! Xa cách ba ngàn dặm. Ai làm sứ cáo tố?”. Và lúc này, Lữ hậu nghe được lời hát của Thích phu nhân, liền hạ lệnh cho Triệu vương Như Ý rời khỏi đất phong về kinh thành để dễ bề bày mưu sát hại.

Hán Huệ Đế Lưu Doanh vốn là người thiện lương, nghe Lữ hậu có ý vời Như Ý về kinh thành, ông cũng biết mẹ mình muốn sát hại em trai nên quyết tâm bảo vệ. Vì vậy, Lưu Doanh liền mời Triệu Như Ý ở lại cung của mình, hằng ngày ăn chung, ngủ chung với em trai. Do đó, Lữ hậu dù trong lòng tức giận nhưng cũng không dám làm bừa.

Tháng 12.194 TCN, Huệ Đế buổi sớm ra đi săn bắn. Như Ý còn nhỏ, không thể dậy sớm nên ở lại một mình. Lúc này, Lữ Trĩ bèn sai người mang thuốc độc đến cho Như Ý uống, Như Ý uống xong thì chết. Thích phu nhân lúc này cũng mất đi chỗ dựa vững chắc. Lữ hậu lúc này không còn kiêng nể, liền sai người chặt đứt tứ chi, biến sủng phi của tiên đế thành người lợn, nhốt vào nhà xí. Sau đó, Lữ hậu cho Hán Huệ Đế đến xem. Khi tiến đến khu nhà xí ở cung Vĩnh Hạng, có người chỉ vào đó nói: “Bên trong chính là người lợn”.  Huệ Đế nhìn thấy một kẻ không tay không chân, trong mắt lại không có con ngươi, thân hình nhiều vết thương nhầy nhụa máu thịt, miệng tuy mở nhưng á khẩu. Lưu Doanh mới hỏi lai lịch của kẻ bên trong. Thái giám vừa nói ra ba chữ “Thích phu nhân”, Hán Huệ Đế suýt chút nữa ngất xỉu, sau đó liền hỏi rõ ngọn ngành.

6. Triệu Phi Yến giết chết hết các cung nữ sinh con cho vua

Tương truyền, Hán Thành Đế là người ham mê tửu sắc. Ông thường xuyên cải trang thành thường dân, đổi tên thành Trương công tử rồi cùng với Phú bình hầu Trương Phóng đóng giả thành các công tử dòng dõi quý tộc, trốn ra khỏi cung để tìm thú ăn chơi, hưởng lạc. Một hôm, Hán Thành Đế ghé thăm nhà công chúa Dương Á. Để chiều lòng vị vua này, công chúa Dương Á đã tuyển một loạt vũ nữ đến mua vui cho vị hoàng đế này.

Triệu Phi Yến từ sau rèm lụa bước ra với dáng vóc thon thả, da dẻ bóng bẩy, mỡ màng, tư thế múa như chim yến mới nở xòe cánh, giọng ca líu lo. Cử chỉ điệu bộ của Triệu Phi Yến đã khiến Hán Thành Đế mê mệt. Nàng được ông đưa về cung và sủng hạnh, mê mệt. Phi Yến xin cả người em của mình là Triệu Hợp Đức vào cung và cả hai cùng khiến cho Hoàng thượng say mê, không còn màng tới các cung tần mỹ nữ khác.

Cũng từ đây, hậu cung trở nên sóng gió vì sự ghen tị, đố kị của hai người đàn bà này. Họ đã có những bí quyết phòng the khiến cho nhà vua không thể nào quên, không thể nào thôi si mê, điên dại. Thế nên, bất cứ lời nào họ nói, Hán Thành Đế đều nghe theo. Có khi còn biết rõ là họ có lòng dạ ghen tuông, hiểm độc nhưng vì quá si mê nên chịu núp bóng hai chị em họ Triệu.

Màn đánh ghen tàn độc của những bà phi tần trong lịch sử Trung Hoa

Thời đó Hứa Hoàng Hậu và Ban tiệp du cũng được nhà vua sủng ái. Sợ mất vị trí của mình trong lòng Hán Thành Đế, hai chị em Triệu Phi Yến đã dùng cách hãm hại, vu oan cho họ dùng bùa chú, tà thuật. Cuối cùng, một người bị phế ngôi hậu, một người bị phế phi. Sau đó, Phi Yến được lên làm hoàng hậu, sử sách gọi nàng là Hiếu Thành hoàng hậu.

Biết rõ việc mình không thể sinh con sẽ khó lòng giữ được ngôi vị nên Triệu Phi Yến tìm mọi cách để có con. Thời đó, chuyện dâm loạn của Triệu Phi Yến nổi tiếng khắp triều. Vua Hán Thành Đế biết rõ nhưng lại không có cách nào trừng trị bà ta. Hai chị em họ bênh vực lẫn nhau khiến cho Hán Thành Đế mê muội tin vào những lời đường mật.

Triệu Phi Yến ngoại tình là để mong có con, nhưng cuối cùng lại không được như ý nguyện. Chính vì vậy, hai chị em nhà họ Triệu đã dùng mưu, giết hại tất cả những người sinh con cho Hoàng thượng vì không muốn họ được ngóc đầu lên. Trong hậu cung thời nhà Hán, tất cả những người mang thai, được sủng ái, có con đều bị hai chị em họ Triệu giết hại. Hán Thành Đế biết rõ mà đã bất lực, không thể ngăn cản được sự độc ác của hai chị em nhà họ Triệu. Đau khổ nhìn họ giết hại cốt nhục của mình, chịu tuyệt tự tuyệt tông.

Ác giả ác báo, cuối cùng hai chị em Triệu Phi Yến cũng chịu kết cục bi thảm. Hán Thành Đế ngày ngày tận hưởng hoan lạc cùng Hợp Đức, đến một hôm dùng đan (một loại thuốc tráng dương xưa) quá liều nên chết trên giường của Hợp Đức. Hai chị em Triệu Phi Yến từ đó không còn chỗ đứng. Hợp Đức bị Vương Thái Hậu phanh phui mọi tội trạng, bị giam lỏng rồi tự sát. Không lâu sau đó, Triệu Phi Yến cũng bị bức tử.

7. Võ Tắc Thiên tự tay bóp chết con của mình để triệt hạ tình địch

Vốn ôm mộng lớn, Võ Tắc Thiên luôn mong muốn mình là “đệ nhất thiên hạ”. Chính vì thế, khi nhìn thấy bất kỳ ai xinh đẹp hơn mình bà đều đâm lòng ghen ghét và dùng thủ đoạn để triệt hạ. Nhiều giai thoại kể lại rằng, để khiến Đường Cao Tông không còn tơ tưởng tới người đàn bà khác, Võ Tắc Thiên không ngần ngại dùng đến những thủ đoạn tàn khốc nhất.

Màn đánh ghen tàn độc của những bà phi tần trong lịch sử Trung Hoa

Giai thoại kể rằng, Võ Tắc Thiên đã tự tay bóp chết con mình để vu oan cho Vương Hoàng hậu (Hoàng hậu đầu tiên của Đường Cao Tông) khi bà đến thăm. Cũng vì thế, Hoàng hậu bị phế bỏ, nhốt vào lãnh cung, còn bà được phong làm Hoàng hậu.

Sau này, Tiêu Thục Phi (một sủng phi của Đường Cao Tông Lý Trị) cũng bị nhốt vào lãnh cung. Nhiều lần đi qua, Hoàng thượng mủi lòng vào thăm. Thấy vậy, bà đã sai người chặt hết chân tay của Tiêu Phi và nhốt vào trong chum rượu tới chết. Quả là một đòn ghen tàn độc, thủ đoạn dã man mà không ai có thể nghĩ, một người đàn bà như bà lại làm được.

8. Viên Hoàng hậu dùng tiền để thử lòng chung thủy của chồng và đánh ghen bằng cách khác người

Bà Hoàng hậu với chiêu đánh ghen độc nhất lịch sử đó chính là Viên Hoàng hậu. Viên Hoàng hậu tên thật là Viên Tề Quy, sinh ra trong một gia đình quan viên. Cha bà vốn là bạn thân của Lưu Tông Vũ Đế nên ngay từ nhỏ, Viên Tề Quy đã được hứa hôn với con trai của ông là Lưu Nghĩa Long Hoàng tử.

Lưu Nghĩa Long chính thức lên ngôi sau khi huynh trưởng là Lưu Nghĩa Phù bị phế truất vì ham chơi. Ông lấy hiệu là Lưu Tông Văn Đế, và Viên Tề Quy nghiễm nhiên trở thành mẫu nghi thiên hạ.

Là bậc mẫu nghi thiên hạ được vua hết mực yêu chiều, con trai lại được chọn làm người kế vị, cuộc đời của Viên Hoàng hậu tường chừng sẽ cứ thế mà êm đềm trôi qua. Thế nhưng, sóng gió đã kéo tới khi bắt đầu có sự xuất hiện của Phan Thục phi, một phi tần với sắc đẹp và sự trẻ trung khiến Hoàng đế phải xiêu lòng. Không chỉ xinh đẹp mỹ miều, Phan Thục phi còn rất giỏi lấy lòng Hoàng đế và hứng thú với việc châm chọc người vợ cả của ông. Phan Thục phi còn lan truyền khắp tam cung lục viện về sự sủng ái Hoàng đế dành cho mình và cho rằng, sẽ có ngày bà soán ngôi của Viên Hoàng hậu.

Màn đánh ghen tàn độc của những bà phi tần trong lịch sử Trung Hoa

Có lần, ngay trước mặt Viên Hoàng hậu, Phan Thục phi đã khoe rằng Hoàng đế không bao giờ tiếc tiền với bà ta, thậm chí số tiền Thục phi này muốn là không tưởng. Viên Hoàng hậu nghe vậy rất giận vì bà biết chồng mình vốn rất tiết kiệm, mỗi lần ban cho Hoàng hậu chỉ vài ba vạn đồng là nhiều. Để trong lòng không còn ngờ vực, Hoàng hậu Viên Thị liền bày kế thử lòng Lưu Nghĩa Long. Mượn danh của Phan Thục phi, Hoàng hậu Viên Thị ngỏ ý đòi Hoàng đế cho 30 vạn đồng. Bà không thể ngờ rằng, ngay sau đó Lưu Nghĩa Long đã đưa tới 30 vạn đồng không thiếu một xu.

Nhìn 30 vạn đồng, Viên Hoàng hậu vô cùng uất nghẹn. Là bậc mẫu nghi thiên hạ nên bà không muốn đánh ghen Phan Thục phi như những người đàn bà bình thường. Bà đã chọn cho mình một cách ghen tuông không giống ai, đó là im lặng.

Bà cho người báo với Lưu Nghĩa Long rằng mình đang bệnh nặng, không muốn gặp và nói chuyện với bất cứ ai. Bà tìm mọi cách để tránh mặt chồng, ông đến cung thì bà đóng cửa, ông xuất hiện ở đâu thì bà tránh tới đó.

Suốt những ngày tháng đó, bà đã sống trong nỗi cô đơn buồn bã, rồi lâm bệnh nặng mà qua đời. Tới tận khi nhắm mắt xuôi tay, bà vẫn kiên quyết không nói một câu với chồng. Văn Đế Lưu Nghĩa Long nắm chặt tay hỏi Hoàng hậu Viên Thị có muốn nhắn nhủ điều gì không, song bà chỉ nhìn chồng bằng ánh mắt căm hờn, rồi kéo chăn che kín mặt.

Viên Hoàng hậu qua đời khi chỉ mới 36 tuổi. Bà không ngờ rằng, sự ra đi của mình đã khiến con trai bà là Thái tử Lưu Thiệu đem lòng quyết tâm trả thù cho mẹ. Lưu Thiệu đã bày mưu tạo phản, tự tay giết cha ruột và Phan Thục phi.

Trung Hoa nổi tiếng với chiều dài lịch sử nhiều biến cố cùng những triều đại thay phiên nhau và những câu chuyện thâm cung bí sử ít người biết đến. Chính những câu chuyện về lịch sử lại trở thành “liều thuốc” kích thích bất cứ ai muốn tò mò về lịch sử triều đại của một đất nước đông dân nhất thế giới này. Nếu du khách yêu thích lịch sử Trung Hoa và muốn tự mình khám phá nhiều điều thú vị hơn thì hãy thực hiện ngay một chuyến du lịch Trung Quốc cùng người bạn đồng hành https://travel.duhoctrungquoc.vn/ nhé!

Thông tin bài viết được thu thập và tổng hợp từ Nguồn Internet chỉ mang tính chất tham khảo.- Email: support@duhoctrungquoc.vn

Bài viết này được cập nhật lần cuối (Last updated): 17-03-2020 20:40:20

Danh mục đăng tin:Ẩm thực Trung Hoa, Văn hoá - Con người,
Top