Khám phá 8 trường phái lớn của ẩm thực Trung Hoa

Sự hình thành của một trường phái có lịch sử lâu dài không thể tách rời với việc nấu ăn đặc sắc và độc đáo. Đồng thời, nó cũng chịu sự ảnh hưởng của địa dư, điều kiện khí hậu, đặc sản tài nguyên, thói quen ăn uống… Có người đã ví một cách nhân cách hóa về 8 trường phái món ăn này như sau: món ăn của Giang Tô, Chiết Giang có khác nào người đẹp; Giang Nam thanh tú; món ăn của , là một trang nam nhi mộc mạc chất phác; món ăn của Quảng Đông, Phúc Kiến thì nhã nhặn như vị công tử phong lưu còn món ăn của Tứ Xuyên, Hồ Nam thì chẳng khác nào một vị danh sĩ tài ba.

1. Trường phái ẩm thực Sơn Đông

Đệ nhất ẩm thực Trung Hoa là trường phái ẩm thực Sơn Đông. Tỉnh Sơn Đông là một trong những nôi văn hoá Trung Hoa cổ đại. Tỉnh này nằm phía hạ lưu sông Hoàng Hà. Tại đây khí hậu ấm áp, sóng biển vịnh Bột Hải và Hoàng Hải quanh năm ôm ấp bán đảo này. Núi ở Sơn Đông cao chất ngất, nhiều con sông dài chảy xiết, đất đai phì nhiêu. Tỉnh Sơn Đông nổi tiếng là vựa lúa mì của Trung Quốc, rau quả ở Sơn Đông đa dạng và chất lượng cao.

Dưới ảnh hưởng của các yếu tố lịch sử, văn hoá, địa lý, kinh tế và những phong tục địa phương của bán đảo Sơn Đông ấy, trường phái ẩm thực mang tên gọi của bán đảo này đã ra đời và phát triển và được người Trung Quốc yêu mến gọi bằng cái tên “chàng trai mạnh khỏe”.

Bao gồm hai loại món ăn của và Dao Đông. Các món ăn mang vị nồng đậm, nặng mùi hành tỏi, nhất là những món hải sản, có sở trường làm món canh và nội tạng động vật. Món ăn nổi tiếng của Sơn Đông là ốc kho, cá chép chua ngọt.

Khám phá 8 trường phái lớn của ẩm thực Trung Hoa

Trường phái ẩm thực Sơn Đông ảnh hưởng rất mạnh ở phía Bắc Trung Quốc. Là một trong bốn địa phương cung cấp mạnh về rau quả, cá và nhiều loại hải sản phong phú.

Trừ những món “sơn hào hải vị”, người dân dã thích ăn bánh ngọt, bánh ngô, các món ăn chế biến từ củ hành, tỏi, salad đậm hương vị đặc trưng của vùng miền. Bất kể người giàu hay người nghèo, thành phần chính trong bữa ăn của họ bao giờ cũng hiện diện: hành và tỏi.

Dễ dàng nhận thấy ở trường phái Sơn Đông mạnh về rán, nướng, hấp với màu sắc tươi và đậm.Món ăn gắn với rau và lúc nào cũng xanh tươi, rất bắt mắt. Phải kể đến ở đây những món làm từ ruột già, cá om, chua ngọt, thịt gà,…

Giờ thì các du khách đã phần nào hình dung và hiểu được nguyên nhân vì sao Trường phái Sơn Đông lại được mệnh danh là “đệ nhất ẩm thực Trung Hoa” rồi đúng không nào? Sự bắt mắt và tươi ngon kết hợp sự phong phú đa dạng đã đưa Sơn Đông trở thành nền ẩm thực mạnh mẽ nhất Trung Quốc từ trước đến nay.

2. Trường phái ẩm thực

Là một trong 4 trường phái ẩm thực chính, ẩm thực Quảng Đông không ngừng tiếp thu tinh hoa các trường phái khác và kết hợp món ăn Tây trong món ăn của mình. Những món ăn Quảng Đông rất đa dạng về thành phần và được chế biến theo 21 cách nấu nướng khác nhau: xào, chiên rán, nướng, quay, hầm, hấp, kho, chao hấp bát úp,… Người Quảng Đông ăn đến đâu chế biến đến đó.

Trường phái ẩm thực Quảng Đông chú trọng đến bốn yếu tố chính là hương, sắc, vị và hình với đòi hỏi vô cùng khắt khe cho các món ăn: non mà không sống, tươi mà không thô, mỡ mà không ngấy, thanh mà không nhạt. Món ăn còn cần phải phù hợp với thời tiết: mùa xuân hạ và thu, món ăn phải thanh mát; mùa xuân và đông món ăn phải ấm và đậm vị.

Khám phá 8 trường phái lớn của ẩm thực Trung Hoa

Về mặt phối hợp nguyên liệu và khẩu vị, người Quảng Đông thích cách chế biến sống. Ngày nay, người Quảng Đông rất yêu thích cá sống và cháo cá sống.

Ngoài ra, ẩm thực Quảng Đông có thể coi là nền ẩm thực di động vì nó luôn hoàn thiện hơn về hương vị, cách trình bày, cách sử dụng nguyên liệu và cách chế biến thông qua việc tiếp thu nền ẩm thực của các trường phái khác, học hỏi và đưa cả cách chế biến món ăn Tây vào hương vị các món ăn cổ truyền tạo nên những phong vị vô cùng độc đáo. 

Các món ăn nổi tiếng ở Quảng Đông có thể kể đến như lợn sữa quay, gà hấp muối, ngỗng quay, gà luộc, thịt heo xá xíu, tôm hấp, gà om rắn, v.v… Ba nền tảng chính làm nên ẩm thực Quảng Đông là truyền thống nấu bếp của Quảng Châu, Triều Châu và Đông Giang. Thành phần nguyên liệu phong phú đa dạng. Không những vậy, cách chế biến cũng nổi tiếng tinh tế và phức tạp. Đặc biệt, có món tam xà long hổ phượng, lợn quay cực kỳ trứ danh. Có thể nói, ẩm thực Quảng Đông có ảnh hưởng to lớn đến ẩm thực của Trung Quốc.

3. Trường phái ẩm thực

Ẩm thực Tứ Xuyên có lịch sử lâu dài, hương vị độc đáo, rất có tiếng tăm ở trong và ngoài nước. Nó đặc biệt chú trọng về sắc, hương, vị, hình, nhất là có khá nhiều vị và nồng đậm gồm: tê, cay, mặn, ngọt, chua, đắng, thơm, trộn lẫn khéo léo, biến hóa linh hoạt, đã pha chế ra mấy chục vị phức hợp rất độc đáo như: tê cay, chua cay, dầu đỏ, dầu trắng… Nhiều khẩu vị lại khéo chế biến, nên đã được xếp hàng đầu trong các món ăn ở trong và ngoài nước, được gọi là mỗi món một khác, trăm món trăm vị.

Phương pháp nấu của các món ăn Tứ Xuyên là khéo dựa vào các điểu kiện nhiên liệu, khí hậu và thực khách, vận dụng linh hoạt tình hình cụ thể, trong cách nấu ăn có hơn 30 phương pháp gồm: xào, rán, chiên, kho, ướp, nộm, muối…

Theo đà sản xuất phát triển và kinh tế phồn vinh, các món ăn Tứ Xuyên trên cơ sở vốn có, đã hấp thu sở trường của các món ăn nam bắc, cũng như ưu điểm của các bữa tiệc quan chức và nhà buôn, hình thành đặc điểm món ăn miền bắc nấu theo kiểu Tứ Xuyên, món ăn miền nam mang hương vị Tứ Xuyên, nên mới được gọi là “Thực tại Trung Quốc, vị tại Tứ Xuyên”.

Khám phá 8 trường phái lớn của ẩm thực Trung Hoa

Các món ăn Tứ Xuyên rất coi trọng về thay đổi mùi vị, phân biệt rõ đậm nhạt, nặng nhẹ. Món ăn Tứ Xuyên không thể tách rời với ớt, hoa tiêu và hạt tiêu. Có khá nhiều cách sử dụng ớt và rất linh hoạt, khi thì dùng làm nguyên liệu chính, khi thì chỉ dùng làm phối liệu, nhưng phần lớn là dùng làm gia vị. Món ăn Tứ Xuyên cũng có khá nhiều kiểu cách đổi mùi vị, vừa phù hợp với từng khẩu vị của người ăn, cũng thích hợp với mỗi mùa khí hậu khác nhau như: mùa đông và mùa xuân khí hậu rét mướt thì dùng vị ớt nhiều hơn. Còn mùa hạ và mùa thu khí hậu nóng bức thì vị ớt phải giảm đi ba phần. Một đặc điểm lớn nhất của món ăn Tứ Xuyên là khéo điều chỉnh mùi vị, khẩu vị có nồng có nhạt, trong nhạt có nồng, nồng nhưng không ngấy, nhạt nhưng không bạc. Do đó, món ăn Tứ Xuyên không những lắm vị và nồng hậu, mà còn có sở trường về mặt thanh, tươi, đạm, nhã, khiến người ăn đều tấm tắc khen ngợi và thật khó quên.

Các món đặc trưng của trường phái ẩm thực Tứ Xuyên: vây cá kho khô, cua xào thơm cay, đậu phụ Mapo, Lẩu Tứ Xuyên, Shui zhu yu (Cá nhúng trong dầu ớt), Hui guo rou (Thịt heo nấu hai lần).

4. Trường phái ẩm thực

Trải qua hơn 2000 năm tồn tại và phát triển, trường phái ẩm thực Hồ Nam đã hoàn thiện và khẳng định mình bởi các món ngon độc đáo.  nấu nướng ở Hồ Nam chú trọng sự tinh tế, hoàn mỹ. Hương vị đặc trưng ở đây là chua cay. Hương thơm các món ăn nhẹ nhàng. Ngoài ra, đa phần các món có vị béo nhưng lại không ngấy chút nào. Chính điều này làm cho các món ăn của Hồ Nam có tính “gây nghiện” rất cao. Những loại gia vị phổ biến là tỏi, hẹ tây, ớt. Đặc biệt nước sốt được dùng thường xuyên để tăng hương vị. 

Khám phá 8 trường phái lớn của ẩm thực Trung Hoa

Thực phẩm phổ biến trong ẩm thực là thủy hải sản và gia cầm. Người Hồ Nam rất coi trọng sự tươi nguyên của nguyên liệu. Họ cho rằng, nguyên liệu còn tươi sống mới, món ăn mới thơm ngon. Các loại thủy hải sản được dùng nhiều ở đây là cá, tôm, cua và rùa. Vị cay của Hồ Nam khác biệt hoàn toàn với vị cay của Tứ Xuyên. không. Vị cay của món ăn Hồ Nam thuần túy đến từ ớt.

Hồ Nam sở hữu một nền ẩm thực với những tiêu chuẩn khắt khe vô cùng. Có tổng cộng hơn 4000 món ăn khác nhau ở Hồ Nam. Trong đó, hơn 300 món ăn rất phổ biến với du khách, nhưng có thể kể đến 3 món ăn đặc trưng nhất của ẩm thực Hồ Nam đó là: Thịt xông khói xào ớt, Đầu cá hấp và Đậu phụ thối hỏa cung điện.

5. Trường phái ẩm thực

Phúc Kiến là một tỉnh nằm ở ven biển Đông Nam của Trung Quốc. Nó giáp với Chiết Giang, và Quảng Đông. Cái tên “Phúc Kiến” xuất phát từ sự kết hợp hai thành và Kiến Châu trên vùng đất này. Lịch sử của Phúc Kiến bắt đầu từ khoảng thiên niên kỷ thứ 6 TCN. Trải qua nhiều biến cố, đến nay, Phúc Kiến thuộc khu kinh tế Bờ tây Eo biển của Trung Quốc. Bề dày lịch sử góp phần tạo nên nền văn hóa ẩm thực Phúc Kiến đa sắc màu.

Về mặt địa lý, Phúc Kiến nằm ở vùng ven biển phía Đông Nam Trung Quốc. Nơi đây có nhiều vịnh và bán đảo. Địa hình ở Phúc Kiến chủ yếu là đồi núi. Khí hậu ở Phúc Kiến thuộc loại cận nhiệt đới ẩm gió mùa. Điều này đã tạo thuận lợi để ngành nông nghiệp phát triển mạnh mẽ. Nhờ đó, nông sản ở Phúc Kiến đa dạng và phong phú vô cùng. Ngoài ra, ở Phúc Kiến cũng có hệ sinh thái phong phú với khu vực rừng thường xanh lá rộng cận nhiệt, rừng mưa nhiệt đới. Địa hình và khí hậu tác động không nhỏ tới đặc trưng ẩm thực Phúc Kiến Trung Quốc.

Khám phá 8 trường phái lớn của ẩm thực Trung Hoa

Do sở hữu nhiều vịnh vào bán đảo nên Phúc Kiến nổi tiếng với hải sản. Đặc biệt, ở Phúc Kiến có rất hiều loài cá lạ làm nên những món ăn độc đáo. Hương vị của Phúc Kiến chủ yếu là vị ngọt, chua, mặn, thơm. Đặc biệt, người Phúc Kiến rất coi trọng màu sắc của món ăn. Các món ăn ở đây chủ yếu có màu sắc tươi sáng, bắt mắt vô cùng. Ngoài ra, rừng núi trù phú đem lại rất nhiều sản vật quý hiếm cho Phúc Kiến. 

Các món ăn của Phúc Kiến bao gồm các món ăn đến từ Phúc Châu, . Trong đó, chủ yếu là món từ Phúc Châu. Đầu bếp ở Phúc Kiến rất coi trọng về kỹ thuật nấu nướng. Ngoài ra, việc sử dụng thành thạo dụng cụ làm bếp trong chế biến là yêu cầu bắt buộc với người đầu bếp. Người Phúc Kiến cho rằng, kĩ thuật chuyên nghiệp sẽ mang đến độ ngon đặc biệt cho món ăn.

Phúc Kiến có rất nhiều món ăn ngon và nổi tiếng. Có thể kể ra như: Phật nhảy tường, Súp cá viên, Mỳ xào Phúc Kiến, Vịt hầm Phúc Kiến, Tôm Kim Sa, 

6. Trường phái ẩm thực

Chiết Giang nằm ở ven biển, là một nơi có non xanh nước biếc, sản vật phong phú, còn được gọi là “vùng đất lắm cá nhiều gạo”. Người dân nơi đây rất coi trọng bữa cơm cũng như các món ăn của họ.

Khám phá 8 trường phái lớn của ẩm thực Trung Hoa

Chiết Giang là tổng hợp những món ăn đặc sản của , , Thiệu Hưng nhưng nổi tiếng nhất vẫn là các món ăn Hàng Châu. Những món ăn của trường phái ẩm thực Chiết Giang thường không dầu mỡ, chú trọng đến độ tươi ngon, mềm mại và hương thơm nhẹ. Hương vị ẩm thực Chiết Giang tươi mềm, thanh đạm mà không ngấy. Quá trình nấu ăn rất được xem trọng vì thế không chỉ hương vị ngon mà cách trình bày cũng vô cùng bắt mắt.

Các món ăn nổi tiếng trong ẩm thực Chiết Giang như là thịt kho Đông Pha, Gà ăn mày, tôm nõn Long Tĩnh, cá chép Tây Hồ, bánh lúa mạch thịt lợn, Cua xanh Cự Duyên, Mỳ phiến Nhi Xuyên,…

7. Trường phái ẩm thực Giang Tô

Giang Tô không chỉ là một nơi có phong cảnh hữu tình vào bậc nhất Trung Quốc mà nơi đây còn có nền ẩm thực đặc sắc. Ẩm thực Giang Tô được hình thành nhờ các món ăn của , Nam Kinh. Phương thức chế biến đặc trưng ở vùng này là hầm, ninh, tần. Nhờ nghệ thuật nấu nước độc đáo, các món canh của Giang Tô luôn đảm bảo nguyên chất, nguyên vị. Hương vị đặc trưng luôn chiếm trọn tình cảm của du khách. 

Khám phá 8 trường phái lớn của ẩm thực Trung Hoa

Các món ăn Giang Tô được trang trí rất cầu kỳ và đẹp mắt như một tác phẩm nghệ thuật. Đặc sắc của món ăn Giang Tô là “Chú trọng Kỹ thuật dùng dao, món ăn tinh tế, khẩu vị thanh đạm”. Người Giang Tô không thích dùng xì dầu trong các món ăn nhưng lại thích cho đường, giấm tạo nên vị “chua, ngọt”. Ngoài ra, cách trình bày cũng được chú trọng vô cùng. Sự cầu kỳ, bắt mắt trong cách trang trí hấp dẫn mọi du khách.

Các món ăn nổi tiếng ở Giang Tô có thể kể đến như: Thịt cua hấp, Cơm chiên Dương Châu, Vịt muối , Đậu phụ Bình Kiều,…

8. Trường phái ẩm thực An Huy

Khám phá 8 trường phái lớn của ẩm thực Trung Hoa

An Huy có nét ẩm thực được đặc biệt bắt nguồn từ các nấu ăn căn bản của người dân bản địa tại khu vực dãy núi Hoàng Hà. Tương tự như Giang Tô, thì ẩm thực An Huy cũng được biết đến qua việc sử dụng đầy đủ các nguyên liệu hoang dã và đặc biệt là các loại thảo mộc. Nó bao gồm ba khu vực chính là sông Dương Tử, sông Hoàng Hà và miền Nam An Huy; trong đó thì ẩm thực miền Nam An Huy giữ vai trò chủ chốt đặc biệt với vị mặn, thơm ngon, hương thơm dễ chịu. Đặc sản của An Huy là món Vịt hồ lô rất nổi tiếng.

8 trường phái ẩm thực trên đây chính là 8 mảnh ghép lớn trong bức tranh ẩm thực Trung Hoa. Mỗi mảnh ghép lại có một sắc thái riêng biệt. Cũng chính bởi vậy, không chỉ người dân Trung Quốc mà ngay cả những thực khách nước ngoài khi du lịch Trung Quốc luôn dành thời gian để được trải nghiệm những đặc sản vùng miền. 

Thông tin bài viết được thu thập và tổng hợp từ Nguồn Internet chỉ mang tính chất tham khảo.- Email: support@duhoctrungquoc.vn

Bài viết này được cập nhật lần cuối (Last updated): 17-03-2020 19:12:36

Danh mục đăng tin:Ẩm thực Trung Hoa, Văn hoá - Con người,
Top