Kiểm duyệt phim Trung Quốc ở Việt Nam còn sơ hở

Sau công chiếu gần 10 ngày, thu hút hàng chục nghìn lượt xem ở rạp Việt Nam, phim ‘Abominable’ mới bị phát hiện có hình ảnh ‘đường lưỡi bò’.Khi ban tổ chức Oscar tắt đèn kết thúc phần nhận giải của đoàn phim “Parasite”, khán phòng reo hò đến khi một phụ nữ cất tiếng.

Hình ảnh đường lưỡi bò – tức “” do Trung Quốc vạch ra, đòi chủ quyền trên Biển Đông bất chấp phản đối từ cộng đồng quốc tế – xuất hiện trong bốn cảnh phim Abominable làm dấy lên câu hỏi về trách nhiệm của Cục Điện ảnh Việt Nam ở khâu kiểm duyệt, phát hành phim Trung Quốc. Buổi duyệt phim Abominable có đủ 11 thành viên Hội đồng Trung ương thẩm định và phân loại phim truyện. Các thành viên gồm người của Hội đồng Lý luận phê bình Văn học , Vụ Văn hóa – Văn nghệ (thuộc Ban Tuyên giáo), Hội Điện ảnh, một số cá nhân quản lý điện ảnh…

Bà Hồng Ngát – thành viên Hội đồng Trung ương thẩm định và phân loại phim truyện – phát biểu“Đường lưỡi bò chỉ xuất hiện vài giây, mọi người cứ làm quá”. Tuy nhiên, ông Nguyễn Thái Bình – Chánh văn phòng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch – không đồng tình với ý kiến này. Ông khẳng định cơ quan quản lý nhà nước phải đặt vấn đề chủ quyền dân tộc lên hàng đầu.

Kiểm duyệt phim Trung Quốc ở Việt Nam còn sơ hở

Cảnh phim có hình ảnh bản đồ chứa “đường lưỡi bò” được chia sẻ trên mạng xã hội. Phim ra mắt ở Việt Nam ngày 4/10 và bị ngừng chiếu vào ngày 13/10. Ảnh: DreamWorks.

Tiến sĩ Nguyễn Nhã – tác giả của nhiều công trình khoa học nghiên cứu về lịch sử xác lập chủ quyền của Việt Nam với hai quần đảo Hoàng Sa và – đánh giá: “Việc để lọt phim có hình ảnh đường lưỡi bò thể hiện chuyên môn, ý thức kém của các nhà kiểm duyệt. Hội đồng duyệt phim quốc gia không thể biện minh ‘hình ảnh chỉ xuất hiện vài giây’ bởi nó ảnh hưởng đến vấn đề chính trị, chủ quyền dân tộc. Cơ quan chức năng cần có sự cảnh giác mỗi khi tiếp xúc với các tác phẩm nguồn gốc từ nước này”.

Ở góc độ tổ chức kiểm duyệt, biên kịch Trịnh Thanh Nhã – người từng có 5 năm ở hội đồng thẩm định phim quốc gia – nhận định áp lực công việc dễ khiến các thành viên sai sót. “Việc thẩm định hiện tại nhiều áp lực hơn trước, phải xem đến hai phim mỗi ngày. Khi xem, người duyệt cần căng mắt, căng tai theo dõi các yếu tố âm thanh, hình ảnh (gồm bối cảnh, diễn viên, trang phục), chỉ một chút sơ suất là để lọt thông tin, hình ảnh không đáng có”. Theo bà, những thành viên tầm trên 50, 60 tuổi trở lên sẽ chịu áp lực lớn về thể chất, tinh thần, nhất là trong tình hình các phim hiện tại bị cài cắm nhiều ý đồ xấu.

Kiểm duyệt phim Trung Quốc ở Việt Nam còn sơ hở

“Operation Red Sea” (Điệp vụ Biển Đỏ) cũng lồng ghép thông điệp biển đảo, bị nhà phát hành rút khỏi rạp Việt sau khi có khán giả nhận ra chi tiết này. Ảnh: CGV.

Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao & Du lịch Nguyễn Ngọc Thiện đánh giá sự việc , cần nhanh chóng giải quyết và báo cáo kết quả trước 17/10. Đại diện Bộ cho biết sắp tới kiện toàn hội đồng thẩm định và phân loại phim truyện, đồng thời nghiên cứu cách thành lập bộ phận giúp hội đồng đảm bảo chất lượng phim.

Nếu hội đồng duyệt phim trong nước nhiều lúc sơ hở với tác phẩm Trung Quốc, Myanmar từng có động thái quyết liệt hơn. Guardian cho biết Tết Âm lịch 2019, phim Crazy Alien gây sốt phòng vé Trung Quốc song dấy lên tranh cãi ở Myanmar vì vấn đề chủ quyền. Phim hai lần có hình bản đồ cho thấy một phần lãnh thổ của Myanmar được chú thích là của Trung Quốc. Sự việc khiến người dân Myanmar phẫn nộ, kêu gọi kháng nghị tại Đại sứ quán Trung Quốc ở Myanmar. Phim này cũng như Điệp vụ biển đỏ đều không ra rạp Myanmar.

Theo Guardian, Trung Quốc từ lâu triển khai chiến dịch tuyên truyền chính trị trên phạm vi toàn cầu qua các kênh báo chí, văn hóa và thể thao. Nhiều cơ quan báo chí do Trung Quốc sở hữu đặt tại nhiều quốc gia như Anh, Mỹ, Kenya… đưa tin theo góc nhìn của chính quyền nước này. Trên Reuters, Phó Tổng thống Mỹ Mike Pence từng cảnh báo việc Trung Quốc mua chuộc các diễn viên, tổ chức xã hội nhằm cài cắm thông điệp chính trị qua hoạt động của các cá nhân, tổ chức này.

Hầu hết sao hạng A Trung Quốc như Huỳnh Hiểu Minh, Angelababy, Phạm Băng Băng, Triệu Vy, Lưu Diệc Phi, Vương Tuấn Khải, Lưu Thi Thi, Lục Tiểu Linh Đồng, Dương Mịch, Triệu Lệ Dĩnh, Địch Lệ Nhiệt Ba… đều từng đăng bản đồ có “đường lưỡi bò” trên trang cá nhân. Những nghệ sĩ này có sức ảnh hưởng đến giới trẻ và được dùng như công cụ quảng bá chủ quyền của Trung Quốc.

Kiểm duyệt phim Trung Quốc ở Việt Nam còn sơ hở

Trang sách “Wow! – Những bí mật kỳ diệu” in bản đồ đường lưỡi bò phi pháp của Trung Quốc. Ảnh: V.T.

Không chỉ phim ảnh, Trung Quốc đặc biệt chú trọng tuyên truyền “đường lưỡi bò” qua các ấn phẩm dành cho thiếu nhi. Nhiều chương trình phát trên truyền hình, Internet nước này dạy cho thiếu nhi về bản đồ Trung Quốc, trong đó có “đường lưỡi bò”. Các chương trình này sử dụng nhân vật hoạt hình để tiếp cận trẻ nhỏ. Tham vọng này được thể hiện qua nhiều sản phẩm như bản đồ, quả địa cầu, các tài liệu nghiên cứu và đặc biệt là ấn phẩm văn hóa.

Ông Hoàng Việt – Ban nghiên cứu biển và hải đảo của Liên đoàn Luật sư Việt Nam – nhận định: “Nếu các sản phẩm văn hóa như thế được phổ biến trên diện rộng sẽ gây nhầm lẫn về chủ quyền trên Biển Đông, nhất là đối với người nước ngoài. Với giới trẻ Việt Nam, khi được tiếp xúc với các sản phẩm trên, ý thức về chủ quyền biển đảo quốc gia dễ bị mai một”.

Đây không phải lần đầu một phim có yếu tố tuyên truyền chủ quyền của Trung Quốc “lọt” qua kiểm duyệt Việt Nam. Năm 2018, phim Operation Red Sea (Điệp vụ Biển Đỏ) từng phải vì có cảnh mang ẩn ý chủ quyền của Trung Quốc ở Biển Đông.

Ân Nguyễn – Huệ Nguyễn – Hà Thu

Bài viết này được cập nhật lần cuối (Last updated): 11-02-2020 13:22:50

Danh mục đăng tin:Tin tức Trung Quốc,
Top