Một Cuộc Cách Mạng Trong Giáo Dục Trung Quốc?

Nhu cầu lớn đến nỗi nhiều tổ chức bao gồm: các công ty giáo dục, các tập đoàn bất động sản và các công ty con của các trường đại học nổi tiếng của Trung Quốc cũng đang đầu tư mạnh vào giáo dục tư nhân và quốc tế cho trẻ em Trung Quốc.

Vào đầu tháng 6 năm 2016, tôi đã đi cùng đoàn đại biểu của 8 Nghị sĩ đến từ Anh và các Đại biểu Quốc hội Trung Quốc đến thăm trường quốc tế Shishi hiện đang giảng dạy chương trình của Cambridge đặt tại thành phố Thành Đô, thủ phủ của tỉnh .

Một Cuộc Cách Mạng Trong Giáo Dục Trung Quốc?

Tham quan trường học cổ xưa nhất trên thế giới

Trường Trung học Shishi nổi tiếng với tuyên ngôn về chương trình giảng dạy mang tính dân chủ bao gồm nhiều khía cạnh của sự phát triển kinh tế, xã hội nhanh chóng của vùng Tây Nam Trung Quốc. Được thành lập vào năm 141 trước công nguyên dưới triều đại nhà Hán, nó có thể là trường học lâu đời nhất trên thế giới vẫn ở tại vị trí đầu tiên của nó –  trung tâm thành phố Thành Đô. Nhưng đó không phải là lý do cho chuyến thăm của các đại biểu Quốc hội. Chúng tôi muốn đến để thăm các học sinh đang chuyển từ học chương trình của Bộ giáo dục Trung Quốc ở tuổi 14 – 15 sang chuẩn bị cho các kỳ thi Cambridge IGCSEs và Cambridge International ALevel. Nhà trường rất tự hào vì trong ba năm qua, các học sinh sau khi hoàn thành chương trình này đã được nhận vào các trường đại học top 500 trên thế giới. Khoảng hai phần ba các trường đại học ở Mỹ, một phần tư trong số họ đang học tập tại Anh, và phần còn lại đã đi đến các quốc gia khác.

Tăng nhu cầu giáo dục quốc tế

Năm ngoái, 55.000 học sinh Trung Quốc đã tham dự kỳ thi của Cambridge. Một số giáo viên người Trung Quốc có trình độ học vấn quốc tế cũng đang tham gia giảng dạy cho chương trình này. Số lượng học sinh theo học chương trình quốc tế đang tăng lên hàng năm, và số trường giảng dạy các chương trình quốc tế cũng vậy (hiện có hơn 200 trường đang làm việc với hội đồng khảo thí quốc tế Cambridge).

Trong khi trình độ ngoại ngữ của học sinh ở bậc ALevels cho phép tiếp cận với các trường đại học trên toàn thế giới nhưng lại không được chấp nhận vào các trường đại học của Trung Quốc. Muốn vào các trường đại học trong nước cần phải có điểm số tốt trong kỳ thi tuyển sinh đại học quốc gia là Gaokao.

Có ba lý do chính khiến giáo dục theo chương trình quốc tế ngày càng phổ biến:

Một Cuộc Cách Mạng Trong Giáo Dục Trung Quốc?

  • Áp lực của Gaokao

Gaokao là một cuộc kiểm tra khó khăn. Mặc dù có một số cải cách nhưng nó vẫn đòi hỏi học sinh phải có một trí nhớ phi thường. Đối với hầu hết học sinh, nó đòi hỏi nhiều giờ học thêm và rất vất vả để đạt được một điểm số tốt. Học sinh sẽ chỉ được nhận vào các trường hàng đầu như Đại học Bắc Kinh và Đại học Tsinghua nếu họ có điểm xuất sắc.

Vì sự thất vọng quá cao nên không có gì đáng ngạc nhiên khi nhiều cha mẹ giàu có tìm kiếm các lựa chọn thay thế. Điểm “A” trong Cambridge A Levels cung cấp khả năng tiếp cận với các trường đại học nước ngoài được xếp hạng cao, thậm chí điểm ‘C’ sẽ giúp sinh viên vào một loạt các trường đại học danh tiếng ở Mỹ hoặc Anh. Họ vừa được thụ hưởng một nền giáo dục tốt hơn mà không phải chịu áp lực như những học sinh tham gia kì thi Gaokao.

Một Cuộc Cách Mạng Trong Giáo Dục Trung Quốc?

  • Triển vọng quốc tế ngày càng tăng

Tầng lớp trung lưu của Trung Quốc ngày càng tăng lên về số lượng. Nhiều công việc cho phép sở hữu các công ty ở nước ngoài, tham gia vào thương mại quốc tế. Tư nhân được phép đầu tư ra nước ngoài, đặc biệt là trong ngành bất động sản, du lịch quốc tê cũng đang trở nên phổ biến hơn.

Quan điểm của cha mẹ về giáo dục dường như cũng đang thay đổi. Phụ huynh đánh giá cao về tầm quan trọng của hạnh phúc, ý nghĩa của việc học tập và sự sáng tạo. Những thay đổi trong nhận thức phổ biến này phù hợp với suy nghĩ của nhà cầm quyền Trung Quốc đối với cải cách giáo dục ở các trường công lập Trung Quốc. Tuy nhiên, cải cách toàn hệ thống cần nhiều năm và nếu cha mẹ muốn có giải pháp cho con cái của họ ngay hôm nay đã chọn hệ thống trường quốc tế.

Một Cuộc Cách Mạng Trong Giáo Dục Trung Quốc?

  • Tầm quan trọng của tiếng Anh

Có vẻ như tất cả mọi người ở Trung Quốc đang học tiếng Anh hoặc ít nhất là những người dưới 20 tuổi. Tuy nhiên,thành tựu đạt được rất khác nhau. Giáo dục song ngữ ở Trung Quốc, tiếp theo là học tại trường đại học ở một quốc gia nói tiếng Anh, trang bị cho học sinh những kỹ năng ngôn ngữ mở ra những cơ hội tốt cho cả Trung Quốc và nước ngoài.

Các nhà chức trách rất thận trọng về việc mở rộng các chương trình như vậy trong các trường học, và muốn tập trung vào việc cải tiến giáo dục công lập một cách rộng rãi. Ở nhiều nơi của Trung Quốc, các chương trình quốc tế không được nhà nước chấp nhận. Trong khi đó việc thành lập các trường tư thục trên khắp Trung Quốc cung cấp các chương trình giáo dục với bằng cấp quốc tế như Cambridge International Alevels đang diễn ra với tốc độ và quy mô ngày càng tăng. Nhu cầu lớn đến nỗi nhiều tổ chức bao gồm: các công ty giáo dục, các tập đoàn bất động sản và các công ty con của các trường đại học nổi tiếng của Trung Quốc cũng đang đầu tư mạnh vào giáo dục tư nhân và quốc tế cho trẻ em Trung Quốc. Hôm trước khi tôi tham gia vào chuyến thăm của các nghị sĩ Anh ở Thành Đô, tôi đến thăm một trường nội trú tư nhân ở một thị trấn nhỏ cách đó 30 mươi dặm. Đó là một trường nội trú với khuôn viên tuyệt vời với một hiệu trưởng Anh và giáo viên người Anh, Ailen và Mỹ – chuẩn bị cho sinh viên Trung Quốc về trình độ ALevels và học tập ở nước ngoài.

Trong vài năm tới, có thể thấy sự phát triển của khu vực tư nhân sẽ thay đổi giáo dục ở Trung Quốc. Từ khi thành lập nước Cộng hòa Nhân dân vào năm 1949 cho đến những năm 90, không có trường tư thục nào ở Trung Quốc, ngoài chương trình giáo dục cho cộng đồng người nước ngoài, con em đại sứ quán ở Trung Quốc. Cho đến gần đây, các trường học được phụ huynh ưu tiên lựa chọn là các trường công lập. Hiện nay, các trường tư thục không chỉ phát triển về số lượng mà còn bắt đầu thách thức các trường học công lập của nhà nước. Nhiều trường được coi như trung tâm đào tạo tài năng, là nơi mà các phụ huynh chuẩn bị để gửi con của họ đến các trường đại học nước ngoài.

Tác giả: Michael O’Sullivan

Nguyễn Hữu Long dịch

Bài viết này được cập nhật lần cuối (Last updated): 28-10-2019 10:35:37

Danh mục đăng tin:Giáo dục Trung Quốc, Thông tin Du học,
Top