Trung Quốc thử nghiệm cánh lái tên lửa giống SpaceX

Mẫu cánh lái do Trung Quốc chế tạo được sử dụng lần đầu trên tên lửa Trường Chinh 2C, mang theo ba vệ tinh lên quỹ đạo cao 600 km.Thủy ngân là kim loại nặng hơn không khí, khi bốc hơi lên sẽ bay khoảng cách bao xa thì lắng xuống đất? (Thu)Công nghệ là yếu tố chủ đạo giúp máy lọc nước của Kangaroo cho ra nguồn nước giàu Hydrogen và khoáng chất. Biến đổi khí hậu khiến con người phải vật lộn tìm cách để giữ ấm và làm mát.

Trung Quốc thử nghiệm cánh lái tên lửa giống SpaceX

Tên lửa Trường Chinh 2C chuẩn bị rời bệ phóng tại Trung tâm Phóng vệ tinh Tây Xương. Ảnh: Space.

Tên lửa hai tầng Trường Chinh 2C được thiết kế có phần chuyển tiếp giữa các tầng được sơn màu xám và gắn 4 cánh lái dạng lưới nhằm giúp tên lửa kiểm soát hướng tốt hơn khi rơi trở lại mặt đất, hạn chế gây thiệt hại. Chúng trông rất giống cánh lái trên tên lửa Falcon 9 và Falcon Heavy của SpaceX, thiết bị hỗ trợ các tên lửa hạ cánh xuống mặt đất để tái sử dụng.

Sau vụ phóng hôm 25/7, tập đoàn Công nghệ và Khoa học Hàng không vũ trụ Trung Quốc (CASC), nhà thầu chính của các chương trình vũ trụ Trung Quốc, thông báo tên lửa rơi trong vùng chỉ định trước tại Quý Châu. Video ghi lại quá trình tầng thứ nhất của tên lửa rơi xuống khu vực nhiều cây xanh cũng được đăng trên mạng xã hội.

Trung Quốc thử nghiệm cánh lái tên lửa giống SpaceX

 
 
Trung Quốc thử nghiệm cánh lái tên lửa giống SpaceX

Tầng thứ nhất của tên lửa Trường Chinh 2C rơi trở lại mặt đất. Video: Space.

Việc thử nghiệm cánh lái có thể do xảy ra những vụ tên lửa đã qua sử dụng rơi xuống gần khu dân cư và hoạt động phóng tên lửa ngày càng phát triển. Ba trong bốn trung tâm phóng quốc gia của Trung Quốc được xây từ thời Chiến tranh lạnh. Quan hệ căng thẳng với Mỹ và Liên Xô khiến Trung Quốc quyết định xây dựng chúng sâu trong đất liền để đảm bảo an ninh. Dù các chuyên gia tính toán quỹ đạo tên lửa rất cẩn thận và áp dụng nhiều biện pháp an toàn trên mặt đất, ống phóng tên lửa đẩy vẫn nhiều lần rơi xuống gần khu dân cư, đôi khi gây thiệt hại về tài sản.

Nhóm chuyên gia gồm 12 thành viên với độ tuổi trung bình dưới 35 nghiên cứu và phát triển cánh lái, theo CASC. Nó phải có khả năng xòe ra, xoay chiều, chịu được nhiệt độ và áp suất cao. CASC cũng cho biết, cánh lái giúp xóa đi những lo ngại về an toàn bằng cách thu hẹp phạm vi tên lửa đâm xuống mặt đất, tránh phải tiến hành sơ tán, qua đó giảm bất tiện cho người dân và tiết kiệm chi phí phóng.

Trung Quốc thử nghiệm cánh lái tên lửa giống SpaceX

Cánh lái trên tên lửa Trường Chinh 2C (trái) và Falcon 9 (phải). Ảnh: Space/Inverse.

Đây là bước phát triển quan trọng với ngành hàng không vũ trụ Trung Quốc và giúp tiến gần hơn tới việc kiểm soát tên lửa quay lại Trái Đất, từ đó hướng đến mục tiêu tái sử dụng. Viện Công nghệ Tên lửa Trung Quốc (CALT) và Viện Công nghệ Vũ trụ (SAST), hai nhà sản xuất tên lửa thuộc CASC, đang phát triển những tên lửa có thể cất cánh và hạ cánh thẳng đứng, trong đó có mẫu Trường Chinh 8 và một phiên bản mới của Trường Chinh 6. Hai mẫu tên lửa này đều sử dụng nhiên liệu là dầu hỏa và oxy lỏng.

Thu Thảo (Theo Space)

Bài viết này được cập nhật lần cuối (Last updated): 25-11-2021 08:27:06

Danh mục đăng tin:Du lịch Trung Quốc,
Top