Tháp Đại Nhạn – kiệt tác hùng vĩ của Trung Quốc

Tọa lạc bên trong khuôn viên chùa Đại Từ Ân, thuộc ngoại thành thành phố , tỉnh , tháp Đại Nhạn là một trong những cổ nổi tiếng nhất Trung Quốc và được xem là một biểu tượng của tỉnh Thiểm Tây. 

Tháp Đại Nhạn - kiệt tác hùng vĩ của Trung Quốc

Tháp còn có tên là tháp Đại Từ Ân hay Đại Yến. Trung Quốc có hàng trăm, hàng ngàn tháp khác nhau được ca ngợi về vẻ đẹp, sự đồ sộ và hoành tráng nhưng chỉ có thể được vài tháp xứng danh với Tháp Đại Nhạn. Đó là Tung Nhạc Tự Tháp (523) thời Bắc Nguỵ ở , Vân Nham Tự Tháp (601) thời Hậu Chu ở , Tứ Môn Tháp (611) ở … Thế nhưng, tháp Đại Nhạn mang trong mình một ý nghĩa to lớn trong lịch sử Phật giáo Trung Quốc, một điểm son trong quá trình kinh Phật phương Đông đến với Trung Quốc.

Về lý do tại sao ngôi tháp này được gọi là Đại Nhạn có một giai thoại như sau: Chuyện kể rằng vào một ngày nọ, chư Tăng trong một ngôi chùa vốn không có truyền thống ăn chay, đã không mua được thịt cho bữa ăn ngày hôm đó. Khi nhìn thấy một đàn nhạn bay trên trời, một vị Tăng tự nhủ: “Hôm nay chúng ta không có thịt. Tôi mong Bồ-tát từ bi sẽ ban cho chúng ta một ít”. Ngay lúc ấy, con nhạn đầu đàn bị gãy cánh và rơi xuống đất. Các sư tăng vô cùng hoảng sợ và nghĩ rằng Bồ-tát thể hiện lòng mong muốn của ngài là họ cần phải từ bi hơn đối với chúng sanh. Do đó họ xây dựng một ngôi tháp ở nơi con nhạn rơi xuống và chấm dứt việc ăn thịt. Và theo đó ngôi tháp này được đặt tên là tháp Nhạn. Tuy nhiên, sự thực ngôi tháp này được đặt tên như vậy bởi vì kiến trúc của nó được mô phỏng từ một ngôi tháp có cùng tên ở Ấn Độ. Để phân biệt với ngôi tháp nhỏ hơn có cùng kiến trúc được xây dựng về sau tại chùa Tiến Phúc ở , người ta gọi nó là tháp Đại Nhạn.

Tháp Đại Nhạn - kiệt tác hùng vĩ của Trung Quốc

Tháp Đại Nhạn được xây dựng thời vua Đường Thái Tông năm 652, là nơi để Đường Tăng Huyền Trang đi thỉnh kinh từ Ấn Độ về và dùng tháp này làm nơi dịch trọn bộ kinh Phật trong bộ sách nổi tiếng Tây du ký của Ngô Thừa Ân. Ngày nay, tháp còn lưu giữ nhiều áng kinh Phật cổ có giá trị. 

Tháp có niên đại hơn 1.300 năm được xây dựng chủ yếu bằng gạch, đá, đất nung, tháp có 7 tầng, cao 64 m. Tháp gốc được xây trong thời kỳ trị vì của Đường Cao Tông, lúc đó tháp cao 54 m. Tuy nhiên, tháp được xây bằng đất nhồi với bề mặt bằng đá và đã sập 5 thập kỷ sau đó. Võ Tắc Thiên đã cho xây lại và thêm 5 tầng mới vào năm 704. Nhưng trong trận động đất Thiểm Tây năm 1556 thì tháp bị hư hại nặng nề và bị giảm đi 3 tầng và có chiều cao như ngày nay với 7 tầng. Tháp Tiểu Nhạn được xây vào thế kỷ 8 chỉ bị hư hại nhỏ trong trận địa chấn năm 1556 (vẫn chưa bị sửa chữa lại). Tháp Đại Nhạn được đại tu vào thời nhà Minh (1368-1644) và được phụ chế vào năm 1964. Hiện tại tháp cao 64 m tính từ đỉnh và từ đỉnh có thể nhìn bao quát thành phố .

Tháp được trang trí khá đơn giản, tầng dưới cùng được xây dựng chắc chắn với những gờ đưa ra rộng, 6 tầng trên có cửa sổ cuốn xoay ra bốn hướng của mặt tháp. Trên mặt tháp có nẩy các trụ tạo nên những ô hình chữ nhật theo đúng số lẻ, dưới cùng có 9 ô, lên trên 7 và 5 ô. 

Tháp Đại Nhạn - kiệt tác hùng vĩ của Trung Quốc

Đặc biệt ngay phía trước tháp là tượng Đại Đường Tam Tạng (Huyền Trang) trông rất sống động. Ngài đứng đó, thân khoác áo cà sa, mắt hướng nhìn về Tây Trúc uy nghi, gương mặt tự tại, tay cầm thiền trượng, đỉnh gậy có hình hoa sen trượng trưng cho sự giác ngộ cũng như giáo lý nhà Phật, bước chân Tam Tạng sải dài, tạo nhịp cuốn bay tà áo cà sa. Phải chăng con đường giác ngộ của Đường Tăng vẫn còn thênh thang phía trước và vẫn chưa dừng bước tại đây?

 

Bên trong ngôi tháp, những bậc thang theo hình xoắn ốc dẫn lên những tầng trên, và ở đó du khách có thể ngắm toàn cảnh thành phổ Tây An từ những cửa sổ ở bốn mặt tháp. Trên các bức tường được khắc chạm những bực tượng Phật mà được cho là do họa sĩ nổi tiếng đời Đường là Diêm Lập Bổn (600-673) thực hiện. Những bức tượng đá thể hiện sự thiện xảo trong điêu khắc, và hiện được xem là những nguồn tham khảo quan trọng cho việc nghiên cứu về hội họa và điêu khắc đời Đường. Vào đời nhà Đường, mọi thí sinh trúng tuyển – những người đỗ những kỳ thì do triều đình tổ chức, phải trèo lên tháp Đại Nhạn viết một bài thơ và chữ viết lên đó. Nghi thức này tượng trưng cho việc thăng tiến sự nghiệp trong tương lai. Hình thức viết thơ và đề chữ của những thí sinh trúng tuyển của các kỳ thi triều đình tiếp tục cho đến triều Minh. Những bài thơ và các bản chữ viết này tồn tại cho đến ngày nay.

Tháp Đại Nhạn - kiệt tác hùng vĩ của Trung Quốc

Tại hai mặt cửa Nam của tháp, ở đó dựng hai tấm bia do nhà thư pháp nổi tiếng đời Đường là Trữ Toại Lương viết, nhưng nội dung của bia do hai hoàng đế Đường Thái Tông và Đường Cao Tông soạn, để tán thán những kỳ tích mà ngài Huyền Trang đã thực hiện.

Quần thể ngôi chùa mà ở đó tháp Đại Nhạn tọa lạc là một khu vườn tuyệt đẹp với những kiến trúc ấn tượng. Mặc dù bị hủy hoại và trùng tu nhiều lần, và hầu hết những khu nhà trong quần thể chùa Đại Từ Ân được xây vào thời Thanh, nhưng những công trình này đều mang kiến trúc đời Đường – thời kỳ ngôi chùa được thành lập. Quần thể ngôi chùa được xây dựng dọc theo một trục chính, với những công trình đối xứng hai bên. Bên trong ngôi chính điện thờ ba tôn tượng Phật, tượng trưng cho ba hóa thân của Đức Phật. Bức tượng ở giữa là Pháp thân, bức phía Tây là Báo thân và bức phía Đông là Ứng thân. Ngoài ra trong quần thể ngôi chùa còn lưu giữ nhiều cổ vật xưa.

Tháp Đại Nhạn - kiệt tác hùng vĩ của Trung Quốc

Phía Bắc của tháp Đại Nhạn có một đài nhạc nước rất lớn. Cấu trúc của đài nhạc nước này kết hợp giữa những yếu tố truyền thống và hiện đại. Viếng thăm nơi này cần đến vào buổi tối, khi toàn thể khu vực này được thắp đèn. Phía Nam của tháp Đại Nhạn là quảng trường Huyền Trang, nhân vật gắn liền với ngôi chùa này. Gần quảng trường Huyền Trang là Đại Đường bất dạ thành – một khu tổ hợp với nhiều chức năng khác nhau.

Tháp Đại Nhạn là danh lam nổi tiếng nhất của thành phố Tây An, và là một địa chỉ không nên bỏ qua khi du khách có dịp đến tham quan thành phố này trong chuyếndu lịch Trung Quốc. Viếng thăm nơi này, ngoài việc thưởng lãm một ngôi chùa cổ có kiến trúc và cảnh quan đẹp, đây cũng là dịp cho du khách tìm hiểu và ôn lại hành trạng của một nhân vật nổi tiếng của Phật giáo, đó là ngài Huyền Trang.

Bài viết này được cập nhật lần cuối (Last updated): 17-03-2020 10:16:43

Danh mục đăng tin:Du lịch Trung Quốc, Khám Phá Trung Quốc,
Top