Thăm viếng Đền Vũ Hầu – “Tam quốc thánh địa” ở Trung Quốc

Ở Thành Đô, thủ phủ của tỉnh có một ngôi đền nổi tiếng, suốt ngày nghi ngút khói hương, được nhiều du khách tới tham bái, đó là đền Vũ Hầu. Đọc Tam Quốc chí, người ta ngậm ngùi thương cảm cho giấc mộng phục hưng nhà Hán không thành của Khổng Minh Gia Cát Lượng, quân sư của Lưu Bị. Tháng 8 năm 234, sau khi mất do bị bệnh (lúc bấy giờ ông mới 54 tuổi), Khổng Minh được phong tặng là Trung Vũ Hầu và được an táng trên ngọn Định Quân sơn ở vùng Hán Trung. Sau khi kết thúc cuộc phân tranh Tam quốc, người dân nhiều nơi đã lập đền thờ vị thừa tướng thanh liêm, tài trí của họ. Chỉ riêng vùng đất Thục xưa đã có đến 40 đền thờ Khổng Minh, tuy nhiên trong số đó đền Vũ Hầu ở Thành Đô vẫn là nổi tiếng hơn cả.

Thăm viếng Đền Vũ Hầu - “Tam quốc thánh địa” ở Trung Quốc

Đền Vũ Hầu là một quần thể di tích gồm Hán Chiêu Liệt miếu (đền thờ Lưu Bị), Huệ Lăng (lăng mộ Lưu Bị) và đền thờ Gia Cát Lượng. Ban đầu, đền thờ và lăng mộ của Lưu Bị được xây dựng vào năm 223, ngay sau khi ông qua đời. Sau này, Lý Hùng, vua nước Thành Hán (tại vị từ năm 303 – 334), cho xây dựng thêm Vũ Hầu từ trong khuôn viên này, để thờ Gia Cát Lượng. Ngôi đền bị cháy trong thời kỳ chiến tranh cuối thời nhà Minh, khi loạn quân của Trương Hiến Trung tiến vào Thành Đô năm 1644. Sau đó đền được trùng tu trong những năm 1671 – 1672, dưới thời hoàng đế Khang Hy nhà Thanh. Năm 1961, đền được công nhận là di tích trọng điểm cấp Quốc gia của Trung Quốc.

Thăm viếng Đền Vũ Hầu - “Tam quốc thánh địa” ở Trung Quốc

Đền Vũ Hầu có diện tích hơn 15.000 m2, gồm 3 gian: gian ngoài thờ Thục chúa Lưu Bị, gian giữa thờ Khổng Minh và gian cuối thờ 3 anh em Lưu – Quan – Trương, phía sau đền là khu hậu viên bán đồ lưu niệm. Khu di tích có 5 cổng, các cổng chạy từ bắc đến nam, du khách có thể dễ dàng nhìn từ cổng bên này sang cổng bên kia. Bước vào trong, du khách sẽ bắt gặp ngay hai bức thư pháp được khắc trên 37 phiến đá, mỗi phiến cao 63 cm, rộng 58 cm, là Tiền xuất sư biểu và Hậu xuất sư biểu của Gia Cát Lượng.

Thăm viếng Đền Vũ Hầu - “Tam quốc thánh địa” ở Trung Quốc

Bước qua cổng thứ nhất có tấm bảng “Minh lương thiên cổ” (nghĩa là “Vua sáng tôi hiền còn lưu danh thiên cổ”). Đây là khu ngoài, ở các dãy nhà hành lang phía đông và tây đặt 47 bức tượng của những vị tướng quan trọng nhà Thục Hán đã giúp Lưu Bị xây dựng triều chính. Hành lang phía bên trái là quan văn, bên phải là quan võ. Dưới mỗi bức tượng đều ghi tên họ và những chiến công tiêu biểu của từng người. Những bức tượng màu sắc sống động, biểu cảm cường điệu, với những đôi mắt lớn nhìn thẳng xuống du khách. Một số bức tượng còn có cử chỉ rõ ràng. Biểu cảm gương mặt giống như trên những chiếc mặt nạ của Xuyên Kịch nổi tiếng – có khả năng biến diện, lật chuyển gương mặt độc đáo.

Giữa cổng trước và cổng thứ hai là 6 bức bia đá cao khoảng 3m. Trong số đó nổi tiếng nhất là Bia tam tuyệt, bao gồm 3 di sản lịch sử giá trị của Trung Quốc: một bài thơ của Bùi Độ (một trọng thần phục vụ qua bốn triều đại Hiến, Mục, Kính, Văn); một bức thư pháp của Liễu Công Xước và một bản in khắc bởi bậc thầy nghề thủ công chạm khắc Lỗ Kiến.

Thăm viếng Đền Vũ Hầu - “Tam quốc thánh địa” ở Trung Quốc

Qua cổng thứ hai là đền thờ Lưu Bị. Trước cổng treo một tấm biển lớn đề 4 chữ “Hán Chiêu Liệt Miếu” (nghĩa là “miếu thờ vua Chiêu Liệt nhà Hán”). Đền thờ Lưu Bị được xây cao hơn những đền khác trong Vũ Hầu từ, với một bệ chạm trổ hình rồng và mây ở phía trước, thể hiện địa vị hoàng đế của Lưu Bị cao hơn so với những tướng khác. Bên trong đền, du khách có thể chiêm ngưỡng bức tượng Lưu Bị mạ vàng cao 3m ở chính giữa. Tuy nhiên đây không phải là chân dung thật mà chỉ là hình ảnh tưởng tượng lấy từ sách vở. Bên phải đền thờ Lưu Bị là tượng Trương Phi cùng con và cháu bên cạnh. Tượng Quan Vũ và con trai Quan Bình cùng bộ tướng Chu Thương nằm ở gian bên trái.

Thăm viếng Đền Vũ Hầu - “Tam quốc thánh địa” ở Trung Quốc

Ra khỏi đền thờ Lưu Bị và đi qua một sảnh nhỏ là đến đền thờ Gia Cát Lượng. Đền thờ Gia Cát Lượng thấp hơn một chút so với đền thờ Lưu Bị. Bên trong đặt bức tượng Gia Cát Lượng mạ vàng, tay cầm chiếc quạt lông ngỗng. Trong văn học và , Gia Cát Lượng được miêu tả là trân quý chiếc quạt lông vũ như viên ngọc, lúc nào cũng cầm trên tay như hình với bóng. Bất kể xuân hạ thu đông, Gia Cát Lượng đều lay động nhẹ chiếc quạt, thể hiện sự tự tin bình thản, ung dung tự tại, luôn nắm chắc phần thắng. Phía trước tượng là ba chiếc trống đồng trang trí họa tiết hoa lá được cho là trống trận của Gia Cát Lượng.

Thăm viếng Đền Vũ Hầu - “Tam quốc thánh địa” ở Trung Quốc

Đi qua một lối đi yên tĩnh với hai bên tường sơn đỏ rợp bóng trúc râm mát là lăng mộ của Lưu Bị, còn gọi là Huệ Lăng. “Huệ” trong tiếng Trung có nghĩa là “điều tốt”. Trong tín ngưỡng của người Trung Quốc, vị trí của lăng mộ cực kỳ quan trọng. Người ta tin rằng nếu tổ tiên được mai táng ở vùng đất có phong thủy tốt thì con cháu sẽ phát đạt, thịnh vượng. Gia Cát Lượng đích thân chọn vị trí của Huệ Lăng. Trước cửa lăng có tấm biển ghi 4 chữ “Thiên thu lẫm nhiên” (Nghìn thu sau còn khiến người ta kính sợ), lấy từ một câu trong bài thơ “Thục Tiên Chủ miếu” của nhà thơ Lưu Vũ Tích đời Đường.

Thăm viếng Đền Vũ Hầu - “Tam quốc thánh địa” ở Trung Quốc

Qua khỏi cửa lăng là tấm bia “Hán Chiêu Liệt hoàng đế chi mộ” được dựng vào năm Càn Long thứ 53 (tức năm 1788). Đây là một lăng mộ tập thể, táng cùng Lưu Bị là hai người vợ – Cam phu nhân và Ngô phu nhân. Tam Nghĩa miếu là nơi tưởng niệm tình huynh đệ của Lưu Bị, Quan Vũ và Trương Phi. Ở lối vào miếu, hai bên có hình khắc vào đá các sự tích anh hùng của ba anh em Lưu Quan Trương như Tam anh chiến Lã Bố, Quan Công đơn đao phó hội, Trương Dực Đức giận đánh đốc bưu…

Thăm viếng Đền Vũ Hầu - “Tam quốc thánh địa” ở Trung Quốc

Đi vào bên trong, du khách có thể chiêm ngưỡng tượng đất sét của ba vị tướng ngồi trầm lặng nhưng toát ra được những đặc điểm tính cách riêng của mỗi người. Khác với các bức tượng ở đền thờ phía trước, các tượng ở đây đều mặc thường phục chứ không phải triều phục, nhằm đề cao tình nghĩa huynh đệ đồng cam cộng khổ của ba người từ thuở mới đào viên kết nghĩa. Ba bức tượng Lưu Bị, Quan Công và Trương Phi “kết nghĩa vườn đào”.

Thăm đền Vũ Hầu, du khách bâng khuâng chợt nhớ đến mấy câu thơ trong bài Vịnh Vũ Hầu của Bạch Cư Dị:

“Tiền hậu xuất sư di biểu tại

Linh nhân nhất lãm lệ triêm khâm”.

Dịch thơ:

“Xuất sư sau, trước để lời

Xem rồi, rơi lệ áo người đời sau”.

Thăm viếng Đền Vũ Hầu - “Tam quốc thánh địa” ở Trung Quốc

Sau khi thăm đền Vũ Hầu, du khách không nên bỏ qua cơ hội dạo quanh phố cổ Cẩm Lý bởi vẻ đẹp cổ kính độc đáo rất Trung Hoa của nó. Trải dài hơn 500m, phố cổ Cẩm Lý nhộn nhịp sầm uất từ thời nhà Thanh. Du khách có thể chiêm ngưỡng vẻ đẹp quyến rũ của những tòa nhà cổ và tìm các cửa hàng bán đồ lưu niệm thủ công, tương phản với quán bar và nhà hàng hiện đại bên cạnh. Hơn nữa, bạn có thể thưởng thức hương vị trà Tứ Xuyên và Xuyên kịch. Bên cạnh đó, những món ăn đa dạng bán ở những cửa hàng nhỏ bên lề đường sẽ cho du khách trải nghiệm thú vị về ẩm thực Tứ Xuyên.

Vũ Hầu từ và phố cổ Cẩm Ly dường như vẫn còn lưu giữ những giá trị tinh thần vẹn nguyên từ thời Tam quốc. Dạo quanh chiêm ngưỡng những bức tượng sống động và thưởng thức vị cay cay nơi đầu lưỡi của ẩm thực Tứ Xuyên là một trải nghiệm không thể bỏ qua khi đến với kinh đô của nhà Thục Hán khi xưa. 

Nếu có dịp du lịch Trung Quốc cùng người bạn đồng hành https://travel.duhoctrungquoc.vn/, du khách đừng quên dành thời gian đến thăm viếng đền Vũ Hầu và đặc biệt là thưởng thức những món ăn đặc sản của vùng đất Tứ Xuyên nổi tiếng nhé! Chúc du khách có một chuyến đi với nhiều điều thú vị!

Bài viết này được cập nhật lần cuối (Last updated): 16-03-2020 23:20:34

Danh mục đăng tin:Du lịch Trung Quốc, Khám Phá Trung Quốc,
Top