Một vài nét về đất nước và con người Trung Quốc

Trung Quốc với tên chính thức là nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, là một quốc gia có chủ quyền nằm tại Đông Á. Đây là quốc gia đông dân nhất trên thế giới và có diện tích lục địa lớn thứ nhì trên thế giới và là quốc gia có tổng diện tích lớn thứ ba hoặc thứ tư trên thế giới. 

ĐỊA LÝ

Trung Quốc là quốc gia lớn thứ nhì trên thế giới xét theo diện tích đất sau Nga, và là quốc gia lớn thứ ba hoặc bốn về tổng diện tích, sau Nga, Canada, và có thể là Hoa Kỳ. Tổng diện tích của Trung Quốc thường được tuyên bố là khoảng 9.600.000 km2. 

Trung Quốc có tổng chiều dài đường biên giới trên bộ lớn nhất thế giới, với 22.117 km từ cửa sông Áp Lục đến vịnh Bắc Bộ. Trung Quốc có biên giới với 14 quốc gia khác, giữ vị trí số một thế giới cùng với Nga.[85] Trung Quốc bao gồm phần lớn Đông Á, giáp với Việt Nam, Lào, Myanmar, Ấn Độ, Bhutan, Nepal, Pakistan[h], Afghanistan, Tajikistan, Kyrgyzstan, Kazakhstan, Nga, Mông Cổ, và Triều Tiên. Ngoài ra, Hàn Quốc, Nhật Bản, Philippines cũng lân cận với Trung Quốc qua biển.

Một vài nét về đất nước và con người Trung Quốc

Lãnh thổ Trung Quốc nằm giữa các vĩ độ 18° và 54° Bắc, các kinh độ 73° và 135° Đông. Cảnh quan của Trung Quốc biến đổi đáng kể trên lãnh thổ rộng lớn của mình. Tại phía đông, dọc theo bờ biển Hoàng Hải và biển Hoa Đông, có các đồng bằng phù sa rộng và dân cư đông đúc, trong khi các thảo nguyên rộng lớn chiếm ưu thế ở rìa của cao nguyên nguyên Nội Mông. Đồi và các dãy núi thấp chi phối địa hình tại Hoa Nam, trong khi miền Trung-Đông có những châu thổ của hai sông lớn nhất Trung Quốc là Hoàng Hà và Trường Giang. Các sông lớn khác là Tây Giang, Hoài Hà, Mê Kông (Lan Thương), Brahmaputra (Yarlung Tsangpo) và Amur (). Ở phía tây có các dãy núi lớn, nổi bật nhất là Himalaya. Ở phía bắc có các cảnh quan khô hạn, như sa mạc Gobi và sa mạc Taklamakan. Đỉnh cao nhất thế giới là núi Everest (8.848m) nằm trên biên giới Trung Quốc-Nepal. Điểm thấp nhất của Trung Quốc, và thấp thứ ba trên thế giới, là lòng hồ Ngải Đinh (-154m) tại bồn địa Turpan.

Mùa khô và gió mùa ẩm chi phối phần lớn khí hậu Trung Quốc, dẫn đến khác biệt nhiệt độ rõ rệt giữa mùa đông và mùa hạ. Trong mùa đông, gió bắc tràn xuống từ các khu vực có vĩ độ cao với đặc điểm là lạnh và khô; trong mùa hạ, gió nam từ các khu vực duyên hải có vĩ độ thấp có đặc điểm là ấm và ẩm. Khí hậu Trung Quốc có sự khác biệt giữa các khu vực do địa hình phức tạp cao độ. Một vấn đề môi trường lớn tại Trung Quốc là việc các hoang mạc tiếp tục mở rộng, đặc biệt là sa mạc Gobi.

LỊCH SỬ

Trung Quốc là một trong những cái nôi văn minh nhân loại sớm nhất. Văn minh Trung Quốc cũng là một trong số ít các nền văn minh, cùng với Lưỡng Hà cổ (người Sumer), Ấn Độ (Văn minh lưu vực sông Ấn Độ), Maya và Ai Cập Cổ đại (mặc dù có thể nó học từ người Sumer), tự tạo ra chữ viết riêng.

Triều đại đầu tiên theo các tư liệu lịch sử Trung Quốc là nhà Hạ; tuy nhiên chưa có bằng chứng khảo cổ học kiểm chứng được sự tồn tại của triều đại này (khi Trung Quốc tăng trưởng kinh tế và cải cách chính trị đồng thời có đủ nhân lực và trí lực để theo đuổi mạnh mẽ hơn nhằm minh chứng về một lịch sử cổ đại, có một số di chỉ Đá Mới được đưa ra cũng như một vài bằng chứng được gom lại theo thời gian, thể hiện rõ bản sắc, sự thuần nhất và niềm tự hào dân tộc, hay nói cách khác là thể hiện chủ nghĩa dân tộc và chủ nghĩa đại Hán tộc).

Triều đại đầu tiên chắc chắn tồn tại là nhà Thương, định cư dọc theo lưu vực sông Hoàng Hà, vào khoảng thế kỷ 18 đến thế kỷ 12 TCN. Nhà Thương bị nhà Chu chiếm (thế kỷ 12 đến thế kỷ 5 TCN), đến lượt nhà Chu lại bị yếu dần do mất quyền cai quản các lãnh thổ nhỏ hơn cho các lãnh chúa; cuối cùng, vào thời Xuân Thu, nhiều quốc gia độc lập đã trỗi dậy và liên tiếp giao chiến, và chỉ coi nước Chu là trung tâm quyền lực trên danh nghĩa.

Cuối cùng Tần Thủy Hoàng đã thâu tóm tất cả các quốc gia và tự xưng là hoàng đế vào năm 221 TCN, lập ra nhà Tần, quốc gia Trung Quốc thống nhất về thể chế chính trị, chữ viết và có một ngôn ngữ chính thống đầu tiên trong lịch sử Trung Quốc. Tuy nhiên, triều đại này không tồn tại lâu do nó quá độc đoán và tàn bạo và đã tiến hành “đốt sách chôn nho” trên cả nước (đốt hết sách vở và giết những người theo nho giáo) nhằm ngăn chặn những ý đồ tranh giành quyền lực của hoàng đế từ trứng nước, để giữ độc quyền tư tưởng, và để thống nhất chữ viết cho dễ quản lý.

Một vài nét về đất nước và con người Trung Quốc

Sau khi nhà Tần sụp đổ vào năm 207 TCN thì đến thời nhà Hán kéo dài đến năm 220 CN. Sau đó lại đến thời kỳ phân tranh khi các lãnh tụ địa phương nổi lên, tự xưng “Thiên tử” và tuyên bố Thiên mệnh đã thay đổi. Vào năm 580, Trung Quốc tái thống nhất dưới thời nhà Tùy. Vào thời nhà Đường và nhà Tống, Trung Quốc đã đi vào thời hoàng kim của nó.

Trong một thời gian dài, đặc biệt giữa thế kỷ thứ 7 và 14, Trung Quốc là một trong những nền văn minh tiên tiến nhất trên thế giới về kỹ thuật, văn chương, và . Nhà Tống cuối cùng bị rơi vào quân xâm lược Mông Cổ năm 1279. Vua Mông Cổ là Hốt Tất Liệt lập ra nhà Nguyên. Về sau một thủ lĩnh nông dân là Chu Nguyên Chương đánh đuổi chính quyền người Mông Cổ năm 1368 và lập ra nhà Minh, kéo dài tới năm 1644. Sau đó người Mãn Châu từ phía đông bắc kéo xuống lật đổ nhà Minh, lập ra nhà Thanh, kéo dài đến vị vua cuối cùng là Phổ Nghi thoái vị vào năm 1911.

Đặc điểm của phong kiến Trung Quốc là các triều đại thường lật đổ nhau trong bể máu và giai cấp giành được quyền lãnh đạo thường phải áp dụng các biện pháp đặc biệt để duy trì quyền lực của họ và kiềm chế triều đại bị lật đổ. Chẳng hạn như nhà Thanh (người Mãn Châu) sau khi chiếm được Trung Quốc thường áp dụng các chính sách hạn chế việc người Mãn Châu bị hòa lẫn vào biển người Hán vì dân họ ít. Tuy thế, những biện pháp đó đã tỏ ra không hiệu quả và người Mãn Châu cuối cùng vẫn bị văn hóa Trung Quốc đồng hóa.

Vào thế kỷ thứ 18, Trung Quốc đã đạt được những tiến bộ đáng kể về công nghệ so với các dân tộc ở Trung Á mà họ gây chiến hàng thế kỷ, tuy nhiên lại tụt hậu hẳn so với châu Âu. Điều này đã hình thành cục diện của thế kỷ 19 trong đó Trung Quốc đứng ở thế phòng thủ trước chủ nghĩa đế quốc châu Âu trong khi đó lại thể hiện sự bành trướng đế quốc trước Trung Á.

Tuy nhiên nguyên nhân chính của sự sụp đổ của đế quốc Trung Hoa không phải do tác động của châu Âu và Mỹ, như các nhà sử học theo chủ thuyết vị chủng phương Tây vẫn hằng tin tưởng, mà có thể là kết quả của một loạt các biến động nghiêm trọng bên trong, trong số đó phải kể đến cuộc nổi dậy mang tên Thái Bình Thiên Quốc kéo dài từ 1851 đến 1862.

Mặc dù cuối cùng cũng bị lực lượng triều đình dập tắt, cuộc nội chiến này là một trong số những cuộc chiến đẫm máu nhất trong lịch sử loài người – ít nhất hai mươi triệu người bị chết (hơn tổng số người chết trong Thế chiến thứ nhất). Trước khi xảy ra nội chiến này cũng có một số cuộc khởi nghĩa của những người theo đạo Hồi, đặc biệt là ở vùng Trung Á.

Sau đó, một cuộc khởi nghĩa lớn cũng nổ ra mặc dù tương đối nhỏ so với nội chiến Thái Bình Thiên Quốc đẫm máu. Cuộc khởi nghĩa này được gọi là khởi nghĩa Nghĩa Hòa Đoàn với mục đích đuổi người phương Tây ra khỏi Trung Quốc. Tuy đồng tình thậm chí có ủng hộ quân khởi nghĩa, Thái hậu Từ Hi lại giúp các lực lượng nước ngoài dập tắt cuộc khởi nghĩa này.

Một vài nét về đất nước và con người Trung Quốc

Năm 1912, sau một thời gian dài suy sụp, chế độ phong kiến Trung Quốc cuối cùng sụp đổ hẳn và Tôn Trung Sơn thuộc Quốc Dân Đảng thành lập Trung Hoa Dân Quốc. Ba thập kỷ sau đó là giai đoạn không thống nhất – thời kỳ Quân phiệt cát cứ, Chiến tranh Trung-Nhật, và Nội chiến Trung Quốc. Nội chiến Trung Quốc chấm dứt vào năm 1949 và Đảng Cộng sản Trung Quốc nắm được đại lục Trung Quốc.

Đảng Cộng sản Trung Quốc lập ra một nhà nước cộng sản – nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa – tự xem là nhà nước kế tục của Trung Hoa Dân Quốc. Trong khi đó, chính quyền Trung Hoa Dân Quốc do Tưởng Giới Thạch lãnh đạo thì rút ra đảo Đài Loan, nơi mà họ tiếp tục được khối phương Tây và Liên Hiệp Quốc công nhận là chính quyền hợp pháp của toàn Trung Quốc mãi tới thập niên 1970, sau đó hầu hết các nước và Liên Hiệp Quốc chuyển sang công nhận Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa.

Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland và Bồ Đào Nha, đã lần lượt trao trả hai nhượng địa là Hồng Kông và Ma Cao ở bờ biển phía nam về cho Cộng hòa nhân dân Trung Hoa vào 1997 và 1999. “Trung Quốc” trong văn cảnh ngày nay thường chỉ lãnh thổ của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, hay “Đại lục Trung Quốc“, mà không tính Hồng Kông và Ma Cao.

Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa và Trung Hoa Dân Quốc (từ năm 1949 đến nay) không công nhận ngoại giao lẫn nhau, vì hai bên đều tự cho là chính quyền kế tục hợp pháp của Trung hoa Dân Quốc (thời Tôn Trung Sơn) bao gồm cả Đại lục và Đài Loan, Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa liên tục phản đối những người theo phong trào đòi độc lập cho Đài Loan. Những tranh cãi chủ yếu xoay quanh bản chất và giới hạn của khái niệm “Trung Quốc“, khả năng tái thống nhất Trung Quốc và vị thế chính trị Đài Loan.

CHÍNH TRỊ

 

Nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa là một quốc gia xã hội chủ nghĩa công khai tán thành chủ nghĩa cộng sản. Chính phủ Trung Quốc được mô tả là cộng sản và xã hội chủ nghĩa, song cũng chuyên chế và xã đoàn,[104] với những hạn chế nghiêm ngặt trong nhiều lĩnh vực, đáng chú ý nhất là truy cập tự do Internet, tự do báo chí, tự do hội họp, quyền có con, tự do hình thành các tổ chức xã hội và tự do tôn giáo. Hệ thống chính trị, tư tưởng, và kinh tế hiện tại của Trung Quốc được các lãnh đạo nước này gọi lần lượt là “chuyên chính dân chủ nhân dân”, “chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc” và “kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa”.

Một vài nét về đất nước và con người Trung Quốc

Đảng Cộng sản Trung Quốc nắm quyền thống trị quốc gia, quyền lực của đảng này được ghi trong hiến pháp của Trung Quốc. Hệ thống tuyển cử của Trung Quốc có phân cấp, theo đó các đại hội đại biểu nhân dân địa phương (cấp hương và cấp huyện) được tuyển cử trực tiếp, và toàn bộ các cấp đại hội đại biểu nhân dân từ cấp cao hơn cho đến toàn quốc được tuyển cử gián tiếp bởi đại hội đại biểu nhân dân ở cấp ngay bên dưới. Hệ thống chính trị được phân quyền, và các lãnh đạo cấp tỉnh và phó tỉnh có quyền tự trị đáng kể. Tại Trung Quốc còn có các chính đảng khác, được gọi là “đảng phái dân chủ”, những tổ chức này tham gia Đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc (Nhân đại) và Hội nghị Hiệp thương chính trị nhân dân Trung Quốc (Chính hiệp).

Chủ tịch nước Trung Quốc là nguyên thủ quốc gia trên danh nghĩa, đóng vai trò là người đứng đầu về mặt lễ nghi và do Đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc bầu ra. Thủ tướng Trung Quốc là nhân vật lãnh đạo chính phủ, chủ trì Quốc vụ viện gồm bốn phó thủ tướng cùng người đứng đầu các bộ và ủy ban cấp bộ. Chủ tịch nước đương nhiệm là Tập Cận Bình, ông cũng là Tổng Bí thư của Đảng Cộng sản Trung Quốc và Chủ tịch Quân ủy Trung Quốc, do vậy ông là lãnh đạo tối cao của Trung Quốc. Thủ tướng đương nhiệm là Lý Khắc Cường, ông cũng là một thành viên cấp cao của Ban Thường vụ Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Trung Quốc, một cơ cấu quyết định hàng đầu của Trung Quốc trong thực tế.

Hành chính

Nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa quản lý về hành chính 22 tỉnh và nhìn nhận Đài Loan là tỉnh thứ 23, song Đài Loan hiện đang được Trung Hoa Dân Quốc quản lý một cách độc lập, chính thể này tranh chấp với yêu sách của nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Trung Quốc còn có năm phân khu được gọi chính thức là khu tự trị, mỗi khu dành cho một dân tộc thiểu số được chỉ định; bốn đô thị trực thuộc; và hai khu hành chính đặc biệt được hưởng quyền tự trị chính trị nhất định. 22 tỉnh, năm khu tự trị, bốn đô thị trực thuộc có thể được gọi chung là “Trung Quốc đại lục”, thuật ngữ này thường không bao gồm các khu hành chính đặc biệt Hồng Kông và Ma Cao.

Các Tỉnh gồm: , , , Chiết Giang, Giang Tô, , , , , Hắc Long Giang, , , , , , Quý Châu, , , , , , , Đài Loan (tỉnh yêu sách).

Khu tự trị gồm: Ninh Hạ, Nội Mông Cổ, , , Tây Tạng.

Thành thị trực thuộc gồm: Bắc Kinh, , , .

Khu hành chính đặc biệt gồm: Hồng Kông, Ma Cao.

Quan hệ đối ngoại

Tính đến tháng 6 năm 2017, nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa có quan hệ ngoại giao với 175 quốc gia (trong đó có Palestine, quần đảo Cook và Niue). Tính hợp pháp của nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa là vấn đề tranh chấp đối với Trung Hoa Dân Quốc và một vài quốc gia khác (tính đến tháng 6 năm 2017 có 20 quốc gia có quan hệ ngoại giao chính thức với Trung Hoa Dân Quốc). Năm 1971, nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa thay thế Trung Hoa Dân Quốc trong vị thế là đại diện duy nhất của Trung Quốc tại Liên Hiệp Quốc và vị thế là một trong năm thành viên thường trực của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc. Trung Quốc là một cựu thành viên và cựu lãnh đạo của Phong trào không liên kết, và vẫn nhìn nhận bản thân là nước bênh vực cho những quốc gia đang phát triển. Trung Quốc là một thành viên trong nhóm BRICS cùng với Brasil, Nga, Ấn Độ và Nam Phi.

Một vài nét về đất nước và con người Trung Quốc

Theo Chính sách Một Trung Quốc, Chính phủ trung ương tại đặt điều kiện tiên quyết để thiết lập quan hệ ngoại giao là các quốc gia khác phải thừa nhận yêu sách của họ đối với Đài Loan và đoạn tuyệt các quan hệ chính thức với chính phủ Trung Hoa Dân Quốc. Các quan chức Trung Quốc nhiều lần kháng nghị khi các quốc gia khác tiến hành đàm phán ngoại giao với Đài Loan, đặc biệt là trong vấn đề giao dịch vũ khí. Trung Quốc cũng kháng nghị những hội nghị chính trị giữa các quan chức chính phủ ngoại quốc và Đạt Lai Lạt Ma thứ 14.

Phần lớn chính sách ngoại giao hiện hành của Trung Quốc được tường thuật là dựa trên “Năm nguyên tắc cùng tồn tại hòa bình” của Thủ tướng Chu Ân Lai, và cũng được thúc đẩy bởi khái niệm “hòa nhi bất đồng”, theo đó khuyến khích quan hệ ngoại giao giữa các quốc gia bất kể khác biệt về ý thức hệ. Trung Quốc có quan hệ kinh tế và quân sự thân cận với Nga,[121] và hai quốc gia thường nhất trí khi bỏ phiếu tại Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc.

Ngoài yêu sách đối với Đài Loan, Trung Quốc cũng tham dự một số tranh chấp lãnh thổ quốc tế khác. Kể từ thập niên 1990, Trung Quốc tham dự các cuộc đàm phán nhằm giải quyết tranh chấp về biên giới trên bộ, trong đó có tranh chấp biên giới với Ấn Độ và một biên giới chưa phân định với Bhutan. Ngoài ra, Trung Quốc còn tham dự các tranh chấp đa phương quanh quyền chiếm hữu một số đảo nhỏ trên biển Đông và biển Hoa Đông, gồm bãi cạn Scarborough, quần đảo Senkaku, quần đảo Hoàng Sa và quần đảo .

Trung Quốc thường được tán tụng là một siêu cường tiềm năng, một số nhà bình luận cho rằng phát triển kinh tế nhanh chóng, phát triển năng lực quân sự, dân số rất đông, và ảnh hưởng quốc tế gia tăng là những dấu hiệu cho thấy Trung Quốc sẽ giữ vị thế nổi bật trên toàn cầu trong thế kỷ XXI. Một số học giả lại đặt câu hỏi về định nghĩa “siêu cường”, lý luận rằng chỉ riêng kinh tế lớn sẽ không giúp Trung Quốc trở thành siêu cường, và lưu ý rằng Trung Quốc thiếu ảnh hưởng quân sự và văn hóa như Hoa Kỳ.

QUÂN SỰ

Khoa học và kỹ thuật trong Công nghiệp quốc phòng của Cộng hòa nhân dân Trung Hoa hầu hết được đặt nền móng khi Liên Xô đầu tư mạnh mẽ vào Trung Quốc vào những năm 1950. Và phần lớn các vũ khí quan trọng của Liên Xô đã được cấp giấy phép để sản xuất tại Trung Quốc. Cũng như Liên Xô đã giúp đỡ phát triển công nghệ hạt nhân và vũ khí nguyên tử tại Trung Quốc. CHND Trung Hoa cũng đã có được một số công nghệ của Hoa Kỳ khi mối quan hệ giữa hai nước trở nên nồng ấm vào những năm 1970. Cũng như Trung Quốc bắt đầu sao chép những vũ khí mà mình mua được từ phương Tây nhưng không nhiều do các nước phương Tây thận trọng hơn trong việc mua bán vũ khí với Trung Quốc cũng như bị cấm vận vũ khí vào năm 1989. Đến những năm 1990 thì Trung Quốc bắt đầu sao chép quy mô lớn các vũ khí hiện đại mua được từ Nga. Còn khi Nga từ chối bán các loại vũ khí của mình thì Trung Quốc chuyển sang mua của Ukraina vốn cũng sở hữu nhiều loại vũ khí hiện đại từ thời Liên Xô. Hiện tại thì Trung Quốc đang tích cực sao chép các loại vũ khí của phương Tây mua được từ Israel.

Đã từng có thời, Nga hào phóng với Trung Quốc đến mức cung cấp miễn phí một lượng lớn vũ khí và công nghệ quân sự giúp cho ngành công nghiệp quốc phòng nước này có được một nền tảng cực kỳ quan trọng. Giới phân tích quân sự quốc tế khẳng định, Trung Quốc đã thu được những kết quả “khó tin” nhờ sự trợ giúp của Nga. Các nhà phân tích cho rằng, Bắc Kinh tin tưởng là bằng cách vi phạm bản quyền sản phẩm họ sẽ từng bước ngừng nhập khẩu vũ khí của Nga và tiến tới trở thành một nhà xuất khẩu lớn, đủ sức cạnh tranh với các cường quốc khác. Kể từ đó, Nga đã rất hạn chế bán thiết bị quân sự cho Trung Quốc mặc dù vẫn tiếp tục cung cấp động cơ máy bay. Thêm vào đó, mọi lời đề nghị sử dụng các nghiên cứu công nghệ cao từ phía Trung Quốc đều bị Nga từ chối thẳng thừng nhưng Nga lại sẵn lòng bán cho các đối thủ của Trung Quốc trong khu vực.

Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc có 2,3 binh sĩ tại ngũ, là lực lượng quân sự thường trực lớn nhất trên thế giới và nằm dưới quyền chỉ huy của Quân ủy Trung ương. Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc gồm có Lục quân, Hải quân, Không quân, và một lực lượng hạt nhân chiến lược mang tên Bộ đội Pháo binh số hai. Theo chính phủ Trung Quốc, tổng chi phí dành cho quân sự của quốc gia vào năm 2012 là 100 tỷ USD, đứng thứ hai thế giới về ngân sách quân sự. Tuy nhiên, các quốc gia khác như Hoa Kỳ thì cho rằng Trung Quốc không báo cáo mức chính xác về chi tiêu quân sự, vốn được cho là cao hơn nhiều ngân sách chính thức. Nhưng lực lượng quân đội nước này lại được huấn luyện rất yếu kém và nạn tham nhũng tràn lan gây ảnh hưởng mạnh đến năng lực tham chiến của quân đội, các chuyên gia quân sự cho rằng quân đội Trung Quốc ngày nay còn tham nhũng hơn cả thời nhà Thanh.

Một vài nét về đất nước và con người Trung Quốc

Trung Quốc được công nhận là một quốc gia vũ khí hạt nhân, được nhìn nhận là một cường quốc quân sự lớn trong khu vực và có tiềm năng trở thành một siêu cường quân sự. Theo một báo cáo vào năm 2013 của Bộ Quốc phòng Mỹ, Trung Quốc đưa ra thực địa từ 50 đến 75 tên lửa liên lục địa, cùng với một số tên lửa đạn đạo tầm ngắn. Tuy nhiên, so với bốn thành viên khác trong Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc, Trung Quốc tương đối hạn chế về năng lực viễn chinh. Nhằm khắc phục tình trạng này, Trung Quốc đã phát triển các tài sản phục vụ viễn chinh, hàng không mẫu hạm đầu tiên của Trung Quốc bắt đầu phục vụ từ năm 2012, và duy trì một hạm đội tầm ngầm đáng kể, gồm cả một số tàu ngầm tấn công hạt nhân và tên lửa đạn đạo. Ngoài ra, Trung Quốc còn thiết lập một mạng lưới gồm các quan hệ quân sự hải ngoại dọc những tuyến đường biển then chốt.

Trung Quốc đạt được những tiến bộ đánh kể trong việc hiện đại hóa không quân kể từ đầu thập niên 2000, mua các chiến đấu cơ của Nga như Sukhoi Su-30, và cũng sản xuất các chiến đấu cơ hiện đại cho mình, đáng chú ý nhất là Tiêm-10 và Tiêm-11, Tiêm-15 và Tiêm-16. Trung Quốc còn tham gia phát triển máy bay tàng hình và máy bay chiến đấu không người lái. Nhưng việc không thể tự chế tạo động cơ máy bay khiến cho Trung quốc không thể chế tạo các loại máy bay như J-15 và J-16 với số lượng lớn thậm chí không có khả năng sản xuất máy bay chiến đấu J-11B do vấn đề với các động cơ máy bay nội địa như WS-10A. Vấn đề tương tự đã buộc lực lượng Hải quân Trung Quốc hủy bỏ kế hoạch sử dụng WS-10A cho J-15. Cả hai lực lượng không quân và hải quân Trung quốc đã yêu cầu để thay thế WS-10A bằng các động cơ AL-31F của Nga đáng tin cậy hơn. Việc này làm cho số lượng động cơ nhập khẩu đang có không thể cung cấp đủ cho việc sản xuất máy bay việc này có thể dẫn đến việc ngừng phát triển máy bay cho đến khi có thể tìm được cách tự chủ về động cơ. Trung Quốc cũng hiện đại hóa lực lượng bộ binh của họ, thay thế xe tăng từ thời Liên Xô bằng nhiều biến thể của tăng kiểu 99, và nâng cấp các hệ thống C3I và C4I chiến trường để tăng cường năng lực chiến tranh mạng lưới trung tâm của họ. Ngoài ra, Trung Quốc cũng phát triển hoặc kiếm được các hệ thống tên lửa tân tiến, trong đó có tên lửa chống vệ tinh, tên lửa hành trình và tên lửa đạn đạo liên lục địa hạt nhân phóng từ tàu ngầm.

KINH TẾ

Tính đến năm 2016, kinh tế Trung Quốc lớn thứ hai thế giới xét theo GDP danh nghĩa, tổng giá trị khoảng 11.391.619 tỉ USD theo Quỹ Tiền tệ Quốc tế. Nếu xét về GDP theo sức mua tương đương, Trung Quốc đạt 13.395 tỷ USD vào năm 2013, cũng xếp thứ hai sau Hoa Kỳ. Năm 2016, GDP PPP/người của Trung Quốc là 16,660 USD, trong khi GDP danh nghĩa/người là 8,141 USD. Theo cả hai phương pháp, Trung Quốc đều đứng sau khoảng 90 quốc gia (trong số 183 quốc gia trong danh sách của IMF) trong xếp hạng GDP/người toàn cầu.

Từ khi thành lập vào năm 1949 cho đến cuối năm 1978, nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa có một kinh tế kế hoạch tập trung theo kiểu Liên Xô. Sau khi Mao Trạch Đông từ trần vào năm 1976 và Cách mạng văn hóa kết thúc, Đặng Tiểu Bình và tập thể lãnh đạo mới của Trung Quốc bắt đầu cải cách kinh tế và chuyển đổi theo hướng kinh tế hỗn hợp định hướng thị trường hơn dưới sự lãnh đạo độc đảng. Tập thể hóa nông nghiệp bị tiệt trừ và đất ruộng được tư hữu hóa, trong khi đó ngoại thương trở thành một trọng tâm mới quan trọng, dẫn đến việc thiết lập các đặc khu kinh tế. Những doanh nghiệp quốc doạnh không hiệu quả bị tái cơ cấu và những doanh nghiệp thua lỗ phải đóng cửa hoàn toàn, dẫn đến tình trạng thất nghiệp lớn. Trung Quốc hiện nay có đặc điểm chủ yếu là một nền kinh tế thị trường dựa trên quyền sở hữu tài sản tư nhân, và là một trong các ví dụ hàng đầu về chủ nghĩa tư bản nhà nước. Nhà nước vẫn chi phối trong những lĩnh vực “trụ cột” chiến lược như sản xuất năng lượng và công nghiệp nặng, song doanh nghiệp tư nhân mở rộng mạnh mẽ, với khoảng 30 triệu doanh nghiệp tư nhân vào năm 2008.

Kể từ khi bắt đầu tự do hóa kinh tế vào năm 1978, Trung Quốc nằm trong số các nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất trên thế giới, dựa ở mức độ lớn vào tăng trưởng do đầu tư và xuất khẩu. Trong gần 30 năm từ năm 1978, GDP của Trung Quốc đã tăng 15 lần, sản xuất công nghiệp tăng hơn 20 lần; kim ngạch thương mại tăng hơn 100 lần. Vào năm 1992, Trung Quốc vẫn còn xếp thứ 133 thế giới về GDP bình quân đầu người, với hơn một nửa dân số sống dưới mức 2 USD/ngày, nhưng dự kiến tới năm 2022, Trung Quốc sẽ tăng 69 bậc (lên hạng 64 thế giới) trong xếp hạng về GDP bình quân đầu người, và chỉ còn chưa đầy 2% dân số Trung Quốc sống dưới chuẩn nghèo của thế giới. Tới nay, Trung Quốc đã hoàn thành công nghiệp hóa và tạo ra một cơ sở vững chắc để giải quyết việc biến Trung Quốc từ một “công xưởng của thế giới” thành một “nhà máy của tri thức”.

Theo IMF, tăng trưởng GDP bình quân hàng năm của Trung Quốc trong giai đoạn 2001-2010 là 10,5%. Trong giai đoạn 2007-2011, tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc tương đương với tổng tăng trưởng của các quốc gia G7. Năng suất cao, chi phí lao động thấp và cơ sở hạ tầng tương đối thấp khiến Trung Quốc dẫn đầu thế giới về chế tạo. Tuy nhiên, kinh tế Trung Quốc cần rất nhiều năng lượng và không hiệu quả; Trung Quốc trở thành nước tiêu thụ năng lượng lớn nhất thế giới vào năm 2010, dựa vào than đá để cung cấp trên 70% nhu cầu năng lượng trong nước, và vượt qua Hoa Kỳ để trở thành nước nhập khẩu dầu lớn nhất thế giới vào tháng 9 năm 2013.

Một vài nét về đất nước và con người Trung Quốc

Trung Quốc là một thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới và là cường quốc giao thương lớn nhất thế giới, với tổng giá trị mậu dịch quốc tế là 3.870 tỷ USD trong năm 2012. Dự trữ ngoại hối của Trung Quốc đạt 2.850 tỷ USD vào cuối năm 2010, là nguồn dự trữ ngoại hối lớn nhất thế giới cho đến đương thời. Năm 2012, Trung Quốc là quốc gia tiếp nhận đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) nhiều nhất thế giới, thu hút 253 tỷ USD. Trung Quốc cũng đầu tư ra hải ngoại, tổng FDI ra ngoại quốc trong năm 2012 là 62,4 tỷ USD, các công ty Trung Quốc cũng tiến hành những vụ thu mua lớn các hãng ngoại quốc. Tỷ giá hối đoái bị định giá thấp gây xích mích giữa Trung Quốc với các nền kinh tế lớn khác.

Dân số tầng lớp trung lưu tại Trung Quốc (có thu nhập hàng năm từ 10.000-60.000 USD) đạt trên 300 triệu vào năm 2012. Theo Hurun Report, số lượng tỷ phú USD tại Trung Quốc tăng lên 251 vào năm 2012.[184] Thị trường bán lẻ nội địa của Trung Quốc có giá trị 20.000 tỷ tệ (3.200 tỷ USD) vào năm 2012 và tăng trưởng trên 12%/năm vào năm 2013,[186] trong khi thị trường xa xỉ phẩm phát triển mạnh, với 27,5% thị phần toàn cầu vào năm 2010. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, tăng trưởng kinh tế nhanh chóng của Trung Quốc góp phần vào lạm phát tiêu thụ nghiêm trọng, làm gia tăng các quy định của chính phủ. Trung Quốc có bất bình đẳng kinh tế ở mức độ cao, và tăng lên trong các thập niên vừa qua.

Đến cuối năm 2012, số người nghèo tại khu vực nông thôn của Trung Quốc là khoảng 98,99 triệu theo chuẩn nghèo Trung Quốc, chiếm 10,2% dân số khu vực nông thôn. Một báo cáo của Đại học Bắc Kinh cho biết theo số liệu thu nhập năm 2012, 1% các gia đình giàu có nhất tại Trung Quốc sở hữu hơn 1/3 giá trị tài sản toàn quốc, 25% các gia đình nghèo nhất chiếm 1% giá trị tài sản toàn quốc.

DÂN SỐ, SẮC TỘC VÀ NGÔN NGỮ

Theo kết quả điều tra nhân khẩu toàn quốc năm 2010, dân số nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa là 1.370.536.875. Khoảng 16,60% dân số từ 14 tuổi trở xuống, 70,14% từ 15 đến 59 tuổi, và 13,26% từ 60 tuổi trở lên. 

Một vài nét về đất nước và con người Trung Quốc

Trung Quốc chính thức công nhận 56 dân tộc riêng biệt, dân tộc đông dân nhất là người Hán, chiếm khoảng 91,51% tổng dân số. Người Hán là dân tộc đơn lẻ lớn nhất trên thế giới, chiếm thiểu số tại Tây Tạng và Tân Cương và đông hơn các dân tộc khác tại các đơn vị hành chính cấp tỉnh còn lại. Các dân tộc thiểu số chiếm khoảng 8,49% tổng dân số Trung Quốc theo kết quả điều tra nhân khẩu năm 2010. So với điều tra nhân khẩu năm 2000, dân số người Hán tăng 66.537.177, hay 5,74%, trong khi tổng dân số của 55 dân tộc thiểu số tăng 7.362.627, hay 6,92%. Điều tra nhân khẩu năm 2010 cho thấy có 593.832 công dân ngoại quốc cư trú tại Trung Quốc, các nhóm lớn nhất đến từ Hàn Quốc (120.750), Hoa Kỳ (71.493) và Nhật Bản (66.159).

Trung Quốc có 292 ngôn ngữ đang tồn tại. Các ngôn ngữ phổ biến nhất thuộc nhánh Hán của ngữ hệ Hán-Tạng, gồm có Quan thoại (bản ngữ của 70% dân số), và các ngôn ngữ Hán khác: Ngô, Việt (hay Quảng Đông), Mân, Tương, Cám, và Khách Gia. Các ngôn ngữ thuộc nhánh Tạng-Miến như Tạng, Khương, Lô Lô được nói trên khắp cao nguyên Thanh Tạng và Vân Quý. Các ngôn ngữ thiểu số khác tại tây nam Trung Quốc gồm các ngôn ngữ thuộc ngữ hệ Tai-Kadai như tiếng Tráng, H’Mông-Miền và Nam Á. Tại khu vực đông bắc và tây bắc của Trung Quốc, các dân tộc thiểu số nói các ngôn ngữ thuộc ngữ hệ Altai như tiếng Mông Cổ và ngữ hệ Turk như tiếng Duy Ngô Nhĩ. Tiếng Triều Tiên là bản ngữ tại một số khu vực sát biên giới với Bắc Triều Tiên, và tiếng Sarikoli của người Tajik ở miền tây Tân Cương là một ngôn ngữ Ấn-Âu.

Tiếng phổ thông là một dạng của Quan thoại dựa trên phương ngôn Bắc Kinh, là quốc ngữ chính thức của Trung Quốc và được sử dụng làm một ngôn ngữ thông dụng trong nước giữa những cá nhân có bối cảnh ngôn ngữ khác biệt. Chữ Hán được sử dụng làm văn tự cho các ngôn ngữ Hán từ hàng nghìn năm, tạo điều kiện cho người nói các ngôn ngữ và phương ngôn Hán không hiểu lẫn nhau có thể giao tiếp thông qua văn tự. Năm 1956, chính phủ Trung Quốc đưa ra chữ giản thể, thay thế cho chữ phồn thể. Chữ Hán được latinh hóa bằng hệ thống bính âm. Tiếng Tạng sử dụng chữ viết dựa trên mẫu tự Ấn Độ, các dân tộc Hồi giáo tại Trung Quốc thường sử dụng mẫu tự Ba Tư-Ả Rập, còn tiếng Mông Cổ tại Trung Quốc và tiếng Mãn sử dụng chữ viết bắt nguồn từ mẫu tự Duy Ngô Nhĩ cổ.

TÔN GIÁO

Tại Trung Quốc, kể từ năm 1949 dưới sự điều hành của chính phủ Cộng Sản luôn muốn khuếch trương chủ nghĩa vô thần nên[cần dẫn nguồn] dân số của các tôn giáo không xác dịnh rõ ràng. Nhưng trên thực tế từ nhiều nguồn nghiên cứu về văn hóa và tôn giáo Trung Hoa[cần dẫn nguồn] thì đại đa số người dân vẫn còn giữ phong tục thờ cúng tổ tiên do ảnh hưởng của Khổng Giáo, cũng như kết hợp với Phật Giáo và Đạo Giáo trở thành “Tam giáo đồng nguyên” (hoặc “Tôn giáo cổ truyền Trung Hoa” mà Phật Giáo Đại Thừa giữ vai trò chính), số còn lại theo những tôn giáo chính sau với tỉ lệ chỉ mang tính ước lượng có thể không chính xác:

* Lão giáo: xuất hiện dưới nhiều trạng thái khác biệt và khó phân ranh rõ ràng với những tôn giáo khác nên người ta không nắm rõ số người theo. Theo các tài liệu gần đây nhất thì có khoảng 400 triệu người (30% tổng dân số) theo Đạo Giáo.

Một vài nét về đất nước và con người Trung Quốc

* Phật giáo: khoảng 8% (quy y Tam Bảo), bắt đầu du nhập vào Trung Quốc khoảng từ thế kỷ thứ nhất Công nguyên. Số người theo chủ yếu là Đại thừa, còn Tiểu thừa thì không đáng kể. Ngoài ra, còn có những người theo Phật giáo Tây Tạng, chủ yếu tại Tây Tạng và Nội Mông Cổ. Con số thực của số lượng Phật tử trên danh nghĩa có thể đạt trên 660 triệu đến 1 tỷ người (50% – 80%). Nhờ vậy mà Trung Quốc đương nhiên trở thành quốc gia Phật Giáo đông dân nhất, theo sau là Nhật Bản và Việt Nam, chiếm khoảng 2/3 trong tổng số 1,5 tỷ người theo Phật Giáo trên khắp Thế Giới. Lưu ý là đa số người gốc Hán thường tôn thờ Phật Giáo cùng chung với các tôn giáo truyền thống Trung Hoa khác (như Đạo Giáo hay Khổng Giáo).

* Cơ Đốc giáo: khoảng 1 đến 4% tùy nguồn, một số nhánh của đạo này được truyền rải rác vào Trung Quốc thành nhiều đợt bắt đầu từ thế kỷ thứ 8. Ngoài ra còn có những người Trung Quốc gốc Nga ở phía bắc và tây bắc Trung Quốc theo Chính Thống giáo với số lượng tương đối nhỏ.

* Nho giáo: không rõ số người theo, đây là tôn giáo xuất phát từ Khổng Tử mà các triều đại Trung Quốc cố gắng truyền bá theo chiều hướng có lợi cho chính quyền, tuy nhiên theo nhiều học giả thì bản chất của nó không phải như vậy.

* Hồi giáo: 1% đến 2%, có ở Tân Cương và các vùng có người dân tộc thiểu số theo Hồi Giáo sinh sống rải rác. Đạo này phát triển mạnh vào thời nhà Nguyên (1271-1368).

* Tôn giáo cổ truyền Trung Quốc: tôn giáo đa thần của phần lớn dân Trung Quốc trước năm 1949, là kiểu tín ngưỡng pha trộn giữa một số trường phái Đạo giáo và Phật giáo và các tín ngưỡng khác.

Ngoài ra còn có Pháp Luân Công được coi là một phương pháp tập luyện tinh thần dựa chủ yếu trên nền tảng Phật giáo và Lão giáo. Một số khác coi nó là một tôn giáo, còn chính phủ CHND Trung Hoa thì không chính thức công nhận và coi nó là một tà giáo độc hại. Theo Pháp Luân Công thì số người theo nó ước lượng là khoảng 70-100 triệu người.

 

GIÁO DỤC

Kể từ năm 1986, giáo dục bắt buộc tại Trung Quốc bao gồm tiểu học và trung học cơ sở, tổng cộng kéo dài trong chín năm. Năm 2010, khoảng 82,5% học sinh tiếp tục học tập tại cấp trung học phổ thông kéo dài trong ba năm. Cao khảo là kỳ thi đầu vào đại học toàn quốc tại Trung Quốc, là điều kiện tiên quyết để nhập học trong hầu hết các cơ sở giáo dục bậc đại học. Năm 2010, 27% học sinh tốt nghiệp trung học tiếp tục theo học giáo dục đại học.

Một vài nét về đất nước và con người Trung Quốc

Trong tháng 2 năm 2006, Chính phủ cam kết cung cấp giáo dục chín năm hoàn toàn miễn phí, bao gồm sách giáo khoa và các loại phí. Đầu tư cho giáo dục hàng năm nâng từ dưới 50 tỷ USD trong năm 2003 lên trên 250 tỷ USD trong năm 2011. Tuy nhiên, vẫn còn bất bình đẳng trong chi tiêu giáo dục; như trong năm 2010, chi tiêu giáo dục trung bình cho một học sinh trung học cơ sở tại Bắc Kinh là 20.023 NDT, trong khi tại là 3.204 NDT.

Tính đến năm 2010, 94% dân số trên 15 tuổi biết đọc biết viết, so với 20% vào năm 1950.

Y TẾ

Bộ Y tế cùng sở y tế cấp tỉnh giám sát nhu cầu y tế của dân cư Trung Quốc. Đặc điểm của chính sách y tế Trung Quốc kể từ đầu thập niên 1950 là tập trung vào y học công cộng và y học dự phòng. Đương thời, Đảng Cộng sản bắt đầu Chiến dịch y tế ái quốc nhằm cải thiện vệ sinh môi trường và vệ sinh cá nhân, cũng như điều trị và ngăn ngừa một số bệnh. Các bệnh hoành hành tại Trung Quốc khi trước như tả, thương hàn và tinh hồng nhiệt gần như bị tiệt trừ trong chiến dịch này. Sau khi Đặng Tiểu Bình bắt đầu thi hành cải cách kinh tế vào năm 1978, tình hình y tế của quần chúng Trung Quốc được cải thiện nhanh chóng do dinh dưỡng tốt hơn, song nhiều dịch vụ y tế công cộng miễn phí tại khu vực nông thôn biến mất cùng với các công xã nhân dân. Chăm sóc y tế tại Trung Quốc bị tư nhân hóa phần lớn, và có sự gia tăng đáng kể về chất lượng. Năm 2009, chính phủ bắt đầu một sáng kiến cung cấp chăm sóc y tế quy mô lớn kéo dài trong 3 năm trị giá 124 tỷ USD. Đến năm 2011, chiến dịch đạt kết quả 95% dân số Trung Quốc có bảo hiểm y tế cơ bản. Năm 2011, Trung Quốc được ước tính là nước cung cấp phẩm lớn thứ ba thế giới, song dân cư Trung Quốc phải chịu tổn hại từ việc phát triển và phân phối các dược phẩm giả.

Một vài nét về đất nước và con người Trung Quốc

Tuổi thọ dự tính khi sinh tại Trung Quốc là 75 năm, và tỷ suất tử vong trẻ sơ sinh là 11‰ vào năm 2013. Cả hai chỉ số đều được cải thiện đáng kể so với thập niên 1950. Tỷ lệ còi cọc bắt nguồn từ thiếu dinh dưỡng giảm từ 33,1% vào năm 1990 xuống 9,9% vào năm 2010. Mặc dù có các cải thiện đáng kể về y tế và kiến thiết cơ sở y tế tiến bộ, song Trung Quốc có một số vấn đề y tế công cộng mới nổi, như các bệnh về đường hô hấp do ô nhiễm không khí trên quy mô rộng, hàng trăm triệu người hút thuốc lá, và sự gia tăng béo phì trong các dân cư trẻ tại đô thị. Dân số lớn và các thành phố đông đúc dẫn đến bùng phát các dịch bệnh nghiêm trọng trong thời gian gần đây, như bùng phát SARS vào năm 2003. Năm 2010, ô nhiễm không khí khiến cho 1,2 triệu người chết sớm tại Trung Quốc.

VĂN HÓA

Nghệ thuật, học thuật, và văn học

Người Trung Quốc cũng chế ra nhiều nhạc cụ, như cổ tranh , sáo, và nhị hồ, và được phổ biến khắp Đông và Đông Nam Á, đặc biệt những vùng trong phạm vi ảnh hưởng của Trung Quốc. Sanh là một thành phần cơ bản trong các loại nhạc cụ có giăm kèm tự do (free-reed instrument) phương Tây.

Chữ Trung Quốc có nhiều biến thể và cách viết trong suốt lịch sử Trung Quốc, và đến giữa thế kỷ 20 được “giản thể hóa” tại đại lục Trung Quốc. Thư pháp là loại hình nghệ thuật chính tại Trung Quốc, được nhiều người xem là trên cả hội họa và âm nhạc. Vì thường gắn với chủ nhân là những quan lại-học giả ưu tú, nên những tác phẩm thư pháp sau đó đã được thương mại hóa, trong đó những tác phẩm của các nghệ sĩ nổi tiếng được đánh giá cao.

Trung Quốc có nhiều phong cảnh đẹp và là nguồn cảm hứng cho rất nhiều tác phẩm lớn của nghệ thuật Trung Quốc. Xem chi tiết trong bài Hội họa Trung Quốc.

Một vài nét về đất nước và con người Trung Quốc

Thư pháp, sushi và bonsai đều là những loại hình nghệ thuật có độ tuổi hàng nghìn năm đã được phổ biến sang Nhật Bản và Triều Tiên.

Trong hàng thế kỷ, sự tiến bộ kinh tế và xã hội Trung Quốc có được là nhờ chất lượng cao của khoa cử phong kiến. Điều này dẫn tới chế độ lựa chọn nhân tài, mặc dù trên thực tế chỉ có đàn ông và những người có cuộc sống tương đối mới có thể tham dự các kỳ thi này, cũng như đòi hỏi một sự học hành chuyên cần. Đây là hệ thống khác hẳn so với hệ thống quý tộc theo dòng máu ở phương Tây.

Các kỳ thi này đòi hỏi các thí sinh phải viết các bài luận cũng như chứng minh khả năng thông hiểu các sách vở kinh điển của Nho giáo. Những người vượt qua được kỳ thi cao nhất trở thành các quan lại-học giả ưu tú gọi các các tiến sĩ. Học vị tiến sĩ có vị trí kinh tế-chính trị rất được coi trọng tại Trung Quốc và các nước xung quanh. Và tệ nạn sùng bái học vị của các nước vùng Đông Á vẫn còn cho đến ngày nay.

Văn học Trung Quốc đã có một lịch sử phát triển lâu dài do kỹ thuật in ấn có từ thời nhà Tống. Trước đó, các cổ thư và sách về tôn giáo và y học chủ yếu được viết bằng bút lông (trước đó nữa thì viết trên giáp cốt hay trên giấy tre) rồi phát hành. Hàng chục nghìn văn thư cổ vẫn còn tồn tại cho đến ngày nay, từ các văn bản bằng chữ giáp cốt tới các chỉ dụ nhà Thanh, được phát hiện mỗi ngày.

Các triết gia, tác gia và thi sĩ Trung Quốc phần lớn rất được coi trọng và có vai trò quan trọng trong việc duy trì và phổ biến văn hóa của Trung Quốc. Một số học giả khác, cũng được ghi nhận vì dám xả thân cho quyền lợi quần chúng cho dù có trái với ý của chính quyền.

Thể thao

Trung Quốc sở hữu một trong những văn hóa thể thao lâu đời nhất trên thế giới. Có bằng chứng biểu thị rằng bắn cung (xạ tiễn) được thực hành từ thời Tây Chu. Đấu kiếm (kiếm thuật) và một dạng bóng đá (xúc cúc) cũng truy nguyên từ các triều đại ban đầu của Trung Quốc. Ngày nay, một số môn thể thao phổ biến nhất tại Trung Quốc gồm võ thuật, bóng rổ, bóng đá, bóng bàn, cầu lông, bơi và snooker. Các trò chơi trên bàn như cờ vây, cờ tướng, và gây đây hơn là cờ vua cũng được chơi ở cấp độ chuyên nghiệp.

Rèn luyện thể chất được chú trọng cao trong văn hóa Trung Hoa, các bài tập buổi sáng như khí công và thái cực quyền được thực hành rộng rãi, và phòng tập thể dục và câu lạc bộ sức khỏe thương mại trở nên phổ biến trên toàn quốc. Những thanh niên Trung Quốc cũng thích bóng đá và bóng rổ, đặc biệt là trong các trung tâm đô thị có không gian hạn chế. Ngoài ra, Trung Quốc là nơi có số người đi xe đạp lớn nhất, với 470 triệu xe đạp trong năm 2012. Nhiều môn thể thao truyền thống khác như đua thuyền rồng, vật kiểu Mông Cổ, và đua ngựa cũng phổ biến.

Trung Quốc tham dự Thế vận hội lần đầu tiên vào năm 1932, và với quốc hiệu hiện hành từ năm 1952. Trung Quốc đăng cai Thế vận hội Mùa hè 2008 tại Bắc Kinh, và giành được số huy chương vàng nhiều nhất trong số các quốc gia tham dự.

Ẩm thực

Trung Quốc là đất nước đông dân nhất thế giới, cùng với sự rộng lớn và đa dạng về sản vật cũng như khí hậu dẫn tới sự khác biệt rõ ràng giữa các miền văn hóa ẩm thực. Cũng chính vì vậy mà ẩm thực của Trung Hoa vô cùng đa dạng và đặc sắc nhưng vẫn mang những đặc trưng riêng của từng vùng miền, phong phú, giàu bản sắc, có ảnh hưởng lớn đến ẩm thực các nước trong khu vực châu Á.

Có thể nói sự tinh tế trong các món ăn chính là sự hội tụ đầy đủ từ hương, sắc, vị đến cách bày biện, trang trí. Món ăn ngon phải đảm bảo đẹp mắt, dậy hương thơm làm say lòng thực khách, có vị ngon của đồ ăn được chế biến từ nguyên liệu tươi, và cách trình bày thật ấn tượng. Bên cạnh đó, các món ăn còn bổ dưỡng bởi sự kết hợp tài tình giữa các thực phẩm và các vị thuốc như hải sâm, thuốc bắc…

Các món ăn thường được chế biến theo các phong cách như: hâm, nấu, ninh, xào, hấp, rang, luộc, om, nhúng,…mỗi một cách chế biến đem lại những dư vị và cảm nhận khác nhau.

Một vài nét về đất nước và con người Trung Quốc

Ẩm thực Trung Hoa được chia thành 8 trường phái lớn : Sơn Đông, Quảng Đông, Tứ Xuyên, Hồ Nam, Phúc Kiến, , Giang Tô và An Huy.

* Sơn Đông: Đệ nhất ẩm thực Trung Hoa là trường phái ẩm thực Sơn Đông. Đây là một tỉnh nằm ở hạ lưu sông Hoàng Hà, đất đai phì nhiêu. Sơn Đông chính là vựa lúa mỳ của Trung Quốc, rau quả ở đây cũng rất đa dạng và phong phú. Tất cả những yếu tố trên đã tạo nên một nền ẩm thực độc đáo, hàng đầu Trung Quốc. Nét đặc trưng của ẩm thực vùng đất này là các món ăn mang vị nồng đậm, mạnh về rán, nướng, hấp với màu sắc tươi, rất bắt mắt. Đặc biệt, những món ăn thường sử dụng nhiều hành, tỏi, nhất là các món hải sản. Ốc kho, cá chép chua ngọt là 2 món ăn nổi tiếng nhất của Sơn Đông.

* Quảng Đông: Là một trong 4 trường phái ẩm thực chính, ẩm thực Quảng Đông không ngừng tiếp thu tinh hoa các trường phái khác và kết hợp món ăn Tây trong món ăn của mình. Những món ăn Quảng Đông rất đa dạng về thành phần và được chế biến theo 21 cách nấu nướng khác nhau: xào, chiên rán, nướng, quay, hầm, hấp, kho, chao hấp bát úp,… Người Quảng Đông ăn đến đâu chế biến đến đó. Món ăn cần đảm bảo “4 yêu cầu” sắc, hương, vị, hình và non mà không sống, tươi mà không thô, mỡ mà không ngấy, thanh mà không nhạt. Món ăn còn cần phải phù hợp với thời tiết, mùa thu hạ cần phải thanh mát, mùa đông xuân cần phải đậm đặc. Về mặt phối hợp nguyên liệu và khẩu vị, người Quảng Đông thích cách chế biến sống. Ngày nay, người Quảng Đông rất yêu thích cá sống và cháo cá sống. Quảng Đông có một số món nổi tiếng như: lợn sữa quay, gà hấp muối, ngỗng quay, gà luộc, thịt heo xá xíu, tôm hấp, gà om rắn,…

* Hồ Nam: Trải qua hơn 2000 năm tồn tại và phát triển, trường phái ẩm thực Hồ Nam đã hoàn thiện và khẳng định mình bởi các món ngon độc đáo. Ẩm thực Hồ Nam nổi tiếng với 3 thành phần, đó là bếp lưu vực Hương Giang, bếp khu vực hồ Động Đình và bếp miền núi Hồ Nam. Những thực đơn và nghệ thuật nướng của các món ăn Hồ Nam rất tinh tế và hoàn mỹ. Khẩu vị cơ bản của Hồ Nam là béo, chua – cay, hương thơm và nhẹ nhàng. Những món ăn thường được sử dụng nhiều ớt, tỏi, hẹ tây và nước sốt để tăng hương vị cho món ăn.

* Phúc Kiến: Các món ngon tỉnh Phúc Kiến nổi tiếng bởi sự tinh tế của thực đơn và sự chuẩn bị công phu, cách chế biến đặc biệt. Hình thành trên nền tảng ẩm thực của các thành phố , Hoan Châu và . Nhìn chung các món ăn ở đây hơi ngọt và chua, ít mặn, nguyên liệu chủa yếu là hải sản, tươi ngon bổ dưỡng à các món ngon củ vùng núi. Món nổi tiếng nhất ở đây là Phật nhảy tường.

* Chiết Giang: là tổng hợp những món ăn đặc sản của , , Thiệu Hưng nhưng nổi tiếng nhất vẫn là các món ăn Hàng Châu. Món ăn ở đây thường không dầu mỡ, chú trọng đến độ tươi ngon, mềm mại và hương thơm nhẹ. Hương vị ẩm thực Chiết Giang tươi mềm, thanh đạm mà không ngấy. Quá trình nấu ăn rất được xem trọng vì thế không chỉ hương vị ngon mà cách trình bày cũng vô cùng bắt mắt. Các món ăn nổi tiếng Hàng Châu như là thịt lợn Đông Pha, thịt gà nướng Hàng Châu, tôm nõn Long Tĩnh, cá chép Tây Hồ…

* Giang Tô: Các món ăn Giang Tô được trang trí rất cầu kỳ và đẹp mắt như một tác phẩm nghệ thuật. Đặc sắc của món ăn Giang Tô là “Chú trọng Kỹ thuật dùng dao, món ăn tinh tế, khẩu vị thanh đạm” với các món hấp, ninh, tần. Người Giang Tô không thích dùng xì dầu trong các món ăn nhưng lại thích cho đường, dấm tạo nên vị “ chua, ngọt”. Thịt và thịt cua hấp là món ăn nổi tiếng nhất ở đây.

* An Huy: Tương tự như Giang Tô, ẩm thực An Huy cũng được biết đến qua việc sử dụng các nguyên liệu hoang dã và các loại thảo mộc. Ẩm thực An Huy bao gồm ba khu vựa chính là sông Dương Tử, sông Hoàng Hà và miền Nam An Huy, trong đó ẩm thực miền Nam An Huy giữ vai trò chủ chốt với vị mặn, thơm ngon, hương thơm dễ chịu. Món ăn nổi tiếng nhất ở đây chỉnh là Vịt hồ lô.

* Tứ Xuyên: với các món ăn rất cay. Các món ăn Tứ Xuyên chú trọng đến màu sắc, hương vị với nhiều vị tê, cay,ngọt mặn, chua, đắng, thơm trộn lẫn khéo léo, biến hóa linh hoạt. Không chỉ thế, những món ăn ở đây còn có nhiều kiểu cách đổi mùi vị, phù hợp với khẩu vị của từng thực khách, thích hợp với từng mùa, từng kiểu khí hậu trong năm.

Ẩm thực Trung Hoa được coi là ẩm thực mang đậm nét Phương Đông. Đến với thế giới ẩm thực Trung Hoa là đến với những món ăn truyền thống từ mọi miền đất nước của họ. Mỗi một vùng miền lại mang trong mình một nền văn hóa ẩm thực với những nét đặc sắc riêng. Cũng chính bởi vậy, không chỉ người Trung Quốc mà ngay cả những thực khách nước ngoài khi đặt chân lên đất nước này luôn dành thời gian để được trải nghiệm những đặc sản vùng miền.

Một vài nét về đất nước và con người Trung Quốc

Những ngày lễ truyền thống: Đêm giao thừa (ngày 30 tháng 12 âm lịch hằng năm); Tết Nguyên Đán (mồng 1 tháng giêng âm lịch); Lễ hội lồng đèn (ngày 15 tháng giêng âm lịch); Quốc tế phụ nữ (ngày 8 tháng 3); Tết trồng cây (ngày 12 tháng 3); Cá tháng tư (ngày 1 tháng 4); Tết thanh minh (ngày 4 tháng 4); Quốc tế lao động (ngày 1 tháng 5); Tết thanh niên (ngày 4 tháng 5); Tết đoan ngọ (mồng 5 tháng 5 âm lịch); Tết thiếu nhi (ngày 1 tháng 6); Ngày thành lập Đảng (ngày 1 tháng 7); Lễ thất tịch (mồng 7 tháng 7 âm lịch, ngày 23 tháng 8 dương lịch); Ngày thành lập quân đội (ngày 1 tháng 8); Tết trung thu (ngày 15 tháng 8 âm lịch); Tết trùng dương (mồng 9 tháng 9 âm lịch); Ngày tôn vinh các nhà giáo (ngày 10 tháng 9); Ngày quốc khánh (ngày 1 tháng 10); Ngày ông công ông táo lên trời (mồng 8 tháng 12 âm lịch); Giáng sinh (ngày 25 tháng 12); Năm mới (ngày 1 tháng 1).

Văn hóa giao tiếp

* Chào hỏi: Không nên bắt tay chặt, mà lỏng tay hoặc nhẹ nhàng. Chào hỏi người có chức quyền cao nhất trước chứ không chào hỏi phụ nữ trước. Khi giới thiệu người khác với ai đó thì không bao giờ được phép dùng ngón tay trỏ chỉ về người đó, rất không lịch sự, tốt nhất là dùng cả bàn tay đã được ngả lòng ra rồi chỉ về phía người đó.

* Làm quen: Khi gặp gỡ làm quen có thể hỏi những chuyện liên quan đến cá nhân như có vợ chồng chưa, mấy con, thậm chí cả về mức lương. Nếu được hỏi như vậy thì bạn không nên lảng tránh trả lời. Chủ đề trao đổi khi gặp gỡ làm quen nên là thể thao, tốt nhất là bóng đá, tuyệt đối không nên đề cập tới các chủ đề về chính trị, không nên có lời phê phán.

* Đàm phán: Đàm phán với người Trung Quốc không đơn giản và thường kéo dài. Ban đầu thường là một bữa tiệc kéo dài mà trong đó không bàn về chuyện làm ăn mà để dành đến cuối bữa. Nếu không đi đến nhất trí thì bạn cũng đừng bực bội mà hãy cố vui vẻ và quả quyết là rất quan tâm tới việc đạt được sự nhất trí với nhau để hợp tác kinh doanh. Thường sau đó vài ngày sẽ có được chuyển biến tích cực.

* Số 4: Người Trung Quốc kiêng số 4 vì trong tiếng Trung Quốc có thể hiểu là “chết”. Vì vậy không được tặng cái gì có liên quan đến con số này.

* Trao danh thiếp: nhớ luôn mang danh thiếp theo, trao và nhận bằng cả hai tay, nhớ đọc danh thiếp nhận được rồi mới cất đi.

* Ăn tiệc: Không được lấy đũa gõ vào bát bởi đó là hành vi của những kẻ ăn mày. Không bao giờ được cắm đũa vào bát cơm vì chỉ có cơm cúng người chết mới làm như vậy. Khi ăn tiệc ở chỗ người Trung Quốc, bạn không nên ngại những tiếng động do ăn uống gây nên. Người Trung Quốc coi đó là dấu hiệu khách ăn ngon. Khi được mời đến dự tiệc, người Trung Quốc thường lịch sự dụt dè, bạn phải thường xuyên mời họ ăn uống, rót đồ uống (rượu, bia) thường phải đầy cốc, nếu không có người phục vụ thì nam giới rót đồ uống cho phụ nữ, cấp trên rót cho cấp dưới.

* Quà tặng: Tặng quà là thông lệ bình thường, có thể tặng hoa quả, bánh ngọt hay đồ uống có rượu, nhưng không được phép tặng đồng hồ vì “tặng đồng hồ” trong tiếng Trung Quốc cũng có nghĩa là “đi dự một đám tang”. Nếu được người Trung Quốc tặng quà thì không được mở gói quà trước mặt người tặng.

* Ở khách sạn: Nên ở trong khách sạn từ hạng trung trở lên vì nhận biết đối tác thuộc đẳng cấp nào là chuyện rất quan trọng ở Trung Quốc. Câu hỏi rất hay gặp phải ở Trung Quốc là “bạn ở khách sạn nào?”.

* Quần áo: Khi giao dịch kinh doanh phải mặc sang trọng: đối với nam giới thì comple sẫm màu và cravat, không nên mặc quần bò thắt cravat, càng không nên màu sắc lòe loẹt. Đối với phụ nữ thì tùy theo tập tục nước mình. Thông thường là quần và áo vét sẫm màu.

* Phê bình: Ở Trung Quốc, bạn không được phê trách thẳng thắn và công khai mà nên diễn giải theo cách khác, chẳng hạn như cộng sự hay nhân viên đó đã làm việc tốt, lần sau chắc chắn sẽ còn tốt hơn.

Trên đây là một số nét đặc trưng về đất nước và con người Trung Quốc. Nếu du khách muốn khám phá nhiều điều thú vị hơn về xứ sở xinh đẹp này thì hãy tham gia tour du lịch Trung Quốc cùng https://travel.duhoctrungquoc.vn/ nhé! Chúc du khách có một chuyến đi vui vẻ và đầy ý nghĩa!

Bài viết này được cập nhật lần cuối (Last updated): 17-03-2020 10:50:59

Danh mục đăng tin:Du lịch Trung Quốc, Khám Phá Trung Quốc,
Top