Cổ thụ Bạch Quả nghìn năm tuổi tại Quan Âm thiền tự, Trung Quốc

Tương truyền cổ thụ Bạch Quả này do Đường Thái Tông Lý Thế Dân tự tay trồng, đến nay đã được 1400 tuổi và đã được liệt vào danh sách cây cổ cần được bảo tồn.

Lá cây bạch quả bắt đầu rụng vào giữa tháng 11, lá vàng rụng kín khắp sân tạo thành một tấm thảm màu vàng rực rỡ. Nhiều người còn ví von nơi đây giống như một đại dương vàng óng ánh. Không chỉ thu hút khách du lịch, chư Thiền giả các tự viện Phật giáo lân cận cũng tìm đến đây để tọa thiền, thưởng thức trà đạo dưới cổ thụ Bạch Quả tuyệt vời này.

Cổ thụ Bạch Quả nghìn năm tuổi tại Quan Âm thiền tự, Trung Quốc

Cây bạch quả hay còn gọi là cây rẻ quạt, cây ngân hạnh được xem là cây thánh trong Phật giáo lẫn Nho giáo, nó đại diện cho sức mạnh, sự ngoan cường vượt lên mọi nghịch cảnh. Điều đó đã được chứng minh qua vụ nổ bom nguyên tử tại Tp.Hiroshima của Nhật Bản, trong khi phần lớn các loài động thực vật đều bị tiêu diệt thì cây bạch quả mặc dù bị đốt cháy nhưng vẫn sống sót và phục hồi nhanh chóng.

Người ta còn ưu ái gọi cây bạch quả là “hóa thạch sống”, trải qua 200 triệu năm với những thay đổi khốc liệt về khí hậu, cây bạch quả vẫn trường tồn mà không có gì thay đổi.

Ngoài ra, một địa điểm nữa cũng có cây ngân hạnh cổ rất thu hút du khách là trấn Ngọc Hoàng Miếu, huyện Lưu Bá, thành phố Hán Trung, tỉnh . Mỗi năm vào dịp đầu đông, hàng loạt du khách và các nhiếp ảnh gia đều đến nơi đây để chiêm ngưỡng vẻ đẹp của cây ngân hạnh cổ 4000 năm tuổi và lưu lại những tấm hình tuyệt đẹp bên thảm lá vàng.

Cổ thụ Bạch Quả nghìn năm tuổi tại Quan Âm thiền tự, Trung Quốc

Tuy rằng cây ngân hạnh được trồng tại rất nhiều nơi trên đất nước Trung Quốc, thậm chí có những khu vực người ta còn trồng cả hàng cây ngân hạnh ở 2 bên đường tạo ra khung cảnh đẹp đến khó tin vào mùa lá rụng, thế nhưng những cây cổ ngàn năm tuổi vẫn luôn có sức hút đặc biệt đối với du khách.

Theo tài liệu cổ, bạch quả khí ôn, vị ngọt, hơi đắng. Tính chất thu sáp, bạch quả ăn chín thời ôn mà ích khí, ích phổi, tiêu đờm, trừ được hen, dẹp được ho khỏi được chứng tiểu tiện, hết được chứng khí hư, bạch đới.

Bạch quả ăn sống giáng được đờm, tỉnh được say rượu, tiêu được độc, sát được trùng. Nhưng không nên ăn nhiều vì tính nó thu liễm quá mạnh, nên hay sinh chứng đầy tức khó chịu. Nhân bạch quả ngày dùng 10-20g, bóc bỏ vỏ, dùng dưới dạng thuốc sắc hay nướng chín, tán bột. Thịt quả có độc, không ăn được. Phải ép bỏ dầu, để lâu trên một năm mới dùng. Ngày dùng 3-4 quả. Dùng riêng hay phối hợp với nhiều vị thuốc khác.

Y học hiện đại dùng dạng cao có chứa 24% heterosit flavonoic và 6% hợp chất tecpenic mang tên ginkogink hay ginkor dưới dạng ống để uống 5ml hay viên nang. Dùng chữa kem trí nhớ, hay gắt bẳn của người có tuổi, hay ngủ gà ngủ gật, do tác dụng của vi tuần hoàn.

Nếu du khách có dịp du lịch Trung Quốc trong mùa thu này thì đừng quên ghé đến thăm viếng Quan Âm thiền tự chiêm ngưỡng vẻ đẹp tuyệt vời cổ thụ Bạch Quả nghìn tuổi ở nơi đây nhé! Chúc du khách có một hành trình vui vẻ!

Bài viết này được cập nhật lần cuối (Last updated): 17-03-2020 11:17:40

Danh mục đăng tin:Du lịch Trung Quốc, Khám Phá Trung Quốc,
Top