Đại Dịch Cúm Tây Ban Nha 1918

Đại dịch cúm Tây Ban Nha năm 1918 là một đại dịch cúm chết người một cách bất thường, trận đại dịch dịch cúm đầu tiên của hai đại dịch liên quan đến virus cúm A H1N1.

Người bệnh sẽ xảy ra các triệu chứng cúm điển hình như ớn lạnh, sốt, mệt mỏi, và thường sẽ hồi phục sau vài ngày. Dịch cúm bùng phát trong giai đoạn cuối của chiến tranh thế giới thứ nhất.

Dịch cúm Tây Ban Nha
Những người lính từ Fort Riley, Kansas, bị bệnh cúm Tây Ban Nha tại một bệnh viện ở Camp Funston
Những người lính từ Fort Riley, Kansas, bị bệnh cúm Tây Ban Nha tại một bệnh viện tại Camp Funston
Dịch bệnhCúm
Chủng virusVirus cúm A H1N1
Vị tríToàn thế giới
Trường hợp đầu tiênKhông rõ
Thời gianTháng 2 năm 1918 – Tháng 4 năm 1920
Nguồn gốcKhông rõ
Trường hợp nghi ngờ500 triệu người (ước tính)
Tử vong
25–50 triệu người (thường được chấp nhận), số khác ước tính khoảng 17-100 triệu người
Trường hợp nghi ngờ đã không được xác nhận là do chủng này bằng các xét nghiệm trong phòng thí nghiệm, mặc dù một số chủng khác có thể đã được loại trừ.

Ở thời điểm đó, người ta không biết nguồn gốc của chủng cúm ở đâu. Nguyên nhân được đặt tên là đại dịch cúm Tây Ban Nha là vì thời điểm 1918 thời kì chiến tranh thế giới thứ nhất đang bùng nổ. Các quốc gia như Hoa Kỳ, Anh, Pháp... ngăn cấm báo chí đăng những nội dung gây ảnh hưởng đến cuộc chiến. Thế nhưng với vị thế Trung lập, Tây Ban Nha không ngăn cản báo chí đăng những nội dung như vậy. Chính vì thế mà mọi người nhầm tưởng Tây Ban Nha bị chịu ảnh hưởng nặng nề bởi dịch bệnh. Cho đến hiện tại việc đặt tên cho dịch bệnh này vẫn còn đang gây tranh cãi.

Vua Alfonso XIII của Tây Ban Nha cũng đã bị nhiễm cúm.

Hầu hết các đợt bùng phát dịch cúm khác làm tử vong một cách không tương xứng khi giết bệnh nhân vị thành niên, người già, hoặc đã bị suy yếu; Ngược lại dịch bệnh năm 1918 chủ yếu là giết người lớn, trẻ khỏe mạnh trước. Các nghiên cứu hiện đại, sử dụng virus lấy từ thi thể của nạn nhân đông lạnh, đã kết luận rằng virus giết chết bệnh nhân bằng việc gây phát sinh cơn bão cytokine (phản ứng quá mức của hệ miễn dịch của cơ thể). Các phản ứng miễn dịch mạnh mẽ của thanh niên gây tàn phá cơ thể, trong khi hệ thống miễn dịch yếu hơn của trẻ em và người lớn trung niên dẫn đến tử vong ít hơn ở những người này. Có một thực tế rằng, số binh lính Mỹ chết vì cúm còn nhiều hơn bị giết. 40% Hải quân Mỹ bị cúm, 36% quân đội bị bệnh, việc quân đội di chuyển trên các con tàu và xe lửa tăng nguy cơ lây nhiễm dịch bệnh. Số người tử vong vì dịch cúm được ước tính là khoảng 20-50 triệu người, tuy nhiên, cũng có ước tính khác lên đến 100 triệu, tương đương với 1/20 dân số thế giới lúc bấy giờ. Nhưng cho đến nay, chúng ta vẫn không biết được con số chính xác.

Đại dịch cúm Tây Ban Nha đã gây ra thiệt hại nặng nề cho con người, khiến cho nhiều gia đình mất người thân, để lại nhiều góa phụ và trẻ mồ côi. Các nhà tang lễ rơi vào tình trạng quá tải, các thi thể chất đống. Nhiều gia đình đã tự đào mộ cho thành viên của họ. Về mặt kinh tế, tại Hoa Kỳ, nhiều doanh nghiệp phải đóng cửa vì có nhiều nhân viên bị bệnh. Nền nông nghiệp cũng bị ảnh hưởng trầm trọng vì không có đủ công nhân để thu hoạch mùa màng ở các nông trại. Các cơ sở y tế địa phương đóng cửa gây khó khăn trong việc cản trợ sự lây lan của dịch.

Mùa hè năm 1919, dịch bệnh dần trở nên suy yếu do những người nhiễm đã chết hoặc đã có miễn dịch với loại bệnh này. Dù vậy, không hề có phương pháp điều trị nào cũng như không có nỗ lực rộng rãi để ngăn chặn Dịch cúm này. Gần 90 năm sau, các nhà khoa học đã công bố một nhóm gồm ba gen cho phép làm suy yếu ống phế quản và phổi của nạn nhân, nó tạo điều kiện cho bệnh nhân mắc viêm phổi do vi khuẩn. Cho đến nay, dịch cúm Tây Ban Nha vẫn là một dịch bệnh nguy hiểm và gây tàn phá nặng nề trong lịch sử chỉ sau Cái Chết Đen.

Tham khảo

Bản mẫu:Nhiễm trùng

Tags:

Chiến tranh thế giới thứ nhấtCúmSốtTriệu chứng cơ năngVirus cúm A H1N1Đại dịch

🔥 Trending searches on Wiki Tiếng Việt:

Mê KôngĐảng Cộng sản Việt NamThiên địa (website)Bảng chữ cái Hy LạpTrần Quốc ToảnNguyễn DuMông CổBảng tuần hoànTuần lễ Vàng (Nhật Bản)Họ người Việt NamBiển xe cơ giới Việt NamLàoXung đột Israel–PalestineGiải vô địch bóng đá U-23 châu Á 2018Nguyễn Minh Châu (nhà văn)Bảo tồn động vật hoang dãLệnh Ý Hoàng quý phiGoogle MapsPhan Đình GiótXuân DiệuĐịnh luật OhmBTSNgười TàyDanh sách Tổng thống Hoa KỳNgũ hànhQuân lực Việt Nam Cộng hòaViệt Nam Quốc dân ĐảngQatarMặt TrờiĐại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí MinhDanh mục các dân tộc Việt NamVạn Lý Trường ThànhKylian MbappéVõ Văn ThưởngHùng VươngCao BằngVirusQuân chủng Phòng không – Không quân, Quân đội nhân dân Việt NamĐạo Cao ĐàiNhà HồChiến tranh LạnhElon MuskHải PhòngSố nguyênKiên GiangTrạm cứu hộ trái timHKT (nhóm nhạc)Chiến tranh biên giới Việt Nam – CampuchiaCarlo AncelottiStephen HawkingSân bay quốc tế Long ThànhLe SserafimTô Ngọc VânHiệp hội các quốc gia Đông Nam ÁTrùng KhánhNgân HàChiến tranh Pháp – Đại NamChâu PhiBlackpinkLiếm dương vậtPhạm Sơn DươngVườn quốc gia Cúc PhươngTô HoàiQuan hệ ngoại giao của Việt NamNguyễn Văn NênTranh chấp chủ quyền Biển ĐôngDanh sách biện pháp tu từEADS CASA C-295Sóc TrăngDanh sách ngân hàng tại Việt NamHồ Mẫu NgoạtĐà LạtKhởi nghĩa Yên ThếTập đoàn Công nghiệp – Viễn thông Quân độiCúp bóng đá châu Á🡆 More