Quốc Lộ 1: Tuyến quốc lộ xuyên Việt

Quốc lộ 1, còn được biết đến với các tên gọi khác như Quốc lộ 1A, đường 1, đường cái quan, đường thiên lý hay đường xuyên Việt là tuyến đường giao thông xuyên suốt Việt Nam.

Quốc lộ bắt đầu (Km 0) tại cửa khẩu Hữu Nghị trên biên giới giữa Việt NamTrung Quốc, nằm tại thị trấn Đồng Đăng thuộc huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn, và kết thúc tại thị trấn Năm Căn thuộc huyện Năm Căn, tỉnh Cà Mau với tổng chiều dài 2.482 km. Đây là tuyến đường quan trọng hàng đầu Việt Nam, nó đi qua trung tâm của một nửa số tỉnh thành Việt Nam, nối liền 4 thành phố lớn: Hà Nội, Đà Nẵng, Thành phố Hồ Chí MinhCần Thơ. Nằm rất gần với quốc lộ 1 huyết mạch là đường cao tốc Bắc – Nam phía Đôngđường sắt Bắc – Nam, cũng nối thông suốt giữa 2 miền Nam và Bắc Việt Nam.

Quốc lộ 1
Quốc Lộ 1: Lộ trình, Thông số kỹ thuật, Lịch sử
Quốc Lộ 1: Lộ trình, Thông số kỹ thuật, Lịch sử
Quốc Lộ 1: Lộ trình, Thông số kỹ thuật, Lịch sử
Quốc lộ 1 đoạn đi trùng với Quốc Lộ 1: Lộ trình, Thông số kỹ thuật, Lịch sử thuộc Bắc Ninh
Thông tin tuyến đường
LoạiQuốc lộ
Chiều dài2.482
Tồn tạiĐầu thế kỷ 20 – Nay
Điều hành bởiBộ Giao thông Vận tải
Một phần củaQuốc Lộ 1: Lộ trình, Thông số kỹ thuật, Lịch sử
Các điểm giao cắt chính
Đầu BắcQuốc Lộ 1: Lộ trình, Thông số kỹ thuật, Lịch sử tại Hữu Nghị Quan, Lạng Sơn
 
Đầu NamThị trấn Năm Căn, Năm Căn, Cà Mau
Vị trí đi qua
Tỉnh / Thành phốXem mục Lộ trình Quốc Lộ 1
Hệ thống đường
Quốc lộ
Quốc Lộ 1: Lộ trình, Thông số kỹ thuật, Lịch sử

Lộ trình Quốc Lộ 1

Quốc Lộ 1: Lộ trình, Thông số kỹ thuật, Lịch sử 
Cột mốc km số 0 ở Hữu Nghị Quan, Lạng Sơn nối Việt Nam và Trung Quốc

Quốc lộ 1 đi qua 31 tỉnh và thành phố với các điểm nút chính sau:

Chiều dài quốc lộ 1 đi qua các tỉnh/thành phố Việt Nam
Thứ tự Tỉnh/Thành phố Km số Chiều dài (km) Thứ hạng
1 Lạng Sơn 16 94,5 12
2 Bắc Giang 119 37,6 23
3 Bắc Ninh 139 20,1 29
4 Hà Nội 170 55,3 20
5 Hà Nam 229 35,1 25
6 Ninh Bình 263 33,9 26
7 Thanh Hóa 323 109,8 9
8 Nghệ An 461 91,3 14
9 Hà Tĩnh 510 126,9 3
10 Quảng Bình 658 122,1 5
11 Quảng Trị 750 75,3 15
12 Thừa Thiên Huế 824 118,4 7
13 Đà Nẵng 929 36,8 24
14 Quảng Nam 991 87,1 13
15 Quảng Ngãi 1054 98,0 10
16 Bình Định 1232 118,3 8
17 Phú Yên 1329 123,2 6
18 Khánh Hòa 1450 158,5 2
19 Ninh Thuận 1555 64,3 17
20 Bình Thuận 1701 181,4 1
21 Đồng Nai 1867 98,7 11
22 Bình Dương 1879 4,5 31
23 TP Hồ Chí Minh 1889 48 21
24 Long An 1924 30,8 27
25 Tiền Giang 1954 72,8 16
26 Vĩnh Long 2029 38,7 22
27 Cần Thơ 2068 11 30
28 Hậu Giang 2096 27,5 28
29 Sóc Trăng 2119 60,5 19
30 Bạc Liêu 2176 61,8 18
31 Cà Mau 2236 123 4

Thông số kỹ thuật Quốc Lộ 1

  • Tổng chiều dài của Quốc lộ 1 dài 2.301,34 km;
  • Mặt đường rộng 21 m;
  • Thảm bê tông nhựa;
  • Trên toàn tuyến có 874 cầu lớn nhỏ, tải trọng 25–30 tấn.

Quốc lộ 1 trong suốt lịch sử của nó đã thúc đẩy sự phát triển của các địa phương mà nó đi qua nhưng bản thân nó lại không được phát triển. Vì vậy quốc lộ 1 đã không đáp ứng được nhu cầu lưu thông của thời hiện tại. Nay quốc lộ 1 đang được làm mới theo hướng nâng cấp các đoạn xa đô thị, làm đường tránh tại các đô thị, làm mới trên một số tuyến có nhiều đô thị liên tiếp. Hiện nay, khi chưa có quyết định thay đổi tên đường, các đoạn mới làm được gọi là Quốc lộ 1 mới, các đoạn đi trong đô thị được gọi là Quốc lộ 1 cũ. Tuyến quốc lộ 1 mới không còn song song liên tục với đường sắt như quốc lộ 1 cũ (quốc lộ 1 cũ đoạn qua Hà Nội song song với đường sắt Bắc – Namđường sắt Hà Nội – Đồng Đăng; riêng đường sắt Hà Nội – Đồng Đăng thì có cả Bắc NinhBắc Giang). Tuy nhiên, quốc lộ 1 mới có một số đoạn đi song song hoặc trùng với đường cao tốc như Hà Nội – Bắc Giang, vành đai 3 từ cầu Phù Đổng đến Pháp Vân (đa số đều là 1 phần của đường cao tốc Bắc – Nam phía Đông).

Lịch sử Quốc Lộ 1

Quốc lộ 1 được hình thành từng đoạn qua từng thời kỳ, từ thời Việt Nam bị chia cắt thành Đàng TrongĐàng Ngoài bên cạnh đường thủy thì con đường này cũng bắt đầu được hình thành. Tuy nhiên phải đến thời nhà Nguyễn sau khi thống nhất đất nước mới tu bổ và hoàn thiện con đường cái quan từ bắc đến nam này, ban đầu đường nhỏ chủ yếu dành cho việc vận chuyển người, hàng hóa bằng ngựa. Về sau cùng với sự cai trị của người Pháp con đường được mở rộng, nâng cấp. Trong thời kì chiến tranh, con đường bị chiếm đóng và phá hoại khiến việc lưu thông khó khăn.

Sau năm 2000 đến nay, con đường được mở rộng từng đoạn, làm tuyến tránh các đô thị chủ yếu đầu tư theo hình thức BOT, nay con đường nhiều đoạn đã được mở rộng cho 2 làn đường đi trở lên. Từ năm 2015 trở đi, phần lớn quốc lộ 1 là 4 làn xe (trừ một số đoạn từ Ngã Bảy đi Cà Mau và một số tuyến tránh)

Đường AH1 Quốc Lộ 1

AH1 là tuyến đường bộ dài nhất của hệ thống đường xuyên Á với tổng chiều dài 12.845 dặm (20.557 km) từ Tokyo qua Triều Tiên, Trung Quốc, Đông Nam ÁẤn Độ đến biên giới giữa Iran, Thổ Nhĩ KỳBulgaria Tây Istanbul. Ở Việt Nam, đường Quốc lộ 1 hiện là tuyến đường chính, cùng với quốc lộ 22 làm nên tuyến đường AH1 này.

Tuyến AH1 qua Việt Nam gồm 2 quốc lộ và một số đoạn đường cao tốc:

Quốc Lộ 1: Lộ trình, Thông số kỹ thuật, Lịch sử 
Đường cao tốc Bắc – Nam phía Đông, đoạn Hà Nội – Bắc Giang đoạn qua địa phận tỉnh Bắc Ninh
Quốc Lộ 1: Lộ trình, Thông số kỹ thuật, Lịch sử 
Cầu Long Thành

Trong tương lai, khi Quốc Lộ 1: Lộ trình, Thông số kỹ thuật, Lịch sử  (đoạn Hữu Nghị Quan – Lạng Sơn, Diễn Châu – Cam Lộ, Quảng Ngãi – Nha Trang, Cam Lâm – Vĩnh Hảo), Quốc Lộ 1: Lộ trình, Thông số kỹ thuật, Lịch sử  (đoạn Long Trường – Tân Thạnh Đông và đoạn Long Thành - Bến Lức - Tân Thạnh Đông) và Quốc Lộ 1: Lộ trình, Thông số kỹ thuật, Lịch sử  sẽ trở thành tuyến đường chính của đường AH1 khi hoàn thành, còn Quốc Lộ 1: Lộ trình, Thông số kỹ thuật, Lịch sử Quốc Lộ 1: Lộ trình, Thông số kỹ thuật, Lịch sử  sẽ chỉ được coi là tuyến nhánh phụ của đường này.

Hình ảnh Quốc Lộ 1

Xem thêm

Tham khảo

  • Tập Bản đồ Giao thông Đường bộ Việt Nam, ấn bản năm 2004, Nhà xuất bản Bản đồ.

Liên kết ngoài

Tags:

Lộ trình Quốc Lộ 1Thông số kỹ thuật Quốc Lộ 1Lịch sử Quốc Lộ 1Đường AH1 Quốc Lộ 1Hình ảnh Quốc Lộ 1Quốc Lộ 1Cao LộcChiều dàiCà MauCần ThơCửa khẩu Hữu NghịHà NộiHệ thống giao thông Việt NamLạng SơnNăm CănNăm Căn (thị trấn)Thành phố Hồ Chí MinhTrung QuốcTỉnh thành Việt NamViệt NamĐà NẵngĐường cao tốc Bắc – Nam phía ĐôngĐường sắt Bắc NamĐồng Đăng

🔥 Trending searches on Wiki Tiếng Việt:

Danh sách quốc gia và vùng lãnh thổ châu ÁTài nguyên thiên nhiênKhổng TửPhạm Quý NgọThích-ca Mâu-niLăng Chủ tịch Hồ Chí MinhThomas EdisonCúp FAThuận TrịGMMTVCực quangTrần Hưng ĐạoChủ nghĩa xã hộiĐội tuyển bóng đá quốc gia Việt NamMười hai con giápLương Thế VinhDanh sách nhân vật trong Thám tử lừng danh ConanNguyễn Thúc Thùy TiênSao HỏaĐài Tiếng nói Việt NamNguyệt thựcNguyễn Văn LinhĐại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí MinhĐỗ Đức DuyWilliam ShakespeareTạ Đình ĐềViệt Nam hóa chiến tranhTập đoàn Công nghiệp – Viễn thông Quân độiCampuchiaChiến tranh Đông DươngLong châu truyền kỳYên BáiDanh sách ngân hàng tại Việt NamPhố cổ Hội AnCương lĩnh chính trị của Đảng Cộng sản Việt NamThế hệ ZViệt Nam Dân chủ Cộng hòaNewJeansNgười ChămFC Bayern MünchenNhà HồThừa Thiên HuếLa LigaKhuất Văn KhangBan Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực Đảng Cộng sản Việt NamTrần Hải QuânLý Thường KiệtDanh sách quốc gia theo GDP (danh nghĩa) bình quân đầu ngườiPhù NamĐại ViệtTưởng Giới ThạchĐiện Biên PhủMiduVụ sai phạm tại Tập đoàn Phúc SơnHương TràmQuảng BìnhTrần Đại NghĩaBánh mì Việt NamLý Chiêu HoàngTrung du và miền núi phía BắcJuventus FCĐịa đạo Củ ChiLê Thái TổKinh tế ÚcChữ HánDinh Độc LậpYChiến tranh biên giới Việt–Trung 1979Nguyễn Đình ChiểuĐồng ThápQuân khu 2, Quân đội nhân dân Việt NamCúp bóng đá trong nhà châu Á 2024Châu MỹGiải vô địch bóng đá thế giớiTình yêuAnh hùng dân tộc Việt NamLưu BịBà TriệuLê Khả Phiêu🡆 More