Hà Nội Đường Vành Đai 3

Đường vành đai 3 Hà Nội (ký hiệu toàn tuyến là CT.37) là một đoạn đường vành đai thuộc hệ thống đường cao tốc Việt Nam và tuyến giao thông đường bộ quan trọng của thủ đô Hà Nội, dài khoảng 65 km, đi qua các quận, huyện: Gia Lâm, Long Biên, Hoàng Mai, Thanh Trì, Thanh Xuân, Nam Từ Liêm, Cầu Giấy, Bắc Từ Liêm, Đông Anh.

Đường vành đai 3
Hà Nội
Hà Nội Đường Vành Đai 3
Bảng kí hiệu đường vành đai 3 (Hà Nội)
Hà Nội Đường Vành Đai 3
Hà Nội Đường Vành Đai 3
Đường vành đai 3 trên cao đoạn Nam Thăng Long – Mai Dịch
Thông tin tuyến đường
LoạiĐường cao tốc
Chiều dài30 km
Tồn tại10 tháng 10 năm 2012
(11 năm, 6 tháng, 1 tuần và 5 ngày)
Ký hiệu đường
trước đây
Hà Nội Đường Vành Đai 3 (2015 – 2021)
Thuộc vành đai
Một đoạn
của đường thuộc
Hà Nội Đường Vành Đai 3 Hà Nội Đường Vành Đai 3 Hà Nội Đường Vành Đai 3 (Pháp Vân – Cầu Phù Đổng)
Hà Nội Đường Vành Đai 3
Các điểm giao cắt chính
Đầu ĐôngHà Nội Đường Vành Đai 3 Hà Nội Đường Vành Đai 3 Hà Nội Đường Vành Đai 3 Hà Nội Đường Vành Đai 3 Hà Nội Đường Vành Đai 3 tại nút giao Cổ Linh, Long Biên, Hà Nội
 Chi tiết
Đầu TâyĐầu Nam cầu Thăng Long, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Vị trí đi qua
Tỉnh / Thành phốHà Nội
Quận/HuyệnĐông Anh, Bắc Từ Liêm, Nam Từ Liêm, Cầu Giấy, Thanh Xuân, Thanh Trì, Hoàng Mai, Long Biên, Gia Lâm
Hệ thống đường
Cao tốc
Hà Nội Đường Vành Đai 3
Hà Nội Đường Vành Đai 3
Phân đoạn

Quy hoạch Hà Nội Đường Vành Đai 3

Đường cao tốc này từng được quy hoạch từ năm 2015 đến 2021 với ký hiệu cũ là CT.20. Tuy nhiên, cho đến hiện tại, do một số biển báo trên đường vẫn còn ký hiệu là CT.20 nên nhiều người vẫn hay gọi đường vành đai 3 (Hà Nội) là cao tốc 20 (CT.20 cũ) hơn là cao tốc 37 (CT.37 hiện tại). Đoạn từ Pháp Vân đến cầu Phù Đổng là một phần của đường cao tốc Bắc – Nam phía Đông, và cũng là một phần của đường Xuyên Á AH1.

Thiết kế Hà Nội Đường Vành Đai 3

Theo quy hoạch cho giai đoạn I, đoạn Cầu Thăng LongMai DịchThanh Xuân – Pháp Vân – cầu Thanh Trì cấu thành bởi đường đô thị hai bên kết hợp với đường cao tốc đô thị ở giữa. Quy hoạch Hà Nội Đường Vành Đai 3 giai đoạn II sẽ làm 8,912 m gồm 385 mét đường và 8.527 mét cầu cạn chính tuyến, gồm 4 làn cao tốc, 2 làn dừng khẩn cấp. Hiện tại tuyến đường này đã hoàn thành cả hai giai đoạn.

Trên đường vành đai 3 có 3 cây cầu lớn là cầu Thăng Long, cầu Thanh Trìcầu Phù Đổng. Đường vành đai 3 giao cắt với quốc lộ 5Thạch Bàn, đại lộ Thăng Long tại ngã tư Trần Duy Hưng, Quốc lộ 1cao tốc Pháp Vân – Cầu Giẽ tại nút giao Pháp Vân, quốc lộ 32 (đường Hồ Tùng Mậu) tại Mai Dịchquốc lộ 6 (đường Nguyễn Trãi) tại Thanh Xuân, đường cao tốc Hà Nội – Hải Phòng tại nút giao Cổ Linh (Thạch Bàn).

Lộ trình Hà Nội Đường Vành Đai 3

Do đường vành đai 3 thực chất là kết hợp nhiều tuyến đường đã có sẵn, bao gồm các tuyến đường sau: đường Võ Văn Kiệt, đường Tân Xuân, đường Phạm Văn Đồng, đường Phạm Hùng, đường Khuất Duy Tiến, đường Nguyễn Xiển, đường Nghiêm Xuân Yêm, cầu cạn Pháp Vân, đường Hoàng Liệt, đường Đỗ Mười, cầu Thanh Trì, quốc lộ 1 mới đoạn từ cầu Thanh Trì đến Ninh Hiệp, nên đường cũng không có hai điểm đầu và điểm cuối rõ ràng. Riêng đoạn từ Ninh Hiệp đến đường cao tốc Bắc Thăng Long – Nội Bài gồm nhiều đường nội thị nhỏ đi qua các điểm khống chế Việt HùngĐông AnhTiên DươngNam Hồng (nằm phía Nam của đường sắt vành đai Bắc).

Đoạn đường cao tốc của tuyến đường bắt đầu tại nút giao với đường cao tốc Hà Nội – Bắc Giangquốc lộ 5A. Đây thực chất là đường dẫn của cầu Thanh Trì. Sau khi vượt qua cầu Thanh Trì sẽ là phần đường dẫn còn lại (được thiết kế như đường cao tốc). Đoạn đường dẫn này có các lối ra với đường Lĩnh Nam và đường Tam Trinh. Hết đoạn đường dẫn này sẽ là lối ra đường cao tốc Pháp Vân – Cầu Giẽ. Từ đây, toàn tuyến được làm trên cao, được biết đến là cầu cạn Pháp Vân. Tuyến đường vượt qua hồ Linh Đàm, đi qua nhiều khu đô thị mới ở phía Nam như Linh Đàm, Kim Văn – Kim Lũ trước khi đến lối ra tiếp theo là quốc lộ 6 (đường Nguyễn Trãi). Đoạn đường này tiếp tục đi qua đường Lê Văn Lương và lối ra đi đại lộ Thăng Long – đường Trần Duy Hưng trước khi tạm hết đường trên cao 4 km sau đó tại lối ra lên cầu vượt Mai Dịch. Sau khi hết cầu vượt Mai Dịch là đường dẫn để tiếp tục đường trên cao, đoạn Nam Thăng Long – Mai Dịch. Đường cao tốc này kết thúc tại nút giao khu đô thị Ciputra và đường dẫn lên cầu Thăng Long.

Đoạn dưới đất bắt đầu từ làn xe máy của cầu Thanh Trì. Đoạn dưới đất đi song song với đoạn trên cao, đi qua đường Lĩnh Nam, Tam Trinh, khu hành chính quận Hoàng Mai, phố Bùi Huy Ích trước khi đến ngã tư Giải Phóng được gọi là đường Đỗ Mười (Đây cũng là một đoạn của quốc lộ 1 mới). Sau ngã tư Giải Phóng, đường được gọi là phố Hoàng Liệt và chạy thêm khoảng 1 km vượt cầu qua hồ Linh Đàm đến phố Nguyễn Hữu Thọ. Phần còn lại chạy từ phố Nguyễn Hữu Thọ và tiếp tục chạy song song với đường vành đai 3 trên cao với nhiều tên gọi như Nghiêm Xuân Yêm, Nguyễn Xiển, Khuất Duy Tiến, Phạm Hùng. Sau khi hết cầu vượt Mai Dịch, đường vành đai 3 dưới đất tiếp tục là đường Phạm Văn Đồng đến hết cầu Thăng Long.

Lịch sử Hà Nội Đường Vành Đai 3

Hà Nội Đường Vành Đai 3 
Nút giao Mai Dịch

Đường vành đai 3 đã bắt đầu có trong quy hoạch của Hà Nội từ cuối những năm 1990 thông qua quyết định số 945/CP–KTN ngày 13 tháng 8 năm 1998 của Thủ tướng Chính phủ khi đó phê duyệt

Vào khoảng năm 1986, đường Phạm Văn Đồng và một đoạn của đường Đỗ Mười đã bắt đầu xuất hiện. Đường Bắc Thăng Long – Nội Bài được khỏi công sau đó vào khoảng năm 1988 và hoàn thành vào năm 1998. Vào cùng thời điểm đó, một đoạn của đường Phạm Hùng bắt đầu xuất hiện. Đến khoảng năm 2005, đường Phạm Hùng về cơ bản đã hoàn thành và đưa vào sử dụng. Khi đó, ở đầu bên kia thành phố, cầu Thanh Trì cũng đã được đưa vào sử dụng, giảm tải cho cầu Chương Dương.

Đến năm 2008, khi lưu lượng phương tiện đi qua và ra/ vào Hà Nội ngày một đông, nhu cầu cấp thiết phải có một tuyến đường trên cao để cho các xe đi vòng tránh trung tâm Hà Nội, và mở rộng đường phía dưới để cho phương tiện lưu thông ra/ vào trung tâm Hà Nội. Khi đó, đoạn đường Khuất Duy Tiến chỉ là một con đường bé rộng khoảng 5m, còn đoạn từ Nguyễn Trãi đi Linh Đàm thì chưa hề xuất hiện.

Đến thời điểm năm 2021, việc mở rộng phần nội đô của đường vành đai 3 đoạn từ Việt Hùng đi qua cầu Phù Đổngcầu Thanh Trì đến cầu Thăng Long (tức các đường quốc lộ 3 mới, Quốc lộ 1 mới, đường Đỗ Mười, đường Hoàng Liệt, đường Nghiêm Xuân Yêm, đường Nguyễn Xiển, đường Khuất Duy Tiến, đường Phạm Hùng và đường Phạm Văn Đồng) đã được hoàn thành. Hiện đường vành đai 3 đang có quy hoạch kết nối với đường cao tốc Hà Nội – Thái Nguyên.

Tiến độ xây dựng Hà Nội Đường Vành Đai 3

Số thứ tự Tên đoạn tuyến Chiều dài Khởi công Hoàn thành Thời gian xây dựng Mở rộng
1 Cầu Phù Đổng 2 4,36 km 10/2008 19/1/2012 3 năm, 3 tháng
2 Đường dẫn phía bắc Cầu Thanh Trì
(Gia Lâm)
3,567 km 3/2005 3/2009 4 năm
3 Cầu Thanh Trì 3,084 km 30/11/2002 2/2/2007 4 năm, 2 tháng
4 Đường dẫn phía nam Cầu Thanh Trì
(Hoàng Mai)
6,219 km 9/2008 9/10/2010 2 năm
5 Cầu cạn Pháp Vân kéo dài 1,850 km 17/9/2008 9/10/2010 2 năm
6 Mai Dịch – Bắc hồ Linh Đàm (giai đoạn 1) 10,2 km 2001 2009 8 năm
7 Nút giao Thanh Xuân 380m 9/2/2010 8/1/2016
8 Mai Dịch – Bắc hồ Linh Đàm (giai đoạn 2)
Cao tốc trên cao
8,527 km 6/2010 21/10/2012 2 năm, 4 tháng
9 Nam Thăng Long – Mai Dịch (giai đoạn 1) Mở rộng các đường có sẵn
10 Nam Thăng Long – Mai Dịch (giai đoạn 2)
Cao tốc trên cao
5,367 km 6/1/2018 11/10/2020 2 năm, 9 tháng
11 Hai cầu vượt đi thấp qua hồ Linh Đàm 555m 11/2019 6/10/2020 10 tháng
12 Hai đơn nguyên cầu vượt đô thị cạnh cầu vượt Mai Dịch 600m 2/3/2023

Hiện trạng Hà Nội Đường Vành Đai 3

Hà Nội Đường Vành Đai 3 
Ùn tắc tại Đường vành đai 3 trên cao trước dịp nghỉ lễ 30/41/5

Kể từ khi hoàn thành vào năm 2010, Đường vành đai 3 (cả đoạn trên cao và dưới thấp) là một trong những tuyến đường đông đúc nhất Việt Nam.

Do tạm thời là tuyến đường tránh Hà Nội duy nhất, cũng đồng thời kết nối mọi tuyến đường quốc lộ, đường cao tốc đến Hà Nội với các khu vực khác khiến tình trạng tắc nghẽn ngày càng trầm trọng. Đường vành đai 3 không chỉ phục vụ giao thông tránh mà còn phần lớn các con đường chính của Hà Nội, và ngoài ra con đường kết nối hầu hết các khu đô thị mới của thành phố và là một trong hai tuyến đường chính lên sân bay Quốc tế Nội Bài, tuyến đường này thường xuyên xảy ra tình trạng tắc nghẽn giao thông nghiêm trọng, nhất là vào cuối tuần và lễ, Tết.

Thống kê chính thức cuối cùng của Sở Giao thông vận tải Hà Nội cho thấy, vào năm 2021, Vành đai 3 đã ghi nhận khoảng 124.000 phương tiện/ngày. Vào giờ cao điểm và ngày lễ, tốc độ trung bình chậm tới 20 km/h, thấp hơn nhiều so với giới hạn tốc độ. Đã có nhiều trường hợp ùn tắc nghiêm trọng kéo dài đến nửa đêm vào những ngày lễ như Tết hay Ngày Giải phóng.

Ngoài lưu lượng giao thông cao, thiết kế các đoạn đường cao tốc trên cao cũng là một nguyên nhân gây tắc nghẽn khác. Mặc dù là điểm cuối của hầu hết các tuyến đường cao tốc nối Hà Nội với các vùng khác của đất nước, nhưng hầu hết các nút giao trên đường vành đai 3 đều là các nhánh xuống đơn giản có đèn giao thông, riêng nút giao với đường cao tốc Hà Nội – Hải Phòngquốc lộ 5 được thiết kế với các nhãnh rẽ riêng cho từng hướng di chuyển. Một vấn đề khác là khoảng cách giữa các nút giao trên đường gần hơn đáng kể so với tiêu chuẩn thiết kế. Chẳng hạn, nút giao Đại lộ Thăng Long – Đường Trần Duy Hưng và Quốc lộ 6 – Đường Nguyễn Trãi cách nhau khoảng 1 km, trong khi Tiêu chuẩn Quốc gia về Xây dựng Đường cao tốc khuyến nghị các lối ra vào chỉ cách nhau ít nhất từ ​​3 đến 5 km.

Chi tiết tuyến đường Hà Nội Đường Vành Đai 3

Hà Nội Đường Vành Đai 3 
a. Bảng thông tin tốc độ cao tốc đối với đoạn Nam Thăng Long – Mai Dịch (Trên thực tế tuyến đường vẫn còn ký hiệu là CT.20)
Hà Nội Đường Vành Đai 3 
b. Bảng thông tin tốc độ cao tốc đối với đoạn Cầu Thanh Trì – Mai Dịch (Trên thực tế tuyến đường vẫn còn ký hiệu là CT.20)

Làn xe

Chiều dài

  • Toàn tuyến: 65 km (không bao gồm đoạn đi trùng với Hà Nội Đường Vành Đai 3 )

Tốc độ giới hạn

Cầu

Lộ trình Hà Nội Đường Vành Đai 3 chi tiết

Số Tên Khoảng cách Tổng khoảng cách Kết nối Vị trí Hướng lên xuống Ghi chú
Kết nối trực tiếp với Cầu Thăng Long
BR Cầu Thăng Long 0.00 Hà Nội Ranh giới Đông AnhBắc Từ Liêm Vượt sông Hồng
1 JCT Nam Thăng Long 0.74 0.74 Phố Kẻ Giàn Bắc Từ Liêm Đi lên theo hướng cầu Thăng Long
Đi xuống theo hướng cầu Phù Đổng
Đi Khu đô thị Ciputra
2 JCT Công viên Hoà Bình 2.5 3.24 Phố Đỗ Nhuận Đi lên theo hướng cầu Phù Đổng
Đi xuống theo hướng cầu Thăng Long
3 JCT Hoàng Quốc Việt 0.33 3.57 Đường Hoàng Quốc Việt,
Đường Bưởi
Đi lên theo hướng cầu Thăng Long
Đi xuống theo hướng cầu Phù Đổng
4 JCT Mai Dịch 1.3 4.87 Hà Nội Đường Vành Đai 3  Quốc lộ 32 Cầu Giấy Đi lên theo hướng cầu Thăng Long
Đi xuống theo hướng cầu Phù Đổng
Đi Đại học Quốc gia Hà Nội
5 0.95 5.82 Bến xe Mỹ Đình Đi lên theo hướng cầu Thăng Long
Đi xuống theo hướng cầu Phù Đổng
6 JCT Trung Hoà 2.8 8.62 Hà Nội Đường Vành Đai 3  Đại lộ Thăng Long,
Đường Trần Duy Hưng
Đi lên theo hướng cầu Thăng Long
Đi xuống theo hướng cầu Phù Đổng
Đi trung tâm thành phố
7 1.2 9.92 Đường Lê Văn Lương, Tố Hữu
Khu đô thị Trung Hòa – Nhân Chính
Nam Từ Liêm Đi lên theo hướng cầu Phù Đổng
Đi xuống theo hướng cầu Thăng Long
8 JCT Thanh Xuân 0.72 10.64 Hà Nội Đường Vành Đai 3  Quốc lộ 6 (Đường Nguyễn Trãi) Thanh Xuân Đi lên theo hướng cầu Thăng Long
Đi xuống theo hướng cầu Phù Đổng
Đi Hà Đông, Trung tâm thành phố
9 1.1 11.74 Hà Nội Đường Vành Đai 3  Quốc lộ 21C (Đường Phạm Tu) Đi lên theo hướng cầu Phù Đổng
Đi xuống theo hướng cầu Thăng Long
Đi Xa La, Hà Đông, Kiến Hưng
10 JCT Linh Đàm 3.6 15.34 Khu đô thị Linh Đàm,
Đường Nguyễn Hữu Thọ
Hoàng Mai Đi lên theo hướng cầu Phù Đổng
Đi xuống theo hướng cầu Thăng Long
11 JCT Pháp Vân 1.2 16.54 Hà Nội Đường Vành Đai 3  Quốc lộ 1 (Đường Giải Phóng – Ngọc Hồi – Đỗ Mười) Đi Khu đô thị Pháp Vân
Khu hành chính Hoàng Mai
Bến xe Nước Ngầm và Bến xe Giáp Bát
12 IC Pháp Vân 0.65 17.19 Hà Nội Đường Vành Đai 3  Đường cao tốc Pháp Vân – Cầu Giẽ (Hà Nội Đường Vành Đai 3 )
13 JCT Tam Trinh 1.5 18.69 Đường Tam Trinh Đi lên theo hướng cầu Thăng Long
Đi xuống theo hướng cầu Phù Đổng
Đi Mai Động, Tam Trinh, Đền Lừ
14 JCT Lĩnh Nam 3.0 21.69 Đường Lĩnh Nam Đi lên theo hướng cầu Thăng Long
Đi xuống theo hướng cầu Phù Đổng
Đi Lĩnh Nam, Vĩnh Hưng, Đê Nguyễn Khoái
15 JCT Cầu Thanh Trì
(Phía Nam)
0.65 22.34 Đường Lĩnh Nam Đi lên theo hướng cầu Phù Đổng
Đi xuống theo hướng cầu Thăng Long
Đi Đê Nguyễn Khoái
BR Cầu Thanh Trì Ranh giới Hoàng MaiLong Biên Vượt sông Hồng
16 JCT Cầu Thanh Trì
(Phía Bắc)
3.7 26.04 Đường Giáp Hải Long Biên Đi Đê Long Biên – Xuân Quan
17 IC Cổ Linh 1.0 27.04 Hà Nội Đường Vành Đai 3  Đường cao tốc Hà Nội – Hải Phòng
Đường Cổ Linh
Đi Hải Phòng
18 IC Quốc lộ 5 1.8 28.84 Hà Nội Đường Vành Đai 3  Quốc lộ 5 (Đường Nguyễn Văn Linh) Đi Long Biên, Hải Phòng
19 JCT Phúc Lợi 1.35 30.2 Đường Phúc Lợi Đi xuống theo hướng cầu Thăng Long Chỉ có lối ra đường Phúc Lợi
BR Cầu Phù Đổng Ranh giới Long BiênGia Lâm Vượt sông Đuống
Kết nối trực tiếp với Hà Nội Đường Vành Đai 3  Đường cao tốc Hà Nội – Bắc Giang (Hà Nội Đường Vành Đai 3 ) và Hà Nội Đường Vành Đai 3  Quốc lộ 1

Các khu vực đi qua Hà Nội Đường Vành Đai 3

Xem thêm

Tham khảo

Tags:

Quy hoạch Hà Nội Đường Vành Đai 3Thiết kế Hà Nội Đường Vành Đai 3Lộ trình Hà Nội Đường Vành Đai 3Lịch sử Hà Nội Đường Vành Đai 3Tiến độ xây dựng Hà Nội Đường Vành Đai 3Hiện trạng Hà Nội Đường Vành Đai 3Chi tiết tuyến đường Hà Nội Đường Vành Đai 3Lộ trình chi tiết Hà Nội Đường Vành Đai 3Các khu vực đi qua Hà Nội Đường Vành Đai 3Hà Nội Đường Vành Đai 3Bắc Từ LiêmCầu GiấyGia LâmHoàng Mai (quận)Hà NộiHệ thống đường cao tốc Việt NamLong BiênNam Từ LiêmThanh TrìThanh XuânĐông AnhĐường vành đai

🔥 Trending searches on Wiki Tiếng Việt:

Kinh tế ÚcTập đoàn VingroupNhà ThanhThám tử lừng danh ConanBộ Tư lệnh Cảnh sát Cơ động (Việt Nam)Danh sách vụ thảm sát ở Việt NamHai nguyên lý của phép biện chứng duy vậtRừng mưa AmazonMinecraftTư tưởng Hồ Chí MinhNhà Lê sơKéo coNguyễn Văn LinhPhan Văn GiangVõ Thị SáuTrương Thị MaiĐài LoanTừ Hi Thái hậuNinh ThuậnTiền GiangHiệp định Genève 1954Đạo hàmQuân khu 4, Quân đội nhân dân Việt NamEthanolBlack Eyed PilseungHàn TínNgân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt NamCách mạng Công nghiệp lần thứ tưNew ZealandĐiện Biên PhủXuân QuỳnhTom và JerryThụy SĩHướng dươngHalogenNguyễn Trọng NghĩaHKT (nhóm nhạc)Dinh Độc LậpVăn LangHành chính Việt Nam thời NguyễnThánh địa Mỹ SơnFormaldehydeTôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh (phim)Văn phòng Quốc hội (Việt Nam)Loạn luânKhông gia đìnhPhạm Minh ChínhViễn PhươngGiải bóng đá vô địch quốc gia ĐứcMaría ValverdeHọc viện Kỹ thuật Quân sựTài nguyên thiên nhiênSuni Hạ LinhPhố cổ Hội AnAcetonĐịa lý Việt NamNguyễn TrãiChiến tranh Pháp – Đại NamBan Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực Đảng Cộng sản Việt NamFansipanĐiêu khắcTây Ban NhaDanh sách nhân vật trong One PieceChiến tranh Đông DươngThomas EdisonVachirawit Chiva-areeHồ Hoàn KiếmDanh sách vườn quốc gia tại Việt NamĐối tác chiến lược, đối tác toàn diện (Việt Nam)Kinh Dương vươngCleopatra VIIPhong trào Dân chủ Đông Dương (1936–1939)An GiangNhà MinhNguyễn Thị ĐịnhKhí hậu Việt NamNguyên tố hóa họcJosé Mourinho🡆 More