Hợp Chất Hữu Cơ

Các hợp chất hữu cơ (hay organic compound), là một lớp lớn của các hợp chất hóa học mà các phân tử của chúng có chứa carbon (h.1) .

Các hợp chất hữu cơ có thể có nguồn gốc từ tự nhiên hoặc do các phản ứng nhân tạo.

Hợp Chất Hữu Cơ
Hình 1 : Methan (CH
4
) - Một trong những hợp chất hữu cơ đơn giản nhất

Sự phân chia giữa hợp chất hữu cơ và hợp chất vô cơ mang tính tùy ý có nguyên nhân lịch sử; tuy nhiên, nói chung thì các hợp chất hữu cơ được định nghĩa như là các hợp chất có liên kết carbon-hiđrô, và các hợp chất vô cơ là những hợp chất còn lại. Vì thế acid cacbonic được coi là hợp chất vô cơ, trong khi acid formic là hợp chất hữu cơ, mặc dù đôi khi người ta vẫn gọi nó là "axít cacbonous" và anhydride của nó, carbon monoxide, là một chất vô cơ.

Tên gọi "hữu cơ" là một tên gọi lịch sử, có lẽ có từ thế kỷ 19, khi người ta tin rằng các hợp chất hữu cơ chỉ có thể tổng hợp trong cơ thể sinh vật thông qua cái gọi là vis vitalis -"lực sống". Thuyết cho rằng các hợp chất hữu cơ về cơ bản là khác biệt với các "hợp chất vô cơ", nghĩa là không được tổng hợp thông qua "lực sống", đã bị bác bỏ do sự tổng hợp urê (NH2)2C=O, một hợp chất hữu cơ, từ kali cyanidenhôm sulfat bởi Friedrich Wöhler.

Phần lớn các hợp chất hữu cơ tinh khiết được sản xuất nhân tạo; tuy nhiên, thuật ngữ "hữu cơ" cũng được sử dụng để miêu tả các sản phẩm được sản xuất mà không có các hóa chất nhân tạo (xem sản xuất hữu cơ).

Cần phân biệt hợp chất hữu cơ với vật chất hữu cơ (tên tiếng Anh organic matter (cách đọc tiếng Việt o-gơ-nic mát-tơ)).

Phân loại Hợp Chất Hữu Cơ

Dựa vào thành phần các nguyên tố, hợp chất hữu cơ được phân thành 2 loại:

  • Hydrocarbon là những hợp chất mà phân tử chỉ gồm 2 nguyên tố C và H.
  • Dẫn xuất của hydrocarbon là những hợp chất mà phân tử có các nguyên tố khác ngoài C và H.

Dựa theo mạch carbon của phân tử, hợp chất hữu cơ được phân thành:

  • Hợp chất có mạch vòng
  • Hợp chất không có mạch vòng gồm mạch thẳng và mạch nhánh

Dựa vào các nhóm chức có trong phân tử, các hợp chất là dẫn xuất của hydrocarbon được phân thành 3 loại:

  • Hợp chất hữu cơ đơn chức là hợp chất chỉ có 1 nhóm chức (h.2) .
  • Hợp chất hữu cơ đa chức là hợp chất có nhiều nhóm chức nhưng cùng 1 loại nhóm chức (h.3) .
  • Hợp chất hữu cơ tạp chức là hợp chất có nhiều loại nhóm chức khác nhau (h.4) .
Hợp Chất Hữu Cơ 
Hình 2 : Acid acetic là hợp chất hữu cơ đơn chức (1 nhóm Hợp Chất Hữu Cơ )
Hợp Chất Hữu Cơ 
Hình 4 : Glucose (mạch hở) là hợp chất hữu cơ tạp chức (1 nhóm Hợp Chất Hữu Cơ  và 5 nhóm Hợp Chất Hữu Cơ )
Hợp Chất Hữu Cơ 
Hình 3 : Glycerol là hợp chất hữu cơ đa chức (3 nhóm Hợp Chất Hữu Cơ )

Nhận biết các nhóm chức bằng phổ hồng ngoại (IR). Một số nhóm chức tiêu biểu được nêu trong hình 5

Hợp Chất Hữu Cơ 
Hình 5 : Một số nhóm chức cơ bản (trích SGK Hóa học 11 Chân trời sáng tạo)
Hợp Chất Hữu Cơ 
Hình 6 : Tín hiệu phổ hồng ngoại của một số nhóm chức cơ bản (trích SGK Hóa học 11 Chân trời sáng tạo)

Công thức phân tử Hợp Chất Hữu Cơ

Công thức phân tử biểu thị số lượng nguyên tử của mỗi nguyên tố trong phân tử.

Công thức phân tử Hợp Chất Hữu Cơ có thể được thiết lập dựa trên tỷ lệ phần trăm khối lượng của các nguyên tố hoặc theo khối lượng sản phẩm của phản ứng cháy hoặc thông qua công thức đơn giản nhất (là công thức biểu thị tỷ lệ tối giản về số nguyên tử của các nguyên tố).

Cấu trúc phân tử Hợp Chất Hữu Cơ

Thuyết cấu tạo hoá học

Thuyết cấu tạo hóa học được đưa ra bởi Bút-lê-rốp (người Nga) vào năm 1861.

  1. Trong phân tử hợp chất hữu cơ, các nguyên tử liên kết với nhau theo đúng hóa trị và theo trật tự nhất định. Thứ tự liên kết đó gọi là cấu tạo hóa học. Sự thay đổi thứ tự liên kết đó, tức là thay đổi cấu tạo hóa học, sẽ tạo ra hợp chất khác.
  2. Trong phân tử hợp chất hữu cơ, carbon có hóa trị IV. Nguyên tử carbon không những có thể liên kết với nguyên tử của các nguyên tố khác mà còn có thể liên kết với nhau tạo thành mạch carbon
  3. Tính chất của các chất phụ thuộc vào thành phần phân tử và cấu tạo hóa học
Hợp Chất Hữu Cơ 
Hình 7 : Công thức cấu tạo đầy đủ của ethanol

Công thức cấu tạo

Công thức cấu tạo biểu diễn thứ tự và cách thức liên kết của các nguyên tử trong phân tử.

Công thức cấu tạo có thể được viết theo 3 cách: cách viết khai triển (công thức cấu tạo đầy đủ - viết tất cả các nguyên tử và các liên kết giữa chúng), cách viết thu gọn (công thức cấu tạo thu gọn - viết gộp nguyên tử C và các nguyên tử khác liên kết với nó thành từng nhóm) và cách viết thu gọn nhất (công thức khung phân tử - chỉ viết các liên kết và nhóm chức, đầu mút của các liên kết chính là các nhóm CHx với x đảm bảo hóa trị IV của nguyên tử C).

Hợp Chất Hữu Cơ 
Hình 8 : Công thức khung phân tử của ethanol

VD : Ethanol

Công thức cấu tạo đầy đủ : Hình 7

Công thức cấu tạo thu gọn : Hợp Chất Hữu Cơ 

Công thức khung phân tử : Hình 8

Đồng đẳng

Hợp Chất Hữu Cơ 
Hình 9 : 3 chất đầu tiên của dãy đồng đẳng alkane

Những hợp chất có thành phần phân tử hơn kém nhau 1 hay nhiều nhóm CH2 nhưng có tính chất hóa học tương tự nhau được gọi là đồng đẳng.

Dãy đồng đẳng là dãy gồm các chất đồng đẳng (h.9) .

Sở dĩ các chất trong cùng dãy đồng đẳng có tính chất hóa học tương tự nhau là do chúng có cấu tạo hóa học tương tự nhau.

Đồng phân

Những hợp chất có cùng công thức phân tử được gọi là đồng phân.

VD :

Với công thức phân tử là Hợp Chất Hữu Cơ  có 2 hợp chất :

  • Butan có trật tự liên kết là Hợp Chất Hữu Cơ 
  • Isobutan có trật tự liên kết là Hợp Chất Hữu Cơ 

Với công thức phân tử là Hợp Chất Hữu Cơ  có 2 hợp chất :

  • Ethanol có trật tự liên kết là Hợp Chất Hữu Cơ 
  • Dimethyl ether có trật tự liên kết là Hợp Chất Hữu Cơ 

Đồng phân cấu tạo

Đồng phân cấu tạo là những hợp chất có cùng công thức phân tử nhưng cấu tạo hóa học khác nhau.

Phân loại:

  • Đồng phân nhóm chức là những đồng phân khác nhau về bản chất nhóm chức.
  • Đồng phân mạch carbon là những đồng phân khác nhau về sự phân nhánh của mạch carbon.
  • Đồng phân vị trí nhóm chức là những đồng phân khác nhau về vị trí của các nhóm chức.
  • Đồng phân vị trí liên kết bội là những đồng phân khác nhau về vị trí của các liên kết đôi hoặc liên kết ba.

Đồng phân lập thể

Đồng phân lập thể là những đồng phân có cùng công thức cấu tạo nhưng khác nhau về cấu trúc không gian của phân tử.

Liên kết hóa học

Trong phân tử hợp chất hữu cơ, các nguyên tử liên kết với nhau theo liên kết cộng hóa trị:

Xem thêm

Tham khảo

  1. Nhà xuất bản giáo dục - Bộ giáo dục và đào tạo - Sách giáo khoa Hóa học 11
  2. Nhà xuất bản giáo dục - Bộ giáo dục và đào tạo - Sách giáo khoa Hóa học 11 - nâng cao

Liên kết ngoài

Tags:

Phân loại Hợp Chất Hữu CơCông thức phân tử Hợp Chất Hữu CơCấu trúc phân tử Hợp Chất Hữu CơHợp Chất Hữu CơCacbonHợp chấtPhân tửTự nhiên

🔥 Trending searches on Wiki Tiếng Việt:

NKhang HiChâu MỹDanh sách quốc gia theo GDP (danh nghĩa) bình quân đầu ngườiChiến tranh Việt NamThái LanThất ngôn tứ tuyệtNhà thờ chính tòa Đức Bà Sài GònLý Thường KiệtTrương Thị MaiTừ Hán-ViệtThanh HóaĐường cao tốc Cam Lâm – Vĩnh HảoBóng đá tại Thế vận hội Mùa hè 2024 – Vòng loại NamMona LisaTrái ĐấtKylian MbappéVăn Tiến DũngTriệu Tuấn HảiGia LongNATOQuần thể danh thắng Tràng AnVĩnh PhúcVõ Thị Ánh XuânĐạo Cao ĐàiFansipanChủ nghĩa cộng sảnĐội tuyển bóng đá U-23 quốc gia Việt NamCách mạng Tháng TámBảo ĐạiKim Jong-unQuảng NamLGBTXã hộiẤn ĐộMa trận (toán học)Bộ Tổng tham mưu Quân đội nhân dân Việt NamPhạm Văn ĐồngGái gọiYêu tinh (phim truyền hình)Giải vô địch bóng đá châu ÂuNgân hàng Thương mại Cổ phần Công thương Việt NamTổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt NamNinh ThuậnHạ LongTình yêuNguyễn Minh Triết (sinh năm 1988)Quảng NgãiLão HạcTôi thấy hoa vàng trên cỏ xanhVíchKhối lượng riêngNguyên tố hóa họcNguyễn Văn LongGoogleNguyễn Hồng DiênMã QRMassage kích dụcViệt Nam hóa chiến tranhDuyên hải Nam Trung BộNguyễn TrãiEDanh sách nhà máy điện tại Việt NamQuảng NinhTrần Quốc ToảnDanh sách nhân vật trong DoraemonAlbert EinsteinMỹ TâmHKT (nhóm nhạc)Trận Thành cổ Quảng TrịGia đình Hồ Chí MinhNgân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt NamCải cách ruộng đất tại miền Bắc Việt NamBiến đổi khí hậuNguyễn Thị BìnhLionel MessiTrịnh Nãi HinhCần ThơXVideos🡆 More