Vệ Tinh Deimos: Vệ tinh tự nhiên của Sao Hoả

Deimos (English /ˈdaɪməs/ hay /ˈdiːməs/; tiếng Hy Lạp Δείμος: Kinh hoàng), là vệ tinh nhỏ hơn và ở xa hơn phía ngoài trong số hai vệ tinh của Sao Hoả, được đặt theo tên Deimos (con trai của thần chiến tranh Ares và sắc đẹp Aphrodite) trong Thần thoại Hy Lạp.

Nó cũng được gọi là Mars II.

Deimos Vệ Tinh Deimos: Phát hiện, Đặc điểm
Deimos
Deimos
Ảnh Deimos do tàu Viking 1 chụp.
Phát hiện Vệ Tinh Deimos
Phát hiện Vệ Tinh Deimos bởi Asaph Hall
Ngày 12 tháng 8 1877
Đặc điểm Vệ Tinh Deimos quỹ đạo
Bán kính trung bình 23,460 km
Lệch tâm 0.0002
Chu kỳ quay 1.262 ngày
Tốc độ quỹ đạo trung bình 0.22 km/s
Độ nghiêng 0.93° (so với xích đạo Sao Hoả)
1.793° (so với mặt phẳng Laplace)
27.58° (với elíp)
Vệ tinh của Sao Hoả
Đặc điểm Vệ Tinh Deimos vật lý
Đường kính trung bình 12.6 km (15.0×12×10.4)
Khối lượng 2.244×1015 kg (3.8 nTrái Đất)
Mật độ trung bình 2.2 g/cm³
Lực hấp dẫn bề mặt 0.0039 m/s² (3.9 mm/s²)
Lực hấp dẫn bề mặt
(Trái Đất = 1)
0.00040 (400 µg)
Tốc độ thoát 0.0069 km/s (6.9 m/s)
Chu kỳ xoay đồng bộ
Albedo 0.07
Nhiệt độ bề mặt ≈233 K
Áp suất khí quyển không có khí quyển

Phát hiện Vệ Tinh Deimos

Cả Phobos và Deimos đều được nhà thiên văn học Mỹ là Asaph Hall phát hiện. Tên của hai vệ tinh này được Henry Madan (1838–1901), giáo sư toán học Eton College đề xuất từ cuốn XV tác phẩm Iliad, theo tên hai con thần chiến tranh Ares (Mars trong thần thoại La Mã) là Kinh hoàng (Deimos) và Khiếp sợ (Phobos).

Deimos được phát hiện ngày 12 tháng 8 năm 1877 lúc khoảng 07:48 UTC (theo những nguồn tin thời ấy là lúc "14:40 11 tháng 8" theo giờ Washington tính ngày theo quy ước thiên văn cũ, bắt đầu vào lúc giữa trưa, vì thế phải cộng thêm 12 tiếng vào giờ địa phương) [1].

Đặc điểm Vệ Tinh Deimos

Vệ Tinh Deimos: Phát hiện, Đặc điểm 
Deimos lướt ngang Mặt Trời, theo quan sát của Mars Rover Opportunity

Deimos có lẽ là một tiểu hành tinh đã bị ảnh hưởng từ Sao Mộc làm rối loạn quỹ đạo và trở thành vệ tinh của Sao Hỏa, dù giả thuyết này còn gây một số tranh luận. Giống như hầu hết các vật thể cùng kích thước, Deimos không có hình tròn, các kích thước 15×12×10 km.

Deimos được cấu tạo từ đá có thành phần vật liệu carbon cao, rất giống các tiểu hành tinh kiểu C và các thiên thạch carbonaceous chondrite. Nó có các miệng núi lửa do va chạm, nhưng bề mặt nói chung phẳng hơn nhiều so với Phobos, một phần nhờ các miệng núi lửa đã được điền đầy bởi regolith. Hai miệng núi lửa lớn nhất là Swift và Voltaire, đường kính khoảng 3 (chúng được đặt theo tên hai người từng cho rằng có hai vệ tinh quay quanh Sao Hỏa từ lâu trước khi những vệ tinh thực sự này được phát hiện).

Khi quan sát từ Deimos, Sao Hỏa lớn hơn 1000 lần và sáng hơn 400 lần so với trăng tròn khi quan sát từ Trái Đất, chiếm 1/11 chiều rộng bầu trời.

Khi quan sát từ Sao Hoả, Deimos có đường kính góc không lớn hơn 2.5' và vì thế khi nhìn bằng mắt thường có vẻ giống một ngôi sao hơn. Khi sáng nhất ("trăng tròn") nó sáng tương đương với Sao Kim khi quan sát từ Trái Đất; ở pha tuần thứ nhất và thứ ba nó sáng tương đương Sao Chức Nữ. Khi Deimos lướt ngang trước Mặt trời đường kính góc của nó chỉ lớn hơn khoảng 2.5 lần so với đường kính góc Sao Kim khi Sao Kim lướt ngang Mặt Trời quan sát từ Trái Đất. Với một kính viễn vọng nhỏ, một người quan sát trên Sao Hỏa sẽ thấy được các pha tuần của Deimos, một vòng quay của nó mất 1.2648 ngày (chu kỳ giao hội (synodic) của Deimos).

Vệ Tinh Deimos: Phát hiện, Đặc điểm 
Quỹ đạo của Phobos và Deimos (theo tỷ lệ)

Không giống Phobos, vốn có tốc độ quay rất nhanh khiến trên thực tế [Sao Hoả] nó mọc ở phía tây và lặn phía đông, Deimos mọc ở phía đông và lặn ở phía tây. Tuy nhiên, chu kỳ quỹ đạo của Deimos bằng khoảng 30.4 giờ, dài hơn một ngày trên Sao Hoả ("sol"), khoảng 24.7 giờ, vì thế từ lúc mọc đến lúc lặn của nó là 2.7 ngày đối với một người quan sát trên xích đạo Sao Hoả.

Vì quỹ đạo của Deimos khá gần với Sao Hỏa và nó có độ nghiêng rất nhỏ so với quỹ đạo hành tinh này, những người quan sát tại các vĩ độ lớn hơn 82.7° sẽ không thể nhìn thấy nó.

Tham khảo

Xem thêm

  • Phobos, vệ tinh kia của Sao Hoả
  • Danh sách các đặc điểm của Phobos và Deimos
  • Sự lướt ngang của Deimos quan sát từ Sao Hoả
  • Phobos và Deimos trong viễn tưởng

Liên kết ngoài

Tags:

Phát hiện Vệ Tinh DeimosĐặc điểm Vệ Tinh DeimosVệ Tinh DeimosAphroditeAresDeimos (thần thoại)Sao HỏaThần thoại Hy LạpVệ tinh tự nhiên

🔥 Trending searches on Wiki Tiếng Việt:

Thái BìnhLịch sử Chăm PaCác ngày lễ ở Việt NamNguyễn Thị ĐịnhĐịnh lý PythagorasLê Minh Khuê!!Đối tác chiến lược, đối tác toàn diện (Việt Nam)Bắc GiangNguyễn Văn Thắng (chính khách)Ronaldo (cầu thủ bóng đá Brasil)MèoĐinh Tiến DũngPhong trào Cần VươngNguyễn Duy NgọcKim Ji-won (diễn viên)RVụ án cầu Chương DươngTrương Thị MaiTrịnh Tố TâmDanh sách biện pháp tu từLương CườngBộ Quốc phòng (Việt Nam)Tottenham Hotspur F.C.Danh sách ngân hàng tại Việt NamVụ án Lệ Chi viênẤn ĐộTranh Đông HồAi CậpSingaporeHọc viện Kỹ thuật Quân sựHàn QuốcHình bình hànhVương Bình ThạnhLiên bang Đông DươngĐà NẵngChiến cục Đông Xuân 1953–1954ĐứcChuỗi thức ănHồ Chí MinhNhà MinhTrần Cẩm TúNgân hàng thương mại cổ phần Quân độiKim Soo-hyunÔ ăn quanBảng xếp hạng bóng đá nam FIFAMã MorseSân bay quốc tế Long ThànhNguyễn Tri PhươngHưng YênMinh Thái TổTađêô Lê Hữu TừTranh chấp chủ quyền Biển ĐôngTriệu Lộ TưBình PhướcTaylor SwiftNữ hoàng nước mắtDầu mỏNguyễn Vân ChiXuân DiệuThích Nhất HạnhVườn quốc gia Phong Nha – Kẻ BàngNhà Hậu LêKim LânPhật giáoQuân chủng Hải quân, Quân đội nhân dân Việt NamĐộng vậtĐắk NôngYokohama FCTrương Mỹ LanPhanxicô Xaviê Trương Bửu DiệpQuốc kỳ Việt NamTrạm cứu hộ trái timUkrainaThiên địa (trang web)Lê Đức ThọDanh sách quốc gia theo dân sốNguyễn Chí Thanh🡆 More