Topaz

Topaz hay hoàng ngọc là một khoáng vật silicat của nhôm và flo có công thức hóa học là Al2(F,OH)2.

Lần đầu tiên topaz được sử dụng làm đá quý trong đồ trang sức năm 1737 do Henekel (khi ông mô tả mỏ Saxon) bởi lẽ topaz có độ cứng tương đối cao, ánh thủy tinh tương đối mạnh và đặc biệt là có màu sắc đa dạng. Tên gọi của Topaz bắt nguồn từ chữ Hy Lạp là topazos có nghĩa là tìm kiếm, theo ngôn ngữ Phạn cổ topaz có nghĩa là lửa. Trước đây, một số loại đá quý có màu vàng, thậm chí cả những loại màu lục cũng được gọi là topaz.

Topaz
Topaz
topaz
Thông tin chung
Thể loạiKhoáng vật silicat
Công thức hóa họcAl2SiO4(F,OH)2
Hệ tinh thểhệ trực thoi
Nhận dạng
MàuThủy tinh
Dạng thường tinh thểlăng trụ
Cát khaihoàn toàn theo [001]
Vết vỡvỏ sò
Độ cứng Mohs8
ÁnhThủy tinh
Màu vết vạchtrắng
Tính trong mờtrong suốt
Tỷ trọng riêng3,49–3,57
Thuộc tính quanghai trục (+)
Chiết suấtnα = 1,606–1,629
nβ = 1,609–1,631
nγ = 1,616–1,638
Khúc xạ képδ = 0,010
Đa sắcyếu trên mẫu lát mỏng
Tán sắc0,014
Các đặc điểm kháchuỳnh quang, tia tử ngoại ngắn =vàng cam, tia tử ngoại dài=kem
Tham chiếu

Cấu trúc tinh thể Topaz

Các thành phần nguyên tố trong topaz gồm: Al2O3 chiếm 62-48%; SiO2: 39,0 - 28,2%; F: 13 - 20,4%; H2O: 2,45%. F & OH có thể thay thế cho nhau vì vậy topaz không có OH sẽ có công thức là Al2F2SiO4 và không có F là topaz hydroxyl Al2(OH)2SiO4.

Đối với topaz không màu, màu lam, màu nâu loại giàu F thường có các bao thể hang hốc chứa 2 hoặc 3 pha. Các hang hốc thường có dạng giọt nước và dạng bóng, một trong chúng có thể là khí CO2. Ngoài ra còn có các bao thể rắn như: anbit dạng tấm, apatit, brucit, muscovit, fluorit, gotit, granat, hematit...

Topaz kết tinh theo hệ trực thoi với các yếu tố đối xứng: 3L23PC. Các dạng tập hợp thường gặp là lăng trụ có các khía sâu chạy song song với chiều dài tinh thể. Dạng tinh thể hoàn chỉnh 2 tháp hiếm gặp mà thường có một tháp dạng vòm còn đầu kia là mặt cát khai cơ sở do nó bị vỡ tách ra từ đá gốc. Các tinh thể đẹp chỉ thấy trong các hốc, chúng có nhiều mặt hoàn hảo, kích thước lớn (có khi nặng tới 25 – 32 kg). Dạng phổ biến nhất là lăng trụ với các hình đơn [110]; [120]; [041] song diện [001], lưỡng tháp [111], [223]...

Do tính cát khai hoàn toàn theo mặt cơ sở nên topaz thường được mài cắt có chiều dài của hình oval hoặc hình giọt nước chạy theo chiều dài tinh thể sẽ có khuynh hướng nứt đôi viên đá thậm chí bị vỡ làm 2 phần. Những viên có màu đậm trung bình được mài cắt kiểu emơrôt (cắt bậc).

Độ cứng tuyệt đối: 1427 kg/mm².

Các tính chất quang học Topaz

  • Topaz thường không màu, màu lam, lam-lục giống màu aquamarin, màu vàng, còn hồng và đỏ thì hiếm.
  • Lưỡng chiết: 0,008 - /gamemode creative
  • Ánh: topaz có ánh thủy tinh và có đặc tính trơn, nhưng có một chút ánh lửa.
  • Topaz luôn luôn trong suốt, trừ những trường hợp có nhiều bao thể tạo hiện tượng đám mây.
  • Tính đa sắc: Rõ nhưng không mạnh, trừ trường hợp màu hồng có ánh lửa: màu hồng và không màu.

Những viên màu đỏ vàng (màu Sherry) cho 3 màu: vàng mật ong, vàng đỏ, vàng hồng nhạt. Màu lam: màu lam, hồng nhạt, xanh lam.

  • Dưới kính lọc Chelsea những viên màu lam cho màu lam phớt lục.
  • Phổ hấp thụ: Phổ hấp thụ của topaz không thể quan sát để giám định trừ màu Sherry; màu này do nguyên tố Cr, nhưng nó không cho phổ hấp thụ. Tuy nhiên khi chúng được xử lý nhiệt sẽ có vạch kép tại 6828, và có thể nhìn thấy tốt hơn nếu ánh sáng đi vào viên đá được lọc bằng CuSO4.
  • Tính phát quang: Thay đổi tuỳ theo hai loại giàu hydroxyl (OH) và loại giàu F: Topaz màu xanh lam và không màu phát quang màu vàng nhạt, lục nhạt yếu dưới sóng dài, còn dưới sóng ngắn thì cường độ yếu hơn nhiều.

Các phương pháp xử lý và tổng hợp Topaz

Topaz thường bị nhạt màu đi khi nung ở nhiệt độ cao. Topaz màu đỏ nâu của Brasil chuyển sang không màu ở nhiệt độ 450 °C, nhưng khi nguội nó chuyển sang màu hồng cá hồi đến màu đỏ tím tuỳ theo màu sắc ban đầu và độ mạnh của nhiệt độ. Topaz không được tổng hợp cho mục đích công nghiệp.

Nguồn gốc và phân bố Topaz

Topaz phổ biến trong các thành tạo pegmatit, cộng sinh với tuamalin, fluorit, thạch anh, berin, felspat. Đôi khi cũng gặp topaz trong các mạch nhiệt dịch.

Các mỏ nổi tiếng ở Brazil (bang Minas, Gerais); Mỏ Lapaz của Mehico có nguồn topaz màu vàng; ở Mỹ có mỏ topaz màu hồng, vàng và xanh lam rất đẹp. Một số nước khác cũng khai thác nhiều topaz như Úc, Myanmar và đặc biệt là ở Nga khai thác nhiều topaz màu lam, màu lục ở vùng núi Ural.

Ở Việt Nam, topaz được tìm thấy trong pegmatit ở Thạch Khoán, Vĩnh Phú , đi cùng với thạch anh, berin và một số khoáng vật khác. Topaz vùng Xuân Lệ, Thường Xuân, Thanh Hoá cũng có nguồn gốc pegmatit, cộng sinh với aquamarin và thạch anh. Topaz Lâm Đồng trong pegmatit cộng sinh với felspat, thạch anh.

Phân biệt với các đá tự nhiên và đá tổng hợp Topaz

Phân biệt với đá tự nhiên

  • Thạch anh: Dùng chất lỏng bromoform: topaz chìm xuống còn thạch anh sẽ nổi lên.
  • Berin , orthoclas và brazilianit cũng dùng phương pháp tỷ trọng và đo chiết suất (berin - 1,57; octolaz 1,53; brarilianit - 1,602-1,623).
  • Danburit, tuamalin và apatit: dùng khúc xạ kế hoặc chất lỏng Di-iodmetan (tỷ trọng 3,33). Mặt khác apatit cho phổ hấp thụ mạnh ở vùng lục tại 511, 490 và vùng da cam 631, 622; còn 5 hay có các bao thể và vết nứt trong khi topaz thường sạch hơn.
  • Corindon,cryzoberin và zircon: dùng khúc xạ kế là phân biệt được rõ ràng.

Phân biệt với đá tổng hợp

Topaz tổng hợp đã được làm để cho mục đích nghiên cứu lý thuyết chứ không phải để thăm dò thị trường. Quá trình đã được thực hiện do tác dụng của axit hydrofluosilic trên Si và Al với sự có mặt của H2O ở nhiệt độ 500 °C.

Loại đá được gọi là topaz tổng hợp chính là sapphire tổng hợp có màu thích hợp với màu sắc của topaz.

Xem thêm

Tham khảo

Tags:

Cấu trúc tinh thể TopazCác tính chất quang học TopazCác phương pháp xử lý và tổng hợp TopazNguồn gốc và phân bố TopazPhân biệt với các đá tự nhiên và đá tổng hợp TopazTopazFloKhoáng vật silicatNgọcNhôm

🔥 Trending searches on Wiki Tiếng Việt:

Cục An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ caoAn Nam tứ đại khíMai (phim)ĐứcNepalHai Bà TrưngThanh HóaĐạo hàmTô Ân XôTừ Hi Thái hậuThích-ca Mâu-niSông HồngTài nguyên thiên nhiênHệ sinh tháiKế hoàng hậuĐộng đấtNguyễn Văn ThiệuBitcoinCải cách ruộng đất tại miền Bắc Việt NamĐịa lý châu ÁĐài Truyền hình Việt NamThích Nhất HạnhWikipediaEFL ChampionshipKon TumGoogle MapsLê Hồng AnhPhố cổ Hội AnQuần đảo Hoàng SaVnExpressQuy tắc chia hếtDanh sách ngân hàng tại Việt NamLệnh Ý Hoàng quý phiThái LanDanh sách quốc gia xã hội chủ nghĩaBảy mối tội đầuNgày Quốc tế Lao độngNguyễn Đình ChiểuNguyễn Bỉnh KhiêmChữ Quốc ngữVịnh Hạ LongNhật Kim AnhBan Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt NamInternetThiếu nữ bên hoa huệĐội tuyển bóng đá trong nhà quốc gia Việt NamDoraemon (nhân vật)Tađêô Lê Hữu TừLa Văn CầuJuventus FCJennifer PanHoa hồngBDSMBộ Tư lệnh Cảnh vệ (Việt Nam)Ban Bí thư Trung ương Đảng Cộng sản Việt NamBiểu tình Thái Bình 1997Ninh ThuậnTriệu Lộ TưBảng chữ cái tiếng AnhBiến đổi khí hậuĐường Thái TôngLương Thế VinhVincent van GoghCúp bóng đá trong nhà châu Á 2022Đại học Bách khoa Hà NộiViệt Nam hóa chiến tranhCửa khẩu Mộc BàiNhà giả kim (tiểu thuyết)Hà TĩnhChùa Một CộtMặt TrờiMông CổNguyễn Văn LinhTaylor SwiftTư tưởng Hồ Chí MinhVương Đình HuệTuyên ngôn độc lập (Việt Nam Dân chủ Cộng hòa)Ninh BìnhHợp chất hữu cơ🡆 More