Công Thức Hóa Học: Biểu thị thông tin về nguyên tố của hợp chất hoặc đơn chất

Công thức hóa học được dùng để biểu thị thông tin về các nguyên tố có của hợp chất hóa học hoặc đơn chất hóa học.

Ngoài ra, nó còn được dùng để diễn tả phản ứng hóa học xảy ra như thế nào.

Với phân tử, nó là công thức phân tử, gồm ký hiệu hóa học các nguyên tố với số các nguyên tử các nguyên tố đó trong phân tử.

Nếu trong một phân tử, một nguyên tố có nhiều nguyên tử, thì số nguyên tử được biểu thị bằng một chỉ số dưới ngay sau ký hiệu hóa học (các sách xuất bản trong thế kỷ thứ 19 thường sử dụng chỉ số trên). Với các hợp chất ion và các chất không phân tử khác, chỉ số dưới biểu thị tỷ lệ giữa các nguyên tố trong công thức kinh nghiệm.

Nhà hóa học người Thụy Điển Jons Jakob Berzelius đã phát minh ra cách viết các công thức hóa học vào thế kỷ 19.

Công thức hóa học của đơn chất Công Thức Hóa Học

  • Đối với đơn chất kim loại và các khí hiếm thì hạt hợp thành là nguyên tử nên kí hiệu hóa học của nguyên tố được coi là công thức hóa học. Chẳng hạn như Fe, Cu, Ni, Co,... (đối với kim loại) và He, Ne, Ar, Kr, Xe, Rn (các khí hiếm).
  • Nhiều phi kim có phân tử gồm một số nguyên tử liên kết với nhau, nên thêm chỉ số này ở chân kí hiệu. Thí dụ như hiđro - H2, oxi - O2, ozon - O3, nitơ - N2, photpho trắng - P4,...
  • Một số phi kim quy ước lấy kí hiệu làm công thức. Chẳng hạn như B, C, Si, S, Se, Te,...

Phân tử và công thức cấu tạo Công Thức Hóa Học

  • Phân tử mêtan có công thức hóa học
    CH4

dùng để mô tả một phản ứng hóa học của nguyên tố C và H trong một liên kết hóa học của 4 nguyên tố H với 1 nguyên tố C

    (NH4)2CO3

dùng để mô tả một phản ứng hóa học của 2 nhóm nguyên tử NH4, hai nguyên tử N và O trong một liên kết hóa học của 1 nguyên tủ C và 3 nguyên tử O với nhóm NH4

    C6H12O6

dùng để mô tả một phản ứng hóa học của hai nguyên tố C và H trong một liên kết hóa học của 12 nguyên tố H với 6 nguyên tố C và 6 nguyên tố O

Công thức hóa học còn cung cấp thông tin về loại liên kết trong chất hóa học và cách sắp xếp của chúng trong không gian.

    CH3CH3.

có liên kết đơn của hai phân tử CH3

    CH2CH2

có liên kết đôi của hai phân tử CH2. Công thức hóa học chính xác của etylen là H2C=CH2 hay là H2C::CH2. Hai gạch (hay hai cặp dấu chấm) cho biết có một liên kết đôi liên kết các nguyên tử ở 2 bên với nhau. Một liên kết ba có thể biểu diễn bằng ba gạch hay ba cặp dấu chấm.

Các phân tử có nhiều nhóm chức cũng được biểu diễn tương tự

  • C4H10 có thể biểu diễn dưới nhiều cách khác nhau:
    (CH3)3CH: mạch phân tử gồm ba nguyên tử cácbon, nguyên tử ở giữa liên kết với 1 nguyên tử cácbon khác (xem hình dưới, các nguyên tử hydro không được thể hiện).
    CH3CH2CH2CH3.
    CH3CH=CHCH3: cấu tạo này có 2 đồng phân tùy thuộc vào vị trí tương đối của 2 nhóm mêtyl trong không gian - cùng bên so với liên kết đôi (đồng phần cis hay Z) hay đối diện nhau qua liên kết đôi (đồng phần trans hay E).

Polymer Công Thức Hóa Học

Với polyme, các mắt xích được đưa vào trong ngoặc đơn. Ví dụ, một phân tử hydrocarbon có công thức CH3(CH2)50CH3, gồm có 50 mắt xích. nếu không biết rõ số mắt xích, có thể sử dụng chữ n như CH3(CH2)nCH3.

Ion

Với các ion, điện tích của một nguyên tử biểu thị bẳng chỉ số trên bên phải nguyên tử đó. Ví dụ Na+, hay Cu2+. Tổng điện tích của phân tử tích điện hay ion đa nguyên tử cũng biểu diễn tương tự. Ví dụ: hydronium, H3O+ hay sulfat, SO42-.

Với các ion phức tạp, sử dụng ngoặc vuông [ ] như [B12H12]2-. Ngoặc đơn () có thể đặt trong ngoặc vuông để biểu thị một mắt xích như [Co(NH3)6]3+.

Các nguyên tử bị bẫy/bọc

Biểu tượng @ ("ở") để chỉ một nguyên tử hay một phân tử bị bẫy/bao bọc bởi 1 khung nhưng không liên kết hóa học với nó. Ký hiệu này sử dụng phổ biến từ những năm 1990 cùng với sự khám phá ra fulleren, chất này có thể bẫy các nguyên tử ví dụ như La để tạo thành La@C60 hay La@C82. Một ví dụ khác là [As@Ni12As20]3-, trong đó một nguyên tử As bị bao bọc bởi 32 nguyên tử khác.

Tham khảo

Ralph S. Petrucci, William S. Harwood và F. Geoffrey Herring, General Chemistry (Hóa học Đại cương), tái bản lần thứ 8 (Prentice-Hall 2002), chương 3.

Xem thêm

Tags:

Công thức hóa học của đơn chất Công Thức Hóa HọcPhân tử và công thức cấu tạo Công Thức Hóa HọcPolymer Công Thức Hóa HọcCác nguyên tử bị bẫybọc Công Thức Hóa HọcCông Thức Hóa HọcHợp chấtNguyên tố hóa họcPhản ứng hóa họcĐơn chất

🔥 Trending searches on Wiki Tiếng Việt:

Buôn Ma ThuộtNhà bà NữSa PaNguyễn Phú TrọngBảng xếp hạng bóng đá nam FIFAThuật toánTwitterNam quốc sơn hàTrần Đại QuangGiải vô địch bóng đá trong nhà thế giới 2016Liếm âm hộHồng BàngBộ Công Thương (Việt Nam)Phan Văn GiangTrương Thị MaiPhanxicô Xaviê Trương Bửu DiệpSơn LaNhư Ý truyệnHệ Mặt TrờiMyanmarBình PhướcBan Tuyên giáo Trung ương Đảng Cộng sản Việt NamTắt đènHà GiangHoàng thành Thăng LongTô HoàiNhật ký Đặng Thùy TrâmViệt Nam hóa chiến tranhChâu ÁDanh sách trường trung học phổ thông tại Hà NộiNguyễn Văn LinhNguyễn Văn QuảngKylian MbappéHùng VươngKhí hậu Châu Nam CựcHệ sinh tháiDân số thế giớiCác vị trí trong bóng đáSân bay quốc tế Long ThànhTrà VinhTiếng AnhRừng mưa nhiệt đớiGiờ Trái ĐấtHKT (nhóm nhạc)Biến đổi khí hậuH'MôngTrần Thanh MẫnNam CaoDanh sách tỉnh Việt Nam có giáp biểnBảo Anh (ca sĩ)La LigaVịnh Hạ LongFC BarcelonaChân Hoàn truyệnNguyễn Nhật ÁnhNgày Thống nhấtTriệu Tuấn HảiHoàng Thị Thúy LanSóng ở đáy sông (phim truyền hình)Kim Bình Mai (phim 2008)GMMTVDanh từDầu mỏVương Đình HuệThanh Hải (nhà thơ)Tạ Đình ĐềTân Hiệp PhátQuần đảo Hoàng SaFansipanẤm lên toàn cầuHoàng Anh Tuấn (huấn luyện viên bóng đá)Diego GiustozziBảng tuần hoànCàn LongLionel MessiPhật giáoNhà thờ chính tòa Đức Bà Sài Gòn🡆 More