Tia Gamma: Bức xạ điện từ có bước sóng ngắn hơn tia X

Tia gamma ký hiệu là γ, là một loại bức xạ điện từ hay quang tử có tần số cực cao.

Một số tia gamma phát xạ từ một Quasar

Tia gamma không lệch về cực nào của tụ điện, bản chất như tia sáng.

Tia gamma có bước sóng thấp nhất (<10−12 m) và tần số cao nhất (1020 - 1024 Hz) trong số các sóng điện từ vì vậy nó mang nhiều năng lượng nhất so với sóng radio, vi sóng, tia hồng ngoại, ánh sáng, tia cực tím, tia X.

Năng lượng cao dẫn đến tia gamma có khả năng ion hóa mạnh trong môi trường vật chất. Khi tương tác ion hóa nó mất dần năng lượng và do đó không còn thuần nhất về bước sóng, đồng thời trong môi trường thì hiện ra vệt ion hóa dạng đường thẳng của từng photon. Vì thế trong nghiên cứu vật lý học nó được đề cập đến là "hạt" và không áp dụng được các phương pháp truyền thống cho sóng điện từ hay quang học.

Khả năng ion hóa cao của tia gamma dẫn đến nó rất nguy hiểm với các sinh vật sống.

Tia gamma sinh ra từ các phản ứng hạt nhân, gồm có:

Lịch sử Tia Gamma

Tia gamma được Paul Villard, một nhà hóa họcvật lý người Pháp, phát hiện ra vào năm 1900, trong khi đang nghiên cứu các bức xạ phát ra từ radi. Tia bức xạ này được Ernest Rutherford đặt tên là "gamma" vào năm 1903.

Việc quan sát tia gamma lần đầu tiên được thực hiện vào năm 1960 bởi các cuộc nghiên cứu mang tên Apollo và Ranger. Các cuộc khảo sát trên bầu trời lần đầu tiên được thực hiện vào đầu những năm 1970 bởi vệ tinh SAS-2 và COS-B, và tiếp tục bởi các vệ tinh của chương trình HEAO (High Energy Astronomy Observatory Program) do NASA thực hiện vào cuối thập kỉ 70, và sau đó là vệ tinh Granat vào cuối những năm 90.

Nguồn gốc Tia Gamma

Trên Trái Đất, tia gamma thường sinh ra bởi sự phân rã gamma từ đồng vị phóng xạ tự nhiên và bức xạ thứ cấp từ các tương tác với các hạt trong tia vũ trụ. Cũng có những nguồn gamma tự nhiên khác không có nguồn gốc hạt nhân, ví dụ như các tia sét.

Bên ngoài vũ trụ có rất nhiều quá trình có thể sản sinh tia gamma, và đồng thời các điện tử có năng lượng rất cao được tạo ra. Từ đó chúng lần lượt gây ra các tia gamma thứ cấp bởi cơ chế của bức xạ hãm, Compton ngược và bức xạ điện tử. Phần lớn các tia gamma vũ trụ đều bị chặn lại bởi bầu khí quyển của Trái Đất và chỉ có thể được phát hiện bởi các trạm nghiên cứu trên không gian hoặc tàu vũ trụ.

Ứng dụng Tia Gamma

Trong thực tế, tia gamma được sử dụng rộng rãi trong nhiều ngành như y tế, xây dựng, dầu khí, cơ khí, chế biến thực phẩm, khai khoáng, quân sự, khoa học vật liệu, an ninh v.v...

Xem thêm

Tham khảo

Liên kết ngoài

Tags:

Lịch sử Tia GammaNguồn gốc Tia GammaỨng dụng Tia GammaTia GammaBức xạ điện từGammaPhotonTần số

🔥 Trending searches on Wiki Tiếng Việt:

Danh sách quốc gia theo diện tíchNhà HồLandmark 81PhởVụ án cầu Chương DươngChung kết giải vô địch bóng đá U-23 châu Á 2018Hình thoiKhởi nghĩa Hai Bà TrưngLý Thái TổĐồng bằng sông HồngTrần Đăng Khoa (nhà thơ)Mã QRNông Đức MạnhTwitterQuân đội nhân dân Việt NamTừ Hi Thái hậuChâu Đại DươngBình DươngCuộc tấn công Mumbai 2008Tạ Đình ĐềTết Nguyên ĐánVườn quốc gia Cát TiênNgô Đình DiệmLý Nhã KỳDương Văn MinhNúi Bà ĐenBảo tồn động vật hoang dãLe SserafimNgũ hànhHệ Mặt TrờiNgười TrángYouTubeCục Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậuNguyễn Cảnh HoanQuần đảo Cát BàDanh từQuang TrungBTSCần ThơVõ Tắc ThiênBảng chữ cái tiếng AnhVũng TàuChiến tranh biên giới Việt Nam – CampuchiaGia đình Hồ Chí MinhBoeing B-52 StratofortressHọ người Việt NamTân Hiệp PhátHợp chất hữu cơVương quốc Liên hiệp Anh và Bắc IrelandChính phủ Việt NamLịch sử Chăm PaBài Tiến lênA.S. RomaHồi giáoThừa Thiên HuếXKhuất Văn KhangGiải vô địch bóng đá U-23 châu Á 2018Cleopatra VIITư tưởng Hồ Chí MinhThành phố trực thuộc trung ương (Việt Nam)Tiếng Trung QuốcĐạo Cao ĐàiLưu Quang VũHiệp hội các quốc gia Đông Nam ÁLãnh thổ Việt Nam qua từng thời kỳQuân khu 5, Quân đội nhân dân Việt NamCúp bóng đá châu ÁDuyên hải Nam Trung BộAnh hùng dân tộc Việt NamNguyễn Huy ThiệpAdolf HitlerCăn bậc haiKênh đào Phù Nam TechoQuân khu 4, Quân đội nhân dân Việt NamDinh Độc LậpBảo toàn năng lượngBạo lực học đường🡆 More