Phi Thuyền

Phi thuyền (tiếng Anh: spacecraft; tiếng Nga: космический аппарат) là tên gọi chung của các thiết bị với chức năng là thực hiện nhiều bài toán khác nhau về không gian vũ trụ, tiến hành nghiên cứu các công việc khác nhau trên bề mặt của những thiên thể khác nhau.

Các thiết bị vũ trụ được đưa lên quỹ đạo nhờ các tên lửa đẩy.

Phi Thuyền
Tàu Discovery của NASA phóng lên vào ngày 26 tháng 7 năm 2005

Phi thuyền được dùng để vận chuyển người hay các trang bị, hàng hóa lên khoảng không ở bên ngoài tầng khí quyển Trái Đất được gọi là tàu vũ trụ. Tàu vũ trụ hay tầu vũ trụ, còn có tên gọi là phi thuyền không gian, có hai loại cơ bản là tàu vũ trụ có người lái như tàu Phương Đông (Liên Xô), tàu vũ trụ Soyuz (Nga), hệ thống tàu con thoi (Mỹ), tàu Thần Châu (Trung Quốc); tàu vận tải (tàu vũ trụ không người lái) như tàu vận tải Tiến Bộ (Nga), tàu vận tải HTV (Nhật).

Ngoài ra thiết bị vũ trụ còn bao gồm vệ tinh các loại, trạm vũ trụ (Trạm vũ trụ Hòa Bình, Trạm vũ trụ Quốc tế), kính viễn vọng không gian Hubble, kính thiên văn không gian James Webb, Phòng thí nghiệm khoa học Sao Hỏa.v.v...

Phân loại Phi Thuyền

Phân loại Phi Thuyền theo hoạt động

  • Trạm vệ tinh: Là các loại tàu vũ trụ chỉ được phóng và trở thành một vệ tinh nhân tạo của Trái Đất nhằm làm một trạm có khả năng kết nối với các tàu vũ trụ khác, thực hiện các thí nghiệm không gian, và có thể dùng làm trạm trung chuyển cho các chuyến phi hành có người lái vào khoảng không xa hơn của vũ trụ. Các trạm này sẽ ở lại vĩnh viễn trong quỹ đạo cho đến khi không sử dụng nữa. Ví dụ của trạm vệ tinh là Skylab, Trạm vũ trụ Quốc tế.
  • Tàu thám hiểm: Đây là loại tàu vũ trụ có khả năng bay theo một quỹ đạo nào đó hoặc vượt ra khỏi tầm hút của Trái Đất. Ví dụ bao gồm các phi thuyền trong chương trình Apollo, các phi thuyền bay tới Sao Hỏa,...

Phân loại Phi Thuyền theo chức năng

Ví dụ về tàu vũ trụ Phi Thuyền

    Tàu vũ trụ có người lái
Phi Thuyền 
Cassini–Huygens đi vào quỹ đạo Sao Thổ
    Tàu vũ trụ nặng nhất
  • Tàu con thoi của NASA STS/Trạm quỹ đạo - 109.000 kg
Phi Thuyền 
Kính viễn vọng Hubble
Phi Thuyền 
Phi thuyền Soyuz của Nga đem phi hành đoàn lên Trạm Vũ trụ Quốc tế
    Phi thuyền không có người lái
    Phi thuyền bay xa nhất
Phi Thuyền 
Voyager 1
Phi Thuyền 
Pioneer 10
Phi Thuyền 
Voyager 2
    Phi thuyền nhanh nhất
  • Helios probes I & II Trạm thăm dò Mặt Trời - 158,000 mph hay 43,9 dặm/giây
Phi Thuyền 
Dự án Crew Exploration Vehicle tiếp cận Mặt Trăng
    Phi thuyền đang được phát triển
    Phi thuyền dân sự
  • Genesis-1 (không người lái)
    Phi thuyền dân sự đang phát triển
  • Bristol Ascender máy bay vũ trụ
  • Rocketplane XP
  • ESA Skylon SSTO
  • Space Adventures Explorer rocketplane
  • Space Dev Dream Chaser
  • Space Ship Two
  • SpaceX Dragon
  • Virgin Galactic
    Các dự án phi thuyền bị hủy bỏ
  • Apollo 18 - Apollo 21
  • Chương trình tàu con thoi 921-3 của Trung Quốc
  • ESA Tàu con thoi Hermes
  • Tàu con thoi Buran
  • Soyuz Kontakt 1
  • Trạm thăm dò Terrestrial Planet Finder
  • Cơ quan vũ trụ châu Âu Kính viễn vọng Eddington
  • Mars Telecom Orbiter
    Các chương trình phi thuyền của SSTO bị hủy
  • RR/British Aerospace HOTOL
  • ESA Phi thuyền Hopper Orbiter
  • McDonnell Douglas Clipper DC-X
  • Roton Rotored-Hybrid
  • Lockheed-Martin VentureStar

Phóng tàu vũ trụ Phi Thuyền

Có hai phương pháp chính:

  • Mượn phản lực của các tên lửa nằm ngoài tàu. Các tên lửa đẩy này sẽ rời tàu khi hết nhiên liệu.
  • Dùng buồng phản lực riêng kết hợp với sức đẩy của tên lửa.

Vai trò của thám hiểm không gian Phi Thuyền

Mục đích ban đầu của công cuộc thám hiểm không gian là cuộc chạy đua tranh giành ảnh hưởng trong không gian (và do đó ảnh hưởng lên toàn thế giới còn lại) giữa Liên XôHoa Kỳ trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh (1950-1990).

Kể từ sau Chiến tranh Lạnh, các tiến bộ kỹ thuật phát triển trong các chương trình thám hiểm không gian đã được ứng dụng rộng rãi vào viễn thông dân dụng. Kính viễn vọng Hubble đẩy mạnh sự hiểu biết về các thiên hà xa xôi và các supernova; các thí nghiệm trong môi trường không trọng lực trên Trạm Vũ trụ Quốc tế (ISS) giúp tạo ra các loại hợp kim mới, v.v.

Tham khảo

Liên kết ngoài

Tags:

Phân loại Phi ThuyềnVí dụ về tàu vũ trụ Phi ThuyềnPhóng tàu vũ trụ Phi ThuyềnVai trò của thám hiểm không gian Phi ThuyềnPhi ThuyềnThiên thểTiếng AnhTiếng NgaTên lửa đẩy

🔥 Trending searches on Wiki Tiếng Việt:

Hồng BàngSerie ARunning Man (chương trình truyền hình)Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanhKhởi nghĩa Lam SơnĐạo Cao ĐàiLiên bang Đông DươngQuân đoàn 12, Quân đội nhân dân Việt NamVụ sai phạm tại Tập đoàn Phúc SơnTô LâmThiên địa (trang web)Lê Thánh TôngTrần Quốc VượngNgày Thống nhấtLiên Hợp QuốcNấmKinh thành HuếChăm PaTổng cục Tình báo, Quân đội nhân dân Việt NamCanadaThánh địa Mỹ SơnNăm CamMichael JacksonTôn giáo tại Việt NamQuân khu 4, Quân đội nhân dân Việt NamTuyên ngôn độc lập (Việt Nam Dân chủ Cộng hòa)12BETCuộc đua xe đạp toàn quốc tranh Cúp truyền hình Thành phố Hồ Chí MinhTađêô Lê Hữu TừRừng mưa nhiệt đớiAnhHình bình hànhLê Thái TổDanh sách cuộc chiến tranh liên quan đến Việt NamVladimir Ilyich LeninĐạo giáoĐịa đạo Củ ChiVăn hóaDinh Độc LậpHiệp hội bóng đá AnhLê Quý ĐônBộ Công Thương (Việt Nam)Quốc hội Việt Nam khóa VIMặt TrờiThổ Nhĩ KỳQuốc hội Việt NamDanh sách nhà vô địch bóng đá AnhTrần Thái TôngCông an thành phố Hải PhòngChung kết giải vô địch bóng đá U-23 châu Á 2018Trần Quý ThanhĐỗ MườiPhú QuốcNguyễn Văn LinhJude BellinghamPhạm Văn ĐồngBabyMonsterBitcoinThời bao cấpBộ luật Hồng ĐứcTrần Quốc ToảnFMặt TrăngAnh hùng dân tộc Việt NamThái BìnhNepalVõ Tắc ThiênTư tưởng Hồ Chí MinhĐất rừng phương NamĐiện BiênVinamilkHổHà TĩnhCuộc tấn công Mumbai 2008Saigon PhantomCúp FAAFC Champions LeagueVăn phòng Quốc hội (Việt Nam)Thế vận hội Mùa hè 2024🡆 More