Tiếng Môn: Ngôn ngữ Nam Á được nói bởi dân tộc Môn ở Myanmar và Thái Lan

Tiếng Môn (ⓘ tiếng Môn: ဘာသာမန် ; tiếng Miến Điện: မွန်ဘာသာ; tiếng Thái: ภาษามอญ; từng được gọi là tiếng Peguan và tiếng Talaing) là một ngôn ngữ Nam Á được nói bởi người Môn, một dân tộc sống tại Myanmar, Thái Lan và Lào.

Tiếng Môn có phần giống với tiếng Khmer, tuy thuộc vùng ngôn ngữ Đông Nam Á lục địa nhưng lại không có thanh điệu. Tiếng Môn hiện được nói bởi khoảng một triệu người. Trong những năm gần đây, lượng người nói tiếng Môn suy giảm nghiêm trọng, đặc biệt trong giới trẻ, đa phần chỉ biết tiếng Miến Điện. Tại Myanmar, hầu hết người nói sống tại bang Mon, tiếp đến là vùng Tanintharyibang Kayin.

Tiếng Môn
ဘာသာ မန်
Phát âm[pʰesa mɑn]
Sử dụng tạiMyanmar, Thái Lan
Khu vựcĐồng bằng Irrawaddy
Tổng số người nói850.000 (1984–2004)
Phân loạiNam Á
Hệ chữ viếtChữ Môn
Địa vị chính thức
Ngôn ngữ thiểu số được công nhận tại
Myanmar, Thái Lan, Lào
Mã ngôn ngữ
ISO 639-3cả hai:
mnw – Tiếng Môn hiện đại
omx – Tiếng Môn cổ
Glottologmonn1252  Tiếng Môn hiện đại
oldm1242  Tiếng Môn cổ
Bài viết này có chứa ký tự ngữ âm IPA. Nếu không thích hợp hỗ trợ dựng hình, bạn có thể sẽ nhìn thấy dấu chấm hỏi, hộp, hoặc ký hiệu khác thay vì kí tự Unicode. Để biết hướng dẫn giới thiệu về các ký hiệu IPA, xem Trợ giúp:IPA.

Chữ Môn là một hệ chữ viết xuất phát từ chữ Brahmi.

Lịch sử Tiếng Môn

Tiếng Môn từng là một ngôn ngữ quan trọng trong lịch sử Miến Điện. Cho đến thế kỷ 12, tiếng Môn là lingua franca của vùng thung lũng Irrawaddy - không chỉ được nói ở các vương quốc Môn vùng hạ Irrawaddy mà còn được nói ở Vương quốc Pagan thượng của người Bamar. Tiếng Môn vẫn được coi là một ngôn ngữ uy tín sau khi vương quốc Thaton của người Môn bị Pagan diệt vào năm 1057. Vua Kyansittha của Pagan (trị. 1084–1113) là người rất chuộng văn hóa Môn, tiếng Môn vì thế mà được bảo hộ dưới triều đại của ông.

Kyansittha cho dựng rất nhiều bia khắc chữ Môn; điển hình là bia ký Myazei, chép một câu chuyện ở bốn mặt bằng bốn thứ tiếng: Pali, Pyu, Môn và Miến. Tuy nhiên, sau khi Kyansittha băng hà, người Bamar bỏ học tiếng Môn và tiếng Miến Điện bắt đầu thay thế tiếng Môn và Pyu làm lingua franca.

Chữ khắc Môn từ tàn tích của vương quốc Dvaravati cũng rải rác khắp Thái Lan. Tuy nhiên, ta không rõ cư dân nơi đây là người Môn, người Mã Lai-Môn hay là người Khmer. Các vương quốc sau này như Lavo của Môn đều bị lệ thuộc Đế chế Khmer.

Sau khi Pagan sụp đổ, tiếng Môn một lần nữa trở thành lingua franca của vương quốc Hanthawaddy (1287–1539) Hạ Miến Điện, sau này vẫn là một khu vực chủ yếu nói tiếng Môn cho đến những năm 1800.

Phương ngữ Tiếng Môn

Tiếng Môn Myanmar có ba phương ngữ chính, phân theo vùng định cư của người Môn. Đó là phương ngữ Trung (vùng quanh Mottama và Mawlamyine), phương ngữ Bago, và phương ngữ Ye. Tiếng Môn Thái có một số khác biệt biệt so với các phương ngữ tại Myanmar, nhưng vẫn thông hiểu được nhau.

Ethnologue liệt kê các phương ngữ tiếng Môn là Martaban-Moulmein (Trung Môn, Mon Te), Pegu (Mon Tang, Bắc Môn), và Ye (Mon Nya, Nam Môn).

Tham khảo

Xem thêm

Liên kết ngoài

Tags:

Lịch sử Tiếng MônPhương ngữ Tiếng MônTiếng MônBang KayinBang MonLàoMyanmarNgôn ngữ thanh điệuNgười MônNgữ hệ Nam ÁThái LanTiếng KhmerTiếng Miến ĐiệnTiếng TháiTập tin:Mnw-ဘာသာမန်.ogaVùng TanintharyiĐông Nam Á lục địa

🔥 Trending searches on Wiki Tiếng Việt:

Chân Hoàn truyệnTứ bất tửSơn Tùng M-TPBánh mì Việt NamRadio France InternationaleTập đoàn Công nghiệp – Viễn thông Quân độiTây NinhDanh sách tỷ phú thế giớiLý Thường KiệtThế hệ ZVụ đắm tàu RMS TitanicShopeeCúp bóng đá châu Á 2023Vụ án NayoungDinh Độc LậpGiải vô địch bóng đá U-23 châu Á 2016Số chính phươngSố nguyênLoạn luân!!Vụ án Lê Văn LuyệnPhạm Minh ChínhQuảng NinhCù Huy Hà VũSuni Hạ LinhHạt nhân nguyên tửQuốc kỳ Việt Nam69 (tư thế tình dục)Ninh BìnhChủ nghĩa cộng sảnNhà HánNgười Buôn GióNguyễn Quang SángViễn PhươngMinh Thành TổSân bay quốc tế Long ThànhHoài LinhPhan Văn GiangNúi lửaTử Cấm ThànhNhà ThanhSự cố sập nhịp dẫn cầu Cần ThơLandmark 81Dấu chấm phẩyBạc LiêuBộ Tổng tham mưu Quân đội nhân dân Việt NamXuân DiệuHội AnDanh sách trại giam ở Việt NamBTSChâu ÁCanadaLịch sử Sài Gòn – Thành phố Hồ Chí MinhNguyễn BínhCác Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhấtDuyên hải Nam Trung BộGia đình Hồ Chí MinhVương Đình HuệChí PhèoDanh mục sách đỏ động vật Việt NamDanh sách tiểu bang Hoa Kỳ theo ngày trở thành tiểu bangCầu Châu ĐốcTôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh (phim)Lucas VázquezAcetaldehydeChiến tranh biên giới Việt–Trung 1979Kinh thành HuếLịch sử Chăm PaTrần Tiến HưngThừa Thiên HuếChuyện người con gái Nam XươngPhạm Mạnh HùngVườn quốc gia Cúc PhươngTrần Quốc TỏTỉnh thành Việt NamUEFA Champions LeagueHợp chất hữu cơBoeing B-52 Stratofortress🡆 More