Chuyện Người Con Gái Nam Xương

Nam Xương nữ tử truyện hay Nam Xương nữ tử lục (Tiếng Trung: 南昌女子傳), được diễn Nôm thành Chuyện người con gái Nam Xương, là nhan đề của câu chuyện thứ 16 trong 20 truyện được chép lại trong tác phẩm Truyền kỳ mạn lục bằng chữ Hán của danh sĩ Nguyễn Dữ cuối thế kỉ XVI nhà Lê Sơ, đầu thời nhà Mạc.

Tác phẩm dựa trên một câu chuyện dân gian về một nỗi oan khuất của một người thiếu phụ.

Chuyện người con gái Nam Xương
Truyền kỳ
Thông tin tác phẩm
Tên gốcNam Xương nữ tử truyện
(南昌女子傳)
Tác giả Chuyện Người Con Gái Nam XươngNguyễn Dữ
Thời gian sáng tácThế kỷ XVI
Triều đại sáng tácNhà Lê trung hưng
Quốc giaViệt Nam
Ngôn ngữVăn ngôn bằng Chữ Hán (bản gốc)
Thể loạiTruyền kỳ
Bộ sáchTruyền kỳ mạn lục
Chủ đềSố phận người phụ nữ

WikisourceTruyền kỳ mạn lục/16

Tác giả Chuyện Người Con Gái Nam Xương

Nguyễn Dữ – có sách phiên âm là Nguyễn Tự là một danh sĩ sống vào thế kỉ XVI, thời kỳ triều đình nhà Lê đã bắt đầu khủng hoảng, người huyện Trường Tân, nay là huyện Thanh Miện, tỉnh Hải Dương. Ông là học trò của Tuyết Giang Phu Tử Nguyễn Bỉnh Khiêm, là người học rộng, tài cao, am hiểu văn chương. Ông làm quan được một năm sau đó về sống ẩn dật ở Thanh Hóa.

Nguồn gốc Chuyện Người Con Gái Nam Xương

Chuyện người con gái Nam Xương là thiên truyện thứ 16 trong tổng số 20 truyện của Truyền kỳ mạn lục (Cùng với 11 trong 20 truyện về phụ nữ). Nguồn gốc Chuyện Người Con Gái Nam Xương của truyện bắt nguồn từ một truyện cổ tích dân gian tên là Vợ chàng Trương.

Tóm tắt tác phẩm Chuyện Người Con Gái Nam Xương

Truyện lấy bối cảnh từ thời nhà Trần cho đến nhà Hồ. Truyện kể về người con gái có tên Vũ Thị Thiết, quê ở Nam Xương. Nàng là người có dung hạnh vẹn toàn. Chồng là Trương Sinh, là con một nhà hào phú, ít học, tính tình hay ghen, luôn đề phòng với Vũ Nương. Vì ít học nên Trương Sinh phải đi lính, để lại mẹ già và Vũ Nương ở nhà. Một thời gian sau, nàng sinh ra đứa con đầu lòng đặt tên là Đản. Ở nhà, Vũ Nương chăm nom con và mẹ chồng rất mực chu đáo. Vì nhớ thương con, mẹ chồng nàng ngày càng ốm nặng rồi mất, nàng lo tang ma chay tế lễ, lo liệu như đối với cha mẹ đẻ mình. Để đỡ nhớ chồng và sợ con thiếu thốn tình cha, nàng hay đùa với con bằng cách chỉ cái bóng của mình trên vách và nói với con đó là cha Đản. Sau cuộc chiến, Trương Sinh trở về. Biết tin mẹ già mất, con vừa học nói. Chàng đau buồn ra thăm mộ mẹ, bế bé Đản theo, ra đến đồng đứa trẻ quấy khóc và bảo :"Trương Sinh không phải là cha Đản, cha Đản đêm nào cũng đến, mẹ Đản đi cũng đi, mẹ Đản ngồi cũng ngồi thé nhưng chẳng bao giờ bế Đản cả". Vì tính hay ghen, Trương Sinh đã mắng mỏ Vũ Nương rất ác liệt rồi đuổi nàng đi, dù cho hàng xóm thanh minh. Không thể thanh minh được, Vũ Nương đã nhảy xuống dòng sông Hoàng Giang tự tử, để lấy cái chết minh oan cho chính sự trong sạch của mình. Nàng được Linh Phi, vợ của vua Nam Hải cứu.

Vào một đêm phòng không vắng vẻ, chàng ngồi buồn dưới ngọn đèn khuya, chợt đứa con chỉ vào bóng chàng và bảo đó là cha, Trương Sinh mới tỉnh ngộ, thấu nỗi oan của vợ, nhưng việc trót đã qua rồi. Phan Lang - một người cùng làng với nàng - một đêm nằm mộng có người con gái áo xanh xin tha mạng. Ngày hôm sau có người mang rùa mai xanh đến, chàng mang đi thả. Lúc này, chiến tranh Đại Ngu - Đại Minh nổ ra, quân Minh tiến đến ải Chi Lăng, nhân dân trong nước sợ hãi, trốn ra biển, trong đó có Phan Lang, thì bị đắm tàu, chết đuối. Thây Phan Lang trôi dạt vào một động rùa, Linh Phi thấy vậy liền cứu sống chàng để trả ơn nghĩa xưa. Ở dưới thủy cung, chàng gặp lại Vũ Nương; Vũ Nương nhờ Phan Lang trở về dương thế nhắn nhủ chàng Trương rằng nếu còn nhớ tình xưa thì hãy lập đàn giải oan cho mình tại bến Hoàng Giang.

Trương bèn làm vậy, quả thấy Vũ Nương ngồi trên kiệu hoa ở giữa dòng với cờ tán, võng lọng rực rỡ cả một đoạn sông, thoắt ẩn thoắt hiện. Nàng nói lời đa tạ và từ biệt chàng vì "chẳng thể trở về nhân gian được nữa".

Đền Vũ Điện Chuyện Người Con Gái Nam Xương

Đền Vũ Điện Chuyện Người Con Gái Nam Xương ở xã Chân Lý, huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam là nơi thờ vợ chàng Trương, người làng Trương Xá, cũng thuộc xã Chân Lý ngày nay. Theo truyền thuyết của người dân địa phương thì ngôi đền này được xây dựng từ thế kỷ XV, ngay sau cái chết oan uổng của bà Vũ. Ban đầu chỉ là ngôi miếu nhỏ nứa lá tranh tre do dân địa phương dựng nên. Sau khi có chiếu của vua Lê Thánh Tông, ngôi miếu mới được sửa lại thành một ngôi đền bề thế, khang trang. Ban đầu, ngôi đền được xây dựng ngoài bãi ven sông Hồng, trên một bãi đất rộng mấy chục mẫu, dân cư sống thành làng. Sau vì nước lũ xói mòn, bãi bị lở nên đền phải dời vào vị trí như hiện nay.

Xem thêm

Tham khảo

Liên kết ngoài

Tags:

Tác giả Chuyện Người Con Gái Nam XươngNguồn gốc Chuyện Người Con Gái Nam XươngTóm tắt tác phẩm Chuyện Người Con Gái Nam XươngĐền Vũ Điện Chuyện Người Con Gái Nam XươngChuyện Người Con Gái Nam XươngChữ HánNguyễn DữNhà Lê SơNhà MạcTruyền kỳ mạn lục

🔥 Trending searches on Wiki Tiếng Việt:

La bànQuan hệ tình dụcTô Vĩnh DiệnHà GiangPhùng Quang ThanhChu vi hình trònDanh sách Tổng thống Hoa KỳHọc viện Kỹ thuật Quân sựHàn QuốcHoàng Phủ Ngọc TườngHương TràmNguyễn Văn TrỗiQuân khu 7, Quân đội nhân dân Việt NamNữ hoàng nước mắtGoogleTư Mã ÝTư tưởng Hồ Chí MinhStephen HawkingPhan Văn MãiMắt biếc (phim)Chiến tranh Việt NamTế HanhChữ Quốc ngữTrần Thủ ĐộQuảng NamCục Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậuThụy ĐiểnKinh tế Nhật BảnSri LankaTuyên ngôn độc lập (Việt Nam Dân chủ Cộng hòa)Nintendo SwitchCộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều TiênVinamilkSự kiện 11 tháng 9Nguyễn Trọng NghĩaNgân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt NamHồ Quý LyNguyễn Duy NgọcMã QRGia Cát LượngBà Rịa – Vũng TàuCua lại vợ bầuNguyễn Minh Châu (nhà văn)Chiến tranh thế giới thứ haiCan ChiThành phố trực thuộc trung ương (Việt Nam)One Day (phim 2011)Chiến tranh Nguyên Mông – Đại Việt lần 3Nạn đói năm Ất Dậu, 1944–1945Thanh gươm diệt quỷĐinh Thế HuynhTrần Tuấn AnhPhởChâu Nam CựcVụ ném bom nguyên tử xuống Hiroshima và NagasakiKhổng TửChế Lan ViênĐất phương NamLương CườngRomeo và JulietTô LâmMinh Tư TôngTrần Thái TôngGoogle MapsChăm PaKung fuĐinh Văn NơiVương Đình HuệNguyễn Văn ThiệuBánh mì Việt NamCách mạng Tháng TámMậu binhThomas EdisonThành Cát Tư HãnNguyên tố hóa họcBảng chữ cái tiếng AnhBạo lực học đườngChiến tranh Đông DươngHội An🡆 More