Ngày Tiếng Mẹ Đẻ Quốc Tế

Ngày tiếng mẹ đẻ Quốc tế (International Mother Language Day) được tổ chức vào ngày 21 tháng 2 hàng năm bởi UNESCO.

Ngày này được UNESCO chọn tại hội nghị ngày 17 tháng 11 năm 1999. Ngày lễ quốc tế này đã được Đại hội đồng Liên Hợp Quốc chính thức công nhận trong nghị quyết trong đó quyết định năm 2008 là Năm Ngôn ngữ Quốc tế.

Ngày tiếng mẹ đẻ Quốc tế
Ngày tiếng mẹ đẻ Quốc tế
International Mother Language Day
Cử hành bởiThành viên Liên Hợp Quốc
Ngày21 tháng Hai
Hoạt độngLiên Hợp Quốc
Cử hànhNâng cao nhận thức về tiếng mẹ đẻ
Tần suấthàng năm

Ngày tiếng mẹ đẻ Quốc tế bắt nguồn từ sự thừa nhận trên toàn thế giới Ngày Phong trào Ngôn ngữ, tưởng niệm sự kiện diễn ra tại Bangladesh (trước đây là Đông Pakistan) từ năm 1952, khi một số sinh viên của trường Đại học Dhaka bị cảnh sát và quân đội Pakistan giết chết tại Dhaka trong Phong trào ngôn ngữ Bengal.

Ngày tiếng mẹ đẻ Quốc tế được các quốc gia thành viên UNESCO tổ chức hàng năm tại các trụ sở UNESCO nhằm quảng bá sự đa dạng ngôn ngữ, văn hóa và tính đa ngôn ngữ.

Ngày Tiếng Mẹ Đẻ Quốc Tế
Shaheed Minar, hay Đài Liệt sĩ, đặt tại khuôn viên Trường Đại học Dhaka, Bangladesh, tưởng nhớ cái chết của tiếng Bangladesh vào ngày 21 tháng 2 năm 1952

Lịch sử Ngày Tiếng Mẹ Đẻ Quốc Tế

Vào ngày 21 tháng 3 năm 1948, Mohammed Ali Jinnah, Toàn quyền Pakistan, tuyên bố rằng Urdu sẽ là ngôn ngữ chính thức duy nhất cho cả Tây và Đông Pakistan. Người dân Đông Pakistan (ngày nay là Bangladesh), với thứ tiếng chính là tiếng Bengal, bắt đầu phong trào phản đối quyết định này. Ngày 21 tháng 2 năm 1952 (tức là ngày 8 Falgun 1359 theo lịch Bengal), những sinh viên tại thành phố mà nay là thủ đô Dhaka kêu gọi bãi công trên toàn tỉnh. Chính quyền ban bố lệnh giới nghiêm để ngăn chặn việc này và sự phản kháng có phần giảm xuống để không vi phạm luật giới nghiêm. Cảnh sát Pakistan đã bắn vào sinh viên dù họ đang biểu tình một cách hòa bình và một số sinh viên đã bị giết chết.

Chủ đề hàng năm Ngày Tiếng Mẹ Đẻ Quốc Tế

Những lần tổ chức Ngày tiếng mẹ đẻ Quốc tế thường có một chủ đề, được ghi trong chương trình tổ chức chính thức của UNESCO, hoặc tuyên bố công khai cho công chúng.

  • 2008, Năm Quốc tế Ngôn ngữ
  • 2007, Học vấn đa ngôn ngữ
  • 2006, Ngôn ngữ và Mạng thông tin
  • 2005, chữ Braille và ngôn ngữ dấu hiệu
  • 2004, Trẻ em được học hành (buổi lễ tại UNESCO có ghi "cuộc triển lãm độc đáo gồm những sách bài tập của trẻ em trên toàn thế giới thể hiện quá trình trẻ em học tập và thành thạo cách sử dụng kỹ năng viết trong lớp học")
  • 2003, Lễ mừng thường niên thứ tư
  • 2002, Đa dạng Ngôn ngữ: 3000 Ngôn ngữ đang gặp nguy (khẩu hiệu: Trong dải ngân hà các ngôn ngữ, mỗi một từ là một ngôi sao)
  • 2001, Lễ mừng thường niên thứ hai
  • 2000, Lễ ra mắt Ngày tiếng mẹ đẻ Quốc tế

Những lễ kỷ niệm quốc tế Ngày Tiếng Mẹ Đẻ Quốc Tế

Ngày Tiếng Mẹ Đẻ Quốc Tế 
Tượng đài Ngày tiếng mẹ đẻ Quốc tế, Công viên Ashfield, Sydney, Úc. Lễ khánh thành, 19 tháng 2 năm 2006
  • Giải thưởng Linguapax được trao hàng năm vào Ngày tiếng mẹ đẻ Quốc tế.
  • UNESCO lập chủ đề cho từng Ngày tiếng mẹ đẻ Quốc tế và tổ chức những sự kiện liên quan tại các trụ sở tại Paris vào khoảng ngày 21 tháng 2 hàng năm.
  • Năm 2008, Năm Quốc tế Ngôn ngữ được chính thức bắt đầu vào Ngày tiếng mẹ đẻ Quốc tế.

Xem thêm

Tham khảo

Liên kết ngoài

Tags:

Lịch sử Ngày Tiếng Mẹ Đẻ Quốc TếChủ đề hàng năm Ngày Tiếng Mẹ Đẻ Quốc TếNhững lễ kỷ niệm quốc tế Ngày Tiếng Mẹ Đẻ Quốc TếNgày Tiếng Mẹ Đẻ Quốc TếTổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hợp QuốcĐại hội đồng Liên Hợp Quốc

🔥 Trending searches on Wiki Tiếng Việt:

Bình Ngô đại cáoĐào, phở và pianoPhan Đình GiótMai HoàngHồ Chí MinhĐồng ThápTuyến số 1 (Đường sắt đô thị Thành phố Hồ Chí Minh)Bánh mì Việt NamTrương Thị MaiTây Ban NhaJennifer PanSự kiện Tết Mậu ThânCộng hòa Miền Nam Việt NamPhan Đình TrạcTito VilanovaNhà HánCộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều TiênBộ trưởng Bộ Công an (Việt Nam)Cuộc đua xe đạp toàn quốc tranh Cúp truyền hình Thành phố Hồ Chí MinhNguyễn Hòa BìnhĐô la MỹChâu ÂuQuỳnh búp bêChâu Vũ ĐồngHồ Dầu TiếngVụ án cầu Chương DươngTân Hiệp PhátPhạm Văn Đồng12BETDế Mèn phiêu lưu kýChủ nghĩa cộng sảnDanh sách ngân hàng tại Việt NamAnh hùng dân tộc Việt NamAn Nam tứ đại khíĐông Nam ÁHai nguyên lý của phép biện chứng duy vậtQuảng NamChiến dịch Linebacker IIGiải vô địch bóng đá trong nhà thế giớiKu Klux KlanThường trực Ban Bí thư Trung ương Đảng Cộng sản Việt NamBiển ĐôngDanh sách quốc gia theo dân sốBến Nhà RồngDanh sách Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dânNữ hoàng nước mắtNguyễn Văn LinhĐỗ Bá TỵCúp bóng đá châu Á 2023Thừa Thiên HuếRobloxBến TreViệt MinhQKhánh HòaBabyMonsterPiQuan Văn ChuẩnAngolaQuan VũTrường Trung học phổ thông Lê Quý Đôn, Thái BìnhLý Thái TổQuốc gia Việt NamQuang TrungHùng VươngTô Ân XôCleopatra VIINguyễn Chí ThanhNguyễn Hà PhanFutsalTriệu Tuấn HảiQuân chủng Hải quân, Quân đội nhân dân Việt NamTrương Mỹ LanTru TiênBộ Tổng tham mưu Quân đội nhân dân Việt NamTam quốc diễn nghĩaCách mạng Công nghiệp lần thứ tưChuột lang nướcHKT (nhóm nhạc)🡆 More