Tiếng Akkad: Ngôn ngữ Semit Đông hiện đã tuyệt chủng

Tiếng Akkad (lišānum akkadītum, 𒅎𒀝𒂵𒌈 ak.kADû) - hay tiếng Accad, tiếng Assyria-Babylon - là một ngôn ngữ không còn tồn tại thuộc nhóm Ngôn ngữ Semit (thuộc ngữ hệ Phi-Á) từng được con người ở vùng Lưỡng Hà cổ đại dùng để nói.

Ngôn ngữ này sử dụng hệ thống chữ viết hình nêm vốn được dùng trong tiếng Sumer cổ (một ngôn ngữ biệt lập không liên quan với tiếng Akkad). Tên gọi "tiếng Akkad" bắt nguồn từ tên thành phố Akkad - một trung tâm lớn của nền văn minh Lưỡng Hà Semit trong giai đoạn Đế quốc Akkad (khoảng 2334–2154 trước Công nguyên), mặc dù thực tế ngôn ngữ này đã ra đời từ trước khi thành phố Akkad thành lập.

Tiếng Akkad
lišānum akkadītum
Sử dụng tạiAssyriaBabylon
Khu vựcLưỡng Hà
Phân loạiPhi-Á
Hệ chữ viếtChữ hình nêm
Địa vị chính thức
Ngôn ngữ chính thức tại
initially Akkad (miền trung Lưỡng Hà); Lingua franca của Trung ĐôngAi Cập vào thời đồ đồng muộn và thời đồ sắt sớm.
Mã ngôn ngữ
ISO 639-2akk
ISO 639-3akk
Bài viết này có chứa ký tự ngữ âm IPA. Nếu không thích hợp hỗ trợ dựng hình, bạn có thể sẽ nhìn thấy dấu chấm hỏi, hộp, hoặc ký hiệu khác thay vì kí tự Unicode. Để biết hướng dẫn giới thiệu về các ký hiệu IPA, xem Trợ giúp:IPA.

Sự ảnh hưởng lẫn nhau giữa tiếng Sumer và tiếng Akkad đã khiến các học giả xếp các ngôn ngữ này vào chung một vùng ngôn ngữ (sprachbund). Danh xưng riêng bằng tiếng Akkad đã được chứng thực lần đầu trong các văn bản Sumeria niên đại khoảng cuối thế kỷ XXIX trước Công nguyên. Từ nửa sau thiên niên kỷ thứ ba trước Công nguyên (khoảng năm 2500 TCN) thì bắt đầu xuất hiện các văn bản viết hoàn toàn bằng tiếng Akkad. Tính đến nay, người ta đã khai quật được hàng trăm nghìn văn bản và mẩu văn bản viết bằng tiếng Akkad với nội dung bao quát các chủ đề như thần thoại, pháp luật, khoa học, thư từ, sự kiện chính trị và quân sự,... Trước thiên niên kỷ thứ hai trước Công nguyên, tồn tại hai dạng ngôn ngữ sử dụng ở AssyriaBabylon, lần lượt là tiếng Assyriatiếng Babylon.

Trong hàng thế kỷ, tiếng Akkad đã là lingua franca của vùng Lưỡng HàCận Đông cổ đại. Tuy nhiên, ngôn ngữ này bắt đầu sa sút khoảng từ thế kỷ VIII trước Công nguyên và bị tiếng Aramaic đẩy khỏi nhịp điệu phát triển xã hội trong thời Đế quốc Tân Assyria. Đến thời kỳ truyền bá văn hóa Hy Lạp thì tiếng Akkad phần lớn bị giới hạn trong giới học giả và tăng lữ làm việc tại các đền thờ ở AssyriaBabylon. Văn bản cuối cùng có sử dụng chữ viết hình nêm Akkad có niên đại thế kỷ I. Một lượng kha khá từ mượn từ tiếng Akkad vẫn tồn tại trong các phương ngữ Tân Aramaic vùng Lưỡng Hà và được những người Assyria - theo Cơ Đốc giáo - bản địa sử dụng tại những vùng đất mà ngày nay thuộc Iraq và ven Iraq. Việc đặt tên, họ và tên bộ lạc bằng tiếng Akkad vẫn phổ biến trong cộng đồng người Assyria.

Chú thích

Tags:

Chữ hình nêmCông NguyênLưỡng HàNgôn ngữ SemitNgữ hệ Phi-ÁTiếng Sumerwikt:𒀝wikt:𒂵wikt:𒅎wikt:𒌈Đế quốc Akkad

🔥 Trending searches on Wiki Tiếng Việt:

Cristiano RonaldoLiên bang Đông DươngTrường Đại học Kinh tế Quốc dânLệnh Ý Hoàng quý phiĐiêu khắcCông (vật lý học)Đạo Cao ĐàiBảng xếp hạng bóng đá nam FIFAEFL ChampionshipMalaysiaCác Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhấtÔ ăn quanĐạo giáoDanh sách nhân vật trong One PieceDế Mèn phiêu lưu kýĐinh Tiến DũngĐỗ MườiSân bay quốc tế Long ThànhIsraelĐinh La ThăngTrường Đại học Kỹ thuật – Hậu cần Công an nhân dânTô Ngọc ThanhDubaiMạch nối tiếp và song songNhà thờ chính tòa Đức Bà Sài GònDấu chấmTrần PhúPhú QuốcNgân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt NamGiải vô địch bóng đá trong nhà thế giới 2024Mặt TrăngNgân hàng Thương mại Cổ phần Công thương Việt NamReal Madrid CFGallonTrần Cẩm TúAdolf HitlerThang điểm trong hệ thống giáo dục Việt NamChùa Một CộtNguyễn DuTrần Sỹ ThanhNguyễn Đắc VinhDanh sách tỉnh Việt Nam có giáp biểnMinh Thái TổNam BộQuân đội nhân dân Việt NamCục An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ caoBạo lực học đườngLịch sử Sài Gòn – Thành phố Hồ Chí MinhFansipanHentaiNgân hàng Thương mại Cổ phần Bưu điện Liên ViệtPhù NamYokohama FCVụ sai phạm tại Tập đoàn Phúc SơnNguyễn Quang SángDanh sách nhân vật trong DoraemonEthanolCộng hòa Nam PhiMắt biếc (phim)Nhật Kim AnhNguyễn Duy (nhà thơ)Dấu chấm phẩyMắt biếc (tiểu thuyết)FacebookHiếp dâmChữ NômLong châu truyền kỳLê Đức ThọBộ Công an (Việt Nam)Hạnh phúcNữ hoàng nước mắtLê Khả PhiêuVincent van GoghSói xámNicolas JacksonMùi cỏ cháyNhà ThanhVườn quốc gia Cúc Phương🡆 More