Tỉnh Trưởng Chính Phủ Nhân Dân Tỉnh Phúc Kiến

Tỉnh trưởng Chính phủ Nhân dân tỉnh Phúc Kiến (tiếng Trung: 福建省人民政府省长, pinyin: Fú Jiàn xǐng rénmín zhèngfǔ shěng zhǎng, Phúc Kiến tỉnh Nhân dân Chính phủ Tỉnh trưởng) được bầu cử bởi Đại hội Đại biểu nhân dân tỉnh Phúc Kiến, lãnh đạo bởi thành viên của Đảng Cộng sản Trung Quốc.

bài viết danh sách Wiki

Cán bộ, công chức lãnh đạo, là Tỉnh trưởng Chính phủ Nhân dân tỉnh Phúc Kiến có cấp bậc Bộ trưởng, thường là Ủy viên Ủy ban Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc các khóa. Tỉnh trưởng Chính phủ Nhân dân là lãnh đạo thứ hai của tỉnh, đứng sau Bí thư Tỉnh ủy. Tỉnh trưởng Chính phủ Nhân dân tỉnh Phúc Kiến đồng thời là Phó Bí thư Tỉnh ủy Phúc Kiến.

Trong lịch sử Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, chức vụ Tỉnh trưởng Chính phủ Nhân dân tỉnh Phúc Kiến có các tên gọi là Chủ tịch Chính phủ Nhân dân tỉnh Phúc Kiến (1949 - 1955), Tỉnh trưởng Ủy ban Nhân dân tỉnh Phúc Kiến (1955 - 1967), Chủ nhiệm Ủy ban Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc Kiểm soát tỉnh Phúc Kiến (1967 - 1968), Chủ nhiệm Ủy ban Cách mạng tỉnh Phúc Kiến (1968 - 1979), và Tỉnh trưởng Chính phủ Nhân dân tỉnh Phúc Kiến (1979 đến nay). Tất cả các tên gọi này dù khác nhau nhưng cùng có ý nghĩa là Thủ trưởng Hành chính tỉnh Phúc Kiến, tức nghĩa Tỉnh trưởng Chính phủ Nhân dân tỉnh Phúc Kiến hiện nay.

Tỉnh trưởng Chính phủ Nhân dân tỉnh Phúc Kiến hiện tại là ông Vương Ninh.

Lịch sử Tỉnh Trưởng Chính Phủ Nhân Dân Tỉnh Phúc Kiến

Sau Nội chiến Trung Quốc, năm 1949, Phúc Kiến thuộc quyền kiểm soát của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, riêng quần đảo Kim Mônquần đảo Mã Tổ do chính quyền Trung Hoa Dân Quốc tại Đài Loan chiếm giữ. Trung Hoa Dân Quốc cũng thành lập tỉnh Phúc Kiến, nhưng chỉ trên danh nghĩa, bộ máy chính quyền cấp tỉnh Phúc Kiến của Trung Hoa Dân Quốc hiện nay không hoạt động trên thực tế. Eo biển Đài Loan đã từng xảy ra ba cuộc khủng hoảng giữa hai bên vào các năm 1954 – 1955, 1958 và 1995 – 1996.

Từ năm 1949 đến 1954, Chủ tịch Chính phủ Nhân dân tỉnh Phúc Kiến là Trương Đỉnh Thừa (张鼎丞. 1898 – 1981) giai đoạn (1949 – 1954) và Diệp Phi (叶飞. 1914 – 1999) giai đoạn (1954 – 1955). Vào tháng 2 năm 1955, cơ quan được tổ chức lại thành Ủy ban Nhân dân tỉnh Phúc Kiến. Diệp Phi tiếp tục là Tỉnh trưởng Ủy ban Nhân dân tỉnh giai đoạn 1955 – 1959, sau đó là Giang Nhất Chân (江一真. 1915 – 1994) (ba tháng năm 1959), Ngũ Hồng Tường (伍洪祥. 1914 – 2005) giai đoạn (19601962), Giang Nhất Chân quay lại hai tháng năm 1962 và Ngụy Kim Thủy (魏金水. 1906 – 1992) giai đoạn (1962 – 1967). Trong đó, Trương Đỉnh Thừa là Thủ trưởng tỉnh đầu tiên, đến năm 1954, điều chuyển khỏi Phúc Kiến, về Trung ương làm Viện trưởng Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao hơn hai mươi năm (1954 – 1975), Lãnh đạo cấp Phó Quốc gia. Tại Phúc Kiến, giai đoạn 1954 – 1958, là vùng đất trong xung đột Trung Quốc – Đài Loan, với Khủng hoảng eo biển Đài Loan lần 1 (1954 – 1955) và Khủng hoảng eo biển Đài Loan lần 2 (1958). Diệp Phi quản lý hành chính tỉnh, kiêm nhiệm Tư lệnh và Chính ủy Quân khu Phúc Châu, tham gia các cuộc khủng hoảng eo biển, được thụ phong Thượng tướng năm 1955, về sau là Tư lệnh và Chính ủy Hải quân Giải phóng quânsau nhiều năm tham chiến hải quân rồi giữ vị trí Phó Ủy viên trưởng Nhân Đại (cấp Phó Quốc gia) trước khi nghỉ hưu.

Những năm đầu, dãy núi Phúc Kiến không thể xây dựng đường sắt, làm cản trở sự phát triển kinh tế của khu vực và liên kết với các tỉnh lân cận. Đường sắt Ưng Đàm – Hạ Môn (nối liền Ưng Đàm, Giang Tây và thành phố Hạ Môn) hoàn thành năm 1956 đã góp phần phát triển. Tuy Phúc Kiến trong những ngày đầu chững lại trong quá trình phát triển, nhưng đã bảo vệ hệ sinh thái của tỉnh, ngày nay, là nơi có tỷ lệ che phủ rừng cao nhất và sinh quyển đa dạng nhất ở Trung Quốc trong khi nhiều tỉnh miền Trung đang gặp nhiều phá hoại, ảnh hưởng xấu từ ô nhiễm.

Tháng 8 năm 1968, cơ quan hành chính được tổ chức lại thành Ủy ban Cách mạng tỉnh Phúc Kiến. Chủ nhiệm Ủy ban Cách mạng tỉnh Phúc Kiến là Hàn Tiến Sở (韩先楚. 1913 – 1986) giai đoạn (1968 – 1973) và Liêu Chí Cao (廖志高. 1913 – 2000) giai đoạn (1973 – 1977). Cả hai đều kiêm nhiệm Chính ủy Quân khu Phúc Châu, trong đó Hàn Tiến Sở là Thượng tướng, sau đó là Tư lệnh Quân khu Lan Châu rồi giữ vị trí Phó Ủy viên trưởng Nhân Đại (cấp Phó Quốc gia tương tự với Diệp Phi) trước khi nghỉ hưu.

Tỉnh Trưởng Chính Phủ Nhân Dân Tỉnh Phúc Kiến 
Vương Triệu Quốc (1941), Phó Ủy viên trưởng thứ nhất, Tỉnh trưởng Phúc Kiến 1987 – 1990.

Tháng 12 năm 1979, Ủy ban Cách mạng tỉnh Phúc Kiến giải thể và Chính phủ Nhân dân tỉnh Phúc Kiến được tái lập. Giai đoạn 1979 – 2020, có 12 Tỉnh trưởng Chính phủ Nhân dân tỉnh Phúc Kiến, là Mã Hưng Nguyên (马兴元. 1917 – 2005) giai đoạn (1979 – 1983), Hồ Bình (胡平. 1930) giai đoạn (1983 – 1987), Vương Triệu Quốc (1987 – 1990), Giả Khánh Lâm (1990 – 1994), Trần Minh Nghĩa (陈明义. 1940) giai đoạn (1994 – 1996), Hạ Quốc Cường (1996 – 1999), Tập Cận Bình (1999 – 2002), Lư Triển Công (2002 – 2004), Hoàng Tiểu Tinh (2004 – 2011), Tô Thụ Lâm (苏树林. 1962) giai đoạn (2011 – 2015), Vu Vĩ Quốc (2015 – 2017), Đường Đăng Kiệt (2017 – nay).

Giả Khánh Lâm (1940), Tỉnh trưởng Phúc Kiến (1990 – 1994). Nguyên Chủ tịch Chính Hiệp Trung Quốc.
Hạ Quốc Cường (1943), Tỉnh trưởng Phúc Kiến (1996 – 1999). Nguyên Bí thư Kiểm Kỷ Trung ương.
Hai Lãnh đạo Quốc gia từng là Tỉnh trưởng Phúc Kiến.

Giai đoạn 1987 – 2002, Chính phủ Nhân dân tỉnh Phúc Kiến trở nên đặc biệt, có năm Tỉnh trưởng, bốn người sau đó trở thành cán bộ cao cấp. Đó là Lãnh đạo cấp Phó Quốc gia Vương Triệu Quốc (1941), Ủy viên Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Trung Quốc, Phó Ủy viên trưởng thứ nhất Ủy ban Thường vụ Đại hội Đại biểu Nhân dân Toàn quốc, Chánh Văn phòng Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Bí thư Ban Bí thư Ủy ban Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc. Lãnh đạo Quốc gia vị trí thứ tư Giả Khánh Lâm (1940), là Bí thư Thành ủy thành phố Bắc Kinh trước khi trở thành Ủy viên Ban Thường vụ Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Trung Quốc (khóa XVI, XVII), Chủ tịch Hội nghị Hiệp thương Chính trị Nhân dân Trung Quốc. Lãnh đạo Quốc gia vị trí thứ sáu Hạ Quốc Cường (1943), là Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Bí thư Thành ủy thành phố Trùng Khánh trước khi trở thành Ủy viên Ban Thường vụ Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Trung Quốc (khóa XVII), Bí thư Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc. Bên cạnh đó còn có Lư Triển Công, hiện là Phó Chủ tịch Chính Hiệp, một chức vụ hàm Phó Quốc gia trước khi nghỉ hưu và Tô Thụ Lâm, người được bổ nhiệm làm Tỉnh trưởng Phúc Kiến năm 49 tuổi, đầy tiềm năng thăng cấp nhưng đã vi phạm kỷ luật nghiêm trọng, khai trừ khỏi Đảng năm 2017. Trong những năm ở Phúc Kiến, Hạ Quốc Cường tham gia ứng phó Khủng hoảng eo biển Đài Loan lần thứ ba, năm 1995 – 1996. Một loạt các vụ thử tên lửa do Trung Quốc tiến hành ở vùng biển xung quanh Đài Loan, bao gồm Eo biển Đài Loan. Nhóm tên lửa đầu tiên được bắn vào giữa đến cuối năm 1995 được cho là nhằm gửi tín hiệu mạnh mẽ tới chính phủ Trung Hoa Dân Quốc dưới thời Lý Đăng Huy, một phần Chính sách một Trung Quốc.

Và Lãnh đạo Tối cao Trung Quốc đương nhiệm Tập Cận Bình (1953), Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc, Chủ tịch nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, Chủ tịch Ủy ban Quân sự Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc.

Danh sách Tỉnh trưởng Chính phủ Nhân dân tỉnh Phúc Kiến Tỉnh Trưởng Chính Phủ Nhân Dân Tỉnh Phúc Kiến

Từ năm 1949 tính đến hiện tại, Chính phủ Nhân dân tỉnh Phúc Kiến có 19 Tỉnh trưởng Chính phủ Nhân dân.

Danh sách nhiệm kỳ Tỉnh trưởng Chính phủ Nhân dân tỉnh Phúc Kiến
STT Tên Quê quán Sinh năm Nhiệm kỳ Chức vụ về sau (gồm hiện) Chức vụ trước, tình trạng
Chủ tịch Chính phủ Nhân dân tỉnh Phúc Kiến (1949 - 1955)
1 Trương Đỉnh Thừa Khai Nguyên, Liêu Ninh 1898 - 1981 08/1949 - 10/1954 Nguyên Phó Ủy viên trưởng Ủy ban Thường vụ Đại hội Đại biểu Nhân dân Toàn quốc,

Nguyện Viện trưởng Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao (Trung Quốc).

Lãnh đạo cấp Phó Quốc gia.

Qua đời năm 1981 tại Bắc Kinh.

2 Diệp Phi Nam An, Phúc Kiến 1914 - 1999 10/1954 - 02/1955 Thượng tướng Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc, Qua đời năm 1999 tại Bắc Kinh.
Tỉnh trưởng Ủy ban Nhân dân tỉnh Phúc Kiến (1955 - 1967)
2 Diệp Phi Nam An, Phúc Kiến 1914 - 1999 02/1955 - 10/1959 Thượng tướng Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc,

Nguyên Phó Ủy viên trưởng Ủy ban Thường vụ Đại hội Đại biểu Nhân dân Toàn quốc,

Nguyên Tư lệnh Hải quân Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc,

Nguyên Bộ trưởng Bộ Giao thông Trung Quốc,

Nguyên Bí thư Tỉnh ủy tỉnh Phúc Kiến,

Nguyên Phó Tư lệnh Quân khu Nam Kinh.

Qua đời năm 1999 tại Bắc Kinh.
3 Giang Nhất Chân Long Nham,Phúc Kiến 1915 -

1994

10/1959 - 12/1959 Nguyên Bộ trưởng Bộ Y tế Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa,

Nguyên Quyền Bộ trưởng Bộ Nông thông Trung Quốc, Nguyên Ủy viên Ủy ban Cố vấn Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc.

Hai lần làm Tỉnh trưởng Phúc Kiến.

Qua đời năm 1984 tại Bắc Kinh.

4 Ngũ Hồng Tường Long Nham,Phúc Kiến 1914 - 2005 04/1960 - 06/1962 Nguyên Tỉnh trưởng Chính phủ Nhân dân tỉnh An Huy. Qua đời năm 2005 tại Phúc Châu.
3 Giang Nhất Chân Long Nham,Phúc Kiến 1915 -

1994

11/1962 - 12/1962 Nguyên Bộ trưởng Bộ Y tế Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa,

Nguyên Ủy viên Ủy ban Cố vấn Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc.

Hai lần làm Tỉnh trưởng Phúc Kiến.

Qua đời năm 1984 tại Bắc Kinh.

5 Ngụy Kim Thủy Long Nham,Phúc Kiến 1906 - 1992 12/1962 - 05/1967 Nguyên Ủy viên Ủy ban Cố vấn Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc. Qua đời năm 1992 tại Phúc Châu.
Chủ nhiệm Ủy ban Cách mạng tỉnh Phúc Kiến (1967 - 1979)
6 Hàn Tiến Sở Hoàng Cương, Hồ Bắc 1913 - 1986 05/1967 - 12/1973 Thượng tướng Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc,

Nguyên Phó Ủy viên trưởng Ủy ban Thường vụ Đại hội Đại biểu Nhân dân Toàn quốc,

Nguyên Phó Tổng Tham mưu trưởng Giải phóng quân Nhân dân Trung Quốc,

Nguyên Tư lệnh Quân khu Lan Châu,

Nguyên Tư lệnh Quân khu Phúc Châu.

Qua đời năm 1986 tại Bắc Kinh.
7 Liêu Chí Cao Miện Ninh, Tứ Xuyên 1913 -

2000

11/1974 - 12/1979 Nguyên Bí thư Tỉnh ủy tỉnh Phúc Kiến,

Nguyên Ủy viên Ủy ban Cố vấn Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc.

Qua đời năm 2000 tại Bắc Kinh.
Tỉnh trưởng Chính phủ Nhân dân tỉnh Phúc Kiến (1979 - nay)
8 Mã Hưng Nguyên Tích Dương, Sơn Tây 1917 -

2005

12/1979 - 01/1983 Nguyên Ủy viên Ủy ban Cố vấn Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc. Qua đời năm 2005 tại Bắc Kinh.
9 Hồ Bình Gia Hưng, Chiết Giang 1930 - 01/1983 - 11/1987 Nguyên Bộ trưởng Bộ Thương nghiệp Trung Quốc (đã giải thể). Trước đó là Phó Bí thư Tỉnh ủy tỉnh Phúc Kiến.
10 Vương Triệu Quốc Phong Nhuận, Hà Bắc 1941 - 09/1987 - 11/1990 Nguyên Ủy viên Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Trung Quốc,

Nguyên Phó Ủy viên trưởng thứ nhất Ủy ban Thường vụ Đại hội Đại biểu Nhân dân Toàn quốc,

Nguyên Chánh Văn phòng Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc,

Nguyên Bí thư Ban Bí thư Ủy ban Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc,

Nguyên Trưởng Ban Công tác Mặt trận Thống nhất Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc.

Lãnh đạo cấp Phó Quốc gia.

Trước đó là Bí thư thứ nhất Đoàn Thanh niên Cộng sản Trung Quốc

11 Giả Khánh Lâm Thương Châu, Hà Bắc 1940 - 11/1990 - 04/1994 Nguyên Ủy viên Ban Thường vụ Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Trung Quốc (vị trí thứ tư khóa XVI, XVII),

Nguyên Chủ tịch Hội nghị Hiệp thương Chính trị Nhân dân Trung Quốc,

Nguyên Bí thư Thành ủy thành phố Bắc Kinh,

Nguyên Thị trưởng Chính phủ Nhân dân thành phố Bắc Kinh,

Nguyên Bí thư Tỉnh ủy tỉnh Phúc Kiến.

Lãnh đạo Quốc gia vị trí thứ tư.

Trước đó là Phó Bí thư Tỉnh ủy tỉnh Phúc Kiến.

12 Trần Minh Nghĩa Phúc Châu, Phúc Kiến 1940 - 04/1994 - 10/1996 Nguyên Bí thư Tỉnh ủy tỉnh Phúc Kiến,

Nguyên Chủ nhiệm Ủy ban Thường vụ Đại hội Đại biểu Nhân dân tỉnh Phúc Kiến

Trước đó là Tỉnh trưởng Chính phủ Nhân dân tỉnh Phúc Kiến.
13 Hạ Quốc Cường Tương Hương, Hồ Nam 1943 - 10/1996 - 08/1999 Nguyên Ủy viên Ban Thường vụ Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Trung Quốc (vị trí thứ sáu khóa XVII),

Nguyên Bí thư Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc,

Nguyên Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc,

Nguyên Bí thư Thành ủy thành phố Trùng Khánh.

Lãnh đạo Quốc gia vị trí thứ sáu.

Trước đó là Tỉnh trưởng Chính phủ Nhân dân tỉnh Phúc Kiến.

14 Tập Cận Bình Phú Bình, Thiểm Tây,

sinh tại Bắc Kinh

1953 - 08/1999 - 10/2002 Nhà lãnh đạo quốc gia tối cao Trung Quốc),

Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc,

Chủ tịch nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa,

Chủ tịch Ủy ban Quân sự Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc,

Ủy viên Ban Thường vụ Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Trung Quốc (vị trí thứ nhất),

Nguyên Phó Chủ tịch nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa,

Nguyên Bí thư Ban Bí thư Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc,

Nguyên Hiệu trưởng Trường Đảng Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc,

Nguyên Bí thư Thành ủy Thành phố Thượng Hải,

Nguyên Bí thư Tỉnh ủy tỉnh Chiết Giang.

Lãnh đạo Quốc gia Tối cao.

Trước đó là Phó Bí thư Tỉnh ủy tỉnh Phúc Kiến.

15 Lư Triển Công Từ Khê, Chiết Giang 1952 - 10/2002 - 12/2004 Phó Chủ tịch Ủy ban Toàn quốc Hội nghị Hiệp thương Chính trị Nhân dân Trung Quốc,

Nguyên Bí thư Tỉnh ủy tỉnh Phúc Kiến,

Nguyên Bí thư Tỉnh ủy tỉnh Hà Nam (Trung Quốc).

Trước đó là Phó Bí thư Tỉnh ủy tỉnh Hà Bắc.
16 Hoàng Tiểu Tinh Phúc Châu, Phúc Kiến 1946 - 12/2004 - 04/2011 Nguyên Ủy viên Ủy ban Thường vụ Đại hội Đại biểu Nhân dân Toàn quốc Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa Trước đó là Phó Bí thư Tỉnh ủy tỉnh Phúc Kiến.
17 Tô Thụ Lâm Khắc Đông,

Hắc Long Giang

1962 - 04/2011 - 10/2015 Nguyên Tỉnh trưởng Chính phủ Nhân dân tỉnh Phúc Kiến. Lâm vi phạm kỷ luật nghiêm trọng, bị tước Đảng tịch năm 2017.
18 Vu Vĩ Quốc Thái Thương, Giang Tô 1955 - 11/2015 - 12/2017 Ủy viên Ủy ban Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc khóa XIX,

Bí thư Tỉnh ủy tỉnh Phúc Kiến. Chủ nhiệm Ủy ban Thường vụ Đại hội Đại biểu Nhân dân tỉnh Phúc Kiến

Trước đó là Phó Bí thư Tỉnh ủy tỉnh Phúc Kiến.
19 Đường Đăng Kiệt Diêm Thành, Giang Tô 1964 - 01/2018 - 07/2020 Ủy viên dự khuyết Ủy ban Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc khóa XIX,

Phó Chủ nhiệm thường trực Ủy ban Cải cách và Phát triển Quốc gia Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa.

Trước đó là Thứ trưởng

Bộ Công nghiệp và Công nghệ thông tin Trung Quốc

20 Vương Ninh Thẩm Dương, Liêu Ninh 1961 07/2020 Ủy viên dự khuyết Ủy ban Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc khóa XIX,

Phó Bí thư Tỉnh ủy, quyền Tỉnh trưởng Chính phủ Nhân dân tỉnh Phúc Kiến.

Trước đó là Phó Bí thư chuyên trách Tỉnh ủy.

Tên gọi khác của chức vụ Tỉnh trưởng Chính phủ Nhân dân Tỉnh Trưởng Chính Phủ Nhân Dân Tỉnh Phúc Kiến

Chủ tịch Chính phủ Nhân dân tỉnh Phúc Kiến (1949 - 1955)

Tỉnh Trưởng Chính Phủ Nhân Dân Tỉnh Phúc Kiến 
Phúc Kiến
  • Trương Đỉnh Thừa, nguyên Chủ tịch Chính phủ Nhân dân tỉnh Phúc Kiến (1949 - 1954).
  • Diệp Phi, nguyên Chủ tịch Chính phủ Nhân dân tỉnh Phúc Kiến (1954 - 1955).

Tỉnh trưởng Ủy ban Nhân dân tỉnh Phúc Kiến (1955 - 1967)

  • Diệp Phi, nguyên Tỉnh trưởng Ủy ban Nhân dân tỉnh Phúc Kiến (1955 - 1959).
  • Giang Nhất Chân, nguyên Tỉnh trưởng Ủy ban Nhân dân tỉnh Phúc Kiến (1959). Giang Nhất Chân được bổ nhiệm làm Tỉnh trưởng Ủy ban Nhân dân tỉnh Phúc Kiến hai lần, lần thứ nhất năm 1959, lần thứ hai năm 1962, mỗi lần chỉ hai tháng.
  • Ngũ Hồng Tường, nguyên Tỉnh trưởng Ủy ban Nhân dân tỉnh Phúc Kiến (1960 - 1962).
  • Giang Nhất Chân, nguyên Tỉnh trưởng Ủy ban Nhân dân tỉnh Phúc Kiến (1962).
  • Ngụy Kim Thủy, nguyên Tỉnh trưởng Ủy ban Nhân dân tỉnh Phúc Kiến (1962 - 1967).

Chủ nhiệm Ủy ban Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc Kiểm soát tỉnh Phúc Kiến (1967 - 1968)

Chủ nhiệm Ủy ban Cách mạng tỉnh Phúc Kiến (1968 - 1979)

Các lãnh đạo quốc gia Trung Quốc từng là Tỉnh trưởng Chính phủ Nhân dân tỉnh Phúc Kiến Tỉnh Trưởng Chính Phủ Nhân Dân Tỉnh Phúc Kiến

Tỉnh Trưởng Chính Phủ Nhân Dân Tỉnh Phúc Kiến 
Bản đồ Phúc Kiến

Tỉnh Phúc Kiến, Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa có vị trí đặc biệt khi có vị trí địa lý đối diện, gần với đảo Đài Loan, hay còn gọi là Trung Hoa Dân Quốc. Đảng Cộng sản Trung Quốc thiết lập cơ quan với vai trò liên lạc với Đài Loan, là Tiểu ban Công tác Lãnh đạo với Đài Loan Trung ương.

Trong lịch sử, có nhiều lãnh đạo Quốc gia từng giữ vị trí lãnh đạo Phúc Kiến:

Tham khảo

Chú thích

Liên kết ngoài

Bản mẫu:Thủ trưởng Đơn vị hành chính cấp tỉnh Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa

Tags:

Lịch sử Tỉnh Trưởng Chính Phủ Nhân Dân Tỉnh Phúc KiếnDanh sách Tỉnh trưởng Chính phủ Nhân dân tỉnh Phúc Kiến Tỉnh Trưởng Chính Phủ Nhân Dân Tỉnh Phúc KiếnTên gọi khác của chức vụ Tỉnh trưởng Chính phủ Nhân dân Tỉnh Trưởng Chính Phủ Nhân Dân Tỉnh Phúc KiếnCác lãnh đạo quốc gia Trung Quốc từng là Tỉnh trưởng Chính phủ Nhân dân tỉnh Phúc Kiến Tỉnh Trưởng Chính Phủ Nhân Dân Tỉnh Phúc KiếnTỉnh Trưởng Chính Phủ Nhân Dân Tỉnh Phúc KiếnBí thư Tỉnh ủy (Trung Quốc)Bính âm Hán ngữPhúc KiếnTiếng Trung QuốcTỉnh trưởng Chính phủ Nhân dânĐảng Cộng sản Trung Quốc

🔥 Trending searches on Wiki Tiếng Việt:

Huy CậnCricketGiang maiTô Ân XôTư Mã ÝBảng chữ cái tiếng AnhNho giáoNhật ký trong tùChiến tranh Đông DươngPhú ThọNgân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt NamAvatar (phim 2009)Phùng Quang ThanhXung đột giành quyền kiểm soát tại quần đảo Trường Sa 1988Trận nước BỉThiểm TâyNguyễn Ngọc TưĐội tuyển bóng đá quốc gia Việt NamThủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt NamLão HạcCầu Francis Scott KeyDubaiLiếm dương vậtGodzilla đại chiến KongAn GiangArsène WengerPháo (rapper)Bình DươngBộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt NamNhà Lê trung hưngPet SoundsNguyễn Đức CănTaylor SwiftMười hai con giápNguyễn Phú TrọngLàoDấu ngoặc képVnExpressNgô Đình DiệmTổng cục Tình báo, Quân đội nhân dân Việt NamSiêu tân tinhHoàng Thị Thúy LanNaplesCommunist Party of ChinaHoàng Phủ Ngọc TườngCách mạng Công nghiệpGoogle MapsBiển ĐôngBan Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt NamHiệp hội các quốc gia Đông Nam ÁBa quy luật cơ bản của phép biện chứng duy vậtTiếng NgaThạch LamMai Tiến Dũng (chính khách)Lê Thái TổMuammar al-GaddafiVụ án Huỳnh Thị Huyền NhưMikhail Sergeyevich GorbachyovHưng YênPhú Quốc2018 FIFA World CupVinamilkTi thểHuếQuảng NinhChuyến bay 370 của Malaysia AirlinesJoseph StalinTín ngưỡng thờ Mẫu Việt NamPhó Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt NamSự kiện 30 tháng 4 năm 1975Vụ phát tán video Vàng AnhXử Nữ (chiêm tinh)Vòng loại Giải vô địch bóng đá thế giới 2026 – Khu vực châu ÁBà Rịa – Vũng TàuĐứcBorussia DortmundPelé🡆 More