Giáo Phái Shaiva

Giáo phái Shaiva (Śaivam; tiếng Tamil: சைவம்; Devanagari: शैव संप्रदाय; tiếng Assam: শৈৱ; tiếng Bengal: শৈব; tiếng Telugu: శైవ సాంప్రదాయం; tiếng Kannada: ಶೈವ ಸಂಪ್ರದಾಯ; tiếng Malayalam: ശൈവമതം; tiếng Oriya: ଶିବ ସମ୍ପ୍ରଦାୟଂ; tiếng Sinhala: ශිවාගම/ශෛවවාදය) là một trong những giáo phái chính trong Ấn Độ giáo, tôn sùng Shiva là Đấng tối cao.

Những người theo giáo phái Shaiva được gọi là "giáo dân Shaiva" hoặc "giáo dân Saiva". Đây là một trong những giáo phái lớn nhất tin rằng Shiva, được tôn thờ như đấng sáng tạo và hủy diệt thế giới, là vị thần tối cao đứng trên tất cả. Giáo phái Shaiva có nhiều tín ngưỡng, từ hữu thần nhị nguyên như Shaiva Siddhanta đến vô thần nhất nguyên định hướng yoga như giáo tông Shaiva Kashmir. Giáo phái này coi các kinh sách của cả Veda và Agama là cơ sở thần học quan trọng. Nguồn gốc của giáo phái Shaiva có thể bắt nguồn từ khái niệm về Rudra trong Rig Veda.

Giáo Phái Shaiva
Tấm biển vẽ Shiva ở hình dạng quyền năng nhất là Virabhadra.

Giáo phái Shaiva có nguồn gốc cổ xưa, có thể truy nguyên trong văn học Vệ Đà thiên niên kỷ 2 TCN, nhưng đây là hình thức của vị thần Vệ đà Rudra. Văn bản cổ Shvetashvatara Upanishad có niên đại vào cuối thiên niên kỷ 1 TCN đề cập đến các thuật ngữ như Rudra, Shiva và Maheshwara, nhưng việc diễn giải nó như là một văn bản thần học hay học thuyết trải nghiệm tinh thần nhất nguyên của giáo phái Shaiva vẫn còn đang gây tranh cãi. Trong những thế kỷ đầu tiên của Công nguyên là bằng chứng rõ ràng đầu tiên về môn phái Shaiva Pāśupata. Cả Shaiva sùng đạo và nhất nguyên đã trở nên phổ biến trong thiên niên kỷ 1, nhanh chóng trở thành tín ngưỡng tôn giáo thống trị của nhiều vương quốc Hindu. Tôn giáo này đến Đông Nam Á ngay sau đó, dẫn đến việc xây dựng hàng ngàn ngôi đền Shaiva trên các đảo của Indonesia cũng như Campuchia và Việt Nam, cùng phát triển với Phật giáo ở các khu vực này. Trong kỷ nguyên đương đại, giáo phái Shaiva là một trong những giáo phái chính của Ấn Độ giáo.

Thần học Shaiva biến động từ việc coi Shiva như là đấng sáng tạo, đấng bảo vệ và đấng hủy diệt cho tới việc coi Shiva cũng giống như Atman (bản ngã) trong chính mình và mọi sinh vật. Nó liên quan chặt chẽ với giáo phái Shakti, và một số giáo dân Shaiva cầu nguyện ở cả các đền thờ Shiva lẫn đền thờ Shakti. Shaiva là một tín ngưỡng Ấn Độ giáo mà hầu hết giáo dân chấp nhận cuộc sống khổ hạnh và nhấn mạnh yoga, và giống như các tín ngưỡng Ấn Độ giáo khác khuyến khích mỗi cá nhân khám phá và trở thành một người với Shiva nội tâm.

Chú thích

Tham khảo

Sách tham khảo

Liên kết ngoài

Tags:

DevanagariKinh Vệ-đàRigvedaShivaThiên ChúaThuyết nhất nguyênTiếng AssamTiếng BengalTiếng KannadaTiếng MalayalamTiếng OriyaTiếng SinhalaTiếng TamilTiếng TeluguYogaẤn Độ giáo

🔥 Trending searches on Wiki Tiếng Việt:

XHamsterVõ Tắc ThiênTriệu Lộ TưNguyễn Vân ChiĐội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí MinhFilippo InzaghiVachirawit Chiva-areeQuảng NamAi là triệu phúSố nguyên tốPhan Văn GiangĐinh Tiến DũngHồ Quý LyẢ Rập Xê ÚtĐịnh luật OhmThánh GióngTrần Cẩm TúCuộc đua xe đạp toàn quốc tranh Cúp truyền hình Thành phố Hồ Chí Minh 2024Thế vận hội Mùa hè 2024Cương lĩnh chính trị của Đảng Cộng sản Việt NamShopeeVirusHoàng Anh Tuấn (huấn luyện viên bóng đá)BlackpinkBoku no PicoCông an thành phố Hải PhòngĐài Tiếng nói Việt NamVĩnh PhúcXuân QuỳnhChợ Bến ThànhLê Quý ĐônDanh sách quốc gia và vùng lãnh thổ châu ÁChiến tranh Nguyên Mông – Đại ViệtOne PieceKhởi nghĩa Yên ThếIllit (nhóm nhạc)Inter MilanQuốc gia Việt NamTrần Quốc TỏĐồng NaiChí PhèoCúp bóng đá U-23 châu ÁSông HồngVũ Hồng VănỦy ban Kiểm tra Trung ương Đảng Cộng sản Việt NamTrần Sỹ ThanhLiên Hợp QuốcBitcoinEntropyHarry PotterDanh sách trận chung kết Cúp C1 châu Âu và UEFA Champions LeagueChu Vĩnh KhangHalogenVũ Thanh ChươngHạ LongKazakhstanNgân hàng thương mại cổ phần Kỹ Thương Việt NamChữ Quốc ngữVinamilkChiến cục Đông Xuân 1953–1954EADS CASA C-295Cần ThơNguyễn Thị ĐịnhĐại Việt sử ký toàn thưTrần Hải QuânQuân khu 2, Quân đội nhân dân Việt NamNguyễn Thúc Thùy TiênThuận TrịVụ phát tán video Vàng AnhLý Thái TổChữ HánThanh Hải (nhà thơ)Bảng tuần hoànKim Soo-hyunĐô la MỹY Phương (nhà văn)Nhà Tống🡆 More