Xuân Quỳnh: Nhà thơ người Việt Nam (1942–1988)

Xuân Quỳnh sinh năm 1942 – 1988, tên đầy đủ là Nguyễn Thị Xuân Quỳnh, là một nữ nhà thơ người Việt Nam.

Bà nổi tiếng với nhiều bài thơ được nhiều người biết đến như Thuyền và biển, Sóng, Thơ tình cuối mùa thu, Tiếng gà trưa. Bà được Nhà nước Việt Nam truy tặng Giải thưởng Nhà nước và Giải thưởng Hồ Chí Minh vì những thành tựu cho nền văn học Việt Nam.

Xuân Quỳnh
Xuân Quỳnh: Sự nghiệp, Tác phẩm, Thành tựu nghệ thuật
Chân dung Xuân Quỳnh
Thông tin cá nhân
Sinh
Tên khai sinh
Nguyễn Thị Xuân Quỳnh
Ngày sinh
6 tháng 10, 1942
Nơi sinh
Hà Đông, Liên bang Đông Dương
Mất
Ngày mất
29 tháng 8, 1988(1988-08-29) (45 tuổi)
Nơi mất
Hải Hưng
Nguyên nhân
Tai nạn giao thông
Giới tínhnữ
Quốc tịchXuân Quỳnh: Sự nghiệp, Tác phẩm, Thành tựu nghệ thuật Việt Nam
Nghề nghiệp
  • Nhà thơ
  • Diễn viên múa
Gia đình Xuân Quỳnh
Hôn nhân
Lưu Tuấn (trước 1973)
Lưu Quang Vũ (cưới 1973 - 1988)
Con cái
Lưu Tuấn Anh
Lưu Quỳnh Thơ
Lĩnh vực
Sự nghiệp Xuân Quỳnh văn học
Giai đoạn sáng tác1962 – 1987
Tác phẩm Xuân Quỳnh
  • Gió Lào cát trắng
  • Hoa dọc chiến hào
  • Sân ga chiều em đi
  • Sóng
Giải thưởng
Giải thưởng Nhà nước 2001
Văn học nghệ thuật
Giải thưởng Hồ Chí Minh 2017
Văn học nghệ thuật

Sự nghiệp Xuân Quỳnh

Tháng 2 năm 1955, Xuân Quỳnh được tuyển vào Đoàn Văn công nhân dân Trung ương và được đào tạo thành diễn viên múa. Bà từng nhiều lần đi Nhật Bản để làm phim và dự Đại hội thanh niên sinh viên lần thứ nhất thế giới năm 1959 tại Vienna (Áo).

Từ năm 1962 đến 1964, Xuân Quỳnh theo học Trường bồi dưỡng những người viết văn trẻ (khoá I) của Hội Nhà văn Việt Nam. Sau khi tốt nghiệp, bà bắt đầu làm việc tại báo Văn nghệ, báo Phụ nữ Việt Nam. Xuân Quỳnh là hội viên báo Văn Nghệ từ năm 1967, là ủy viên Ban chấp hành Hội Nhà văn Việt Nam khoá III. Năm 1973, Xuân Quỳnh kết hôn với nhà viết kịch, nhà thơ Lưu Quang Vũ, trước đó, Xuân Quỳnh kết hôn lần đầu với một nhạc công của Đoàn Văn công nhân dân Trung ương sau đó ly hôn. Từ năm 1978 đến lúc mất, Xuân Quỳnh là biên tập viên của Nhà xuất bản Tác phẩm Xuân Quỳnh mới.

Xuân Quỳnh mất ngày 29 tháng 8 năm 1988 trong một vụ tai nạn giao thông tại đầu cầu Phú Lương, thị xã Hải Dương (nay là thành phố), tỉnh Hải Dương, cùng với chồng Lưu Quang Vũ và con trai Lưu Quỳnh Thơ mới 13 tuổi.

Bà được truy tặng Giải thưởng Nhà nước về Văn học nghệ thuật năm 2001.

Ngày 30 tháng 3 năm 2017, Chủ tịch nước Trần Đại Quang ký Quyết định số 602 chính thức truy tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật cho cố nhà thơ Xuân Quỳnh với hai tập thơ là Lời ru trên mặt đất và Bầu trời trong quả trứng.

Tác phẩm Xuân Quỳnh

Các tác phẩm chính:

  • Tơ tằm – Chồi biếc (thơ, in chung phần Chồi biếc, Nhà xuất bản Văn học, 1963), 18 bài thơ
  • Hoa dọc chiến hào (thơ, in chung, 1968), 28 bài thơ
  • Gió Lào, cát trắng (thơ, 1974)
  • Lời ru trên mặt đất (thơ, 1978), 34 bài thơ
  • Cây trong phố – Chờ trăng (thơ, in chung phần Chờ trăng, 1981)
  • Sân ga chiều em đi (thơ, 1984)
  • Tự hát (thơ, 1984)
  • Hoa cỏ may (thơ, 1989), 18 bài thơ
  • Thơ Xuân Quỳnh (1992, 1994)
  • Thơ tình Xuân Quỳnh – Lưu Quang Vũ (1994)
  • Không bao giờ là cuối (thơ, 2011), 21 bài thơ
  • Tiếng gà trưa (1984)

Các tác phẩm viết cho thiếu nhi

  • Mùa xuân trên cánh đồng (truyện thiếu nhi, 1981)
  • Bầu trời trong quả trứng (thơ văn thiếu nhi, 1982), 32 thơ + 16 văn
  • Truyện Lưu Nguyễn (truyện thơ, 1985)
  • Bến tàu trong thành phố (truyện thiếu nhi, 1984)
  • Vẫn có ông trăng khác (truyện thiếu nhi, 1986)
  • Tuyển tập truyện thiếu nhi (1995)
  • Chú gấu trong vòng đu quay (tập truyện)

Các bài thơ được phổ nhạc

  • Sóng (nhóm sinh viên Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch (TP HCM) trong năm 4/2017)
  • Thơ tình cuối mùa thu (Phan Huỳnh Điểu)
  • Thuyền và biển (Phan Huỳnh Điểu phổ nhạc 12 câu cuối trong những năm 80)
  • Mẹ của anh (Trịnh Vĩnh Thành)

Thành tựu nghệ thuật Xuân Quỳnh

Thơ Xuân Quỳnh giàu cảm xúc với những cung bậc khác nhau như chính tính cách luôn hết mình của Xuân Quỳnh. Những bài thơ khi hạnh phúc đắm say, lúc đau khổ, suy tư của nhà thơ luôn gần gũi vì được viết với sự đằm thắm của một người phụ nữ vừa làm thơ vừa làm vợ, làm mẹ. Nhiều bài thơ của Xuân Quỳnh đã trở nên nổi tiếng như Thuyền và biển, Sóng (viết năm 1967, in trong tập Hoa dọc chiến hào năm 1968), Hoa cỏ may, Tự hát, Nói cùng anh,... Các bài thơ Sóng, Tiếng gà trưa, Chuyện cổ tích về loài người (Lời ru trên mặt đất, Nhà xuất bản Tác phẩm Xuân Quỳnh mới, 1978) được đưa vào sách giáo khoa phổ thông của Việt nam. Nhạc sĩ Phan Huỳnh Điểu đã phổ nhạc rất thành công các bài thơ: Thuyền và biển (4/1963), Thơ tình cuối mùa thu của Xuân Quỳnh.

Gia đình Xuân Quỳnh

Bà từng kết hôn hai lần. Bà kết hôn lần đầu với nhạc công chơi đàn violon Lưu Tuấn. Xuân Quỳnh và Lưu Tuấn có một con trai tên là Lưu Tuấn Anh. Sau khi li hôn chồng, bà vẫn ở chung một tòa nhà với chồng con ở phố Huế, Hà Nội.

Lần thứ hai bà kết hôn với Lưu Quang Vũ (1948–1988) vào năm 1973. Lưu Quang Vũ kém Xuân Quỳnh 6 tuổi, đã li dị vợ là nghệ sĩ ưu tú Tố Uyên (1948-) vào năm 1972 và có một con trai riêng với Tố Uyên tên là Lưu Minh Vũ. Tháng 2 năm 1975, Lưu Quang Vũ và Xuân Quỳnh có với nhau một con trai đặt tên là Lưu Quỳnh Thơ (tên ở nhà là Mí). Lưu Quỳnh Thơ sau đó mất lúc 13 tuổi cùng với cha mẹ trong vụ tai nạn năm 1988.

Vinh danh Xuân Quỳnh

Vào ngày 6 tháng 10 năm 2019, nhân dịp kỉ niệm 77 năm ngày sinh của nhà thơ Xuân Quỳnh, Google đã chính thức thay đổi ảnh đại diện logo trên trang chủ của mình thành bức hoạ cách điệu mang dáng hình nhà thơ Xuân Quỳnh cùng với hình ảnh con thuyền lướt trên sóng và đàn chim trên bầu trời. Hình ảnh này nằm trong bộ sưu tập các Doodle của Google được lập ra nhằm tôn vinh những nhân vật, sự kiện nổi tiếng và đáng nhớ có ảnh hưởng lớn trên thế giới. Như vậy, sau cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn và cố họa sĩ Bùi Xuân Phái vừa được Google vinh danh trên trang chủ, Xuân Quỳnh là danh nhân Việt Nam thứ 3 và là người phụ nữ Việt đầu tiên được Google vinh danh.

Tại Thành phố Hồ Chí Minh, có một con đường nội khu của một khu đô thị mang tên Xuân Quỳnh.

Tại Hà Nội, tên của bà được đặt cho một con phố ở quận Cầu Giấy, nằm trong khu đô thị Trung Yên.

Xem thêm

  • Sóng
  • Thuyền và biển
  • Tiếng gà trưa

Tham khảo

Tags:

Sự nghiệp Xuân QuỳnhTác phẩm Xuân QuỳnhThành tựu nghệ thuật Xuân QuỳnhGia đình Xuân QuỳnhVinh danh Xuân QuỳnhXuân Quỳnh19421988Giải thưởng Hồ Chí MinhGiải thưởng Nhà nước (Việt Nam)Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt NamNhà thơSóng (thơ Xuân Quỳnh)Thuyền và biểnViệt NamVăn học Việt Nam

🔥 Trending searches on Wiki Tiếng Việt:

Sóng thầnNgày Thống nhấtChân Hoàn truyệnHội AnMinecraftVTV5Danh sách phim điện ảnh Thám tử lừng danh ConanTài xỉuDonald TrumpSaigon PhantomĐồng bằng sông Cửu LongQuân ủy Trung ương (Việt Nam)Lưu Bá ÔnĐà LạtThích Nhất HạnhHải PhòngSkibidi ToiletThuật toánQuốc hội Việt NamNinh ThuậnQuan Văn ChuẩnĐào, phở và pianoQuang TựRosé (ca sĩ)Vua Việt NamQuân hàm Quân đội nhân dân Việt NamTrần Nhân TôngNhật thựcGMMTVMặt TrờiPhilippinesBảng xếp hạng bóng đá nam FIFAKiên GiangNguyễn TrãiGia đình Hồ Chí MinhLGBTTôn giáoKhang HiThanh gươm diệt quỷDanh sách Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân trong Chiến dịch Điện Biên PhủLong KhánhNgườiTài liệu PanamaKuwaitNgân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt NamNam quốc sơn hàGiải bóng đá Ngoại hạng AnhNhà ThanhChiến tranh Nguyên Mông – Đại ViệtVladimir Vladimirovich PutinToán họcAl Hilal SFCThế hệ ZCao BằngĐội tuyển bóng đá U-23 quốc gia Việt NamVụ án Vạn Thịnh PhátVụ lật phà SewolJude BellinghamNgân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt NamMáy tínhBill GatesTiếng AnhHiệu ứng nhà kínhChung kết UEFA Champions League 2023PornhubĐịa đạo Củ ChiQuân khu 3, Quân đội nhân dân Việt NamNhà MinhFormaldehydeNguyễn Minh Châu (nhà văn)Chùa HươngBDSMPiNgã ba Đồng LộcHứa Quang HánĐồng bằng sông HồngNha TrangLong An🡆 More