Nhất Nguyên: Thuyết cho rằng thế giới thuộc về MỘT bản chất, nguyên lý hay năng lượng

Thuyết nhất nguyên, hay nhất nguyên luận là quan niệm thần học và siêu hình học cho rằng tất cả thế giới đều thuộc về một bản chất, nguyên lý, chất hay năng lượng, tất cả đều có một khởi nguyên.

Khởi nguyên này có thể là khởi nguyên vật chất (thuyết nhất nguyên duy vật) hoặc khởi nguyên tinh thần (thuyết nhất nguyên duy tâm - Heghen)

Thuyết Nhất nguyên duy tâm Nhất Nguyên, trong Phật giáo (một vài tông phái) gọi là tâm sinh ra vạn pháp, vạn pháp do tâm mà ra. Phải là bậc giác ngộ mới có được trí tuệ này, chứ chúng sinh còn si mê thì không thể hiểu được, nhà Phật gọi là Chân Lý thì bất khả tư nghị (không thể nghĩ bàn). Nhưng cũng có thể ví dụ như, sóng biển dạt dào từng lớp từng lớp nối tiếp nhau không dứt là do lòng biển có biến động nội tại. Biến động nội tại đó được ví như Tâm, các lớp sóng vỗ là vạn pháp. Ta có thể hiểu Vạn pháp là những gì mà ý thức cảm nhận được như: tình cảm, suy nghĩ, lý trí, cảm xúc, vật chất, hình ảnh, hình thể, các giác quan, đối tượng của các giác quan là các trần...

Nhất nguyên duy tâm Nhất Nguyên

Thuyết nhất nguyên duy tâm (chủ nghĩa duy tâm khách quan) cho rằng mọi cái đều do ý niệm tuyệt đối sáng tạo ra, "ý niệm tuyệt đối" tồn tại và phát triển đến mức độ nhất định thì sản sinh ra thế giới vật chất, và xã hội loài người chỉ là những "tồn tại khác" của "ý niệm tuyệt đối".

Nhất nguyên duy vật Nhất Nguyên

Thuyết nhất nguyên duy vật được phát triển bởi Mác (Karl Marx) và Ăngghen (Friedrich Engels) cho rằng toàn bộ hiện thực khách quan (kể cả xã hội loài người) về bản chất là vật chất, ý thức chỉ là kết quả của sự phát triển và sự phản ánh của vật chất vận động.

Thuyết nhị nguyên Nhất Nguyên

Thuyết nhất nguyên khác biệt với thuyết nhị nguyên - thuyết này cho rằng có hai loại thực thể, và thuyết đa nguyên - thuyết cho rằng có nhiều loại thực thể.

Thuyết nhất nguyên có trong phần Rig Véda của Kinh Vệ đà. Tư tưởng Ấn Độ thường có tính nhất nguyên và huyền nhiệm (mystique).

Thuyết nhất nguyên thường được xem là có quan hệ với thuyết phiếm thần, thuyết thần tồn tại nơi vạn vật (panentheism), và một vị Thượng đế nội tại. Các khái niệm về thuyết tuyệt đối (absolutism), đơn tử (monad), và "chất nền phổ quát" (Universal substrate) cũng có quan hệ chặt chẽ với nhau.

Xem thêm

Tham khảo

Liên kết ngoài

Tags:

Nhất nguyên duy tâm Nhất NguyênNhất nguyên duy vật Nhất NguyênThuyết nhị nguyên Nhất NguyênNhất NguyênNăng lượngSiêu hình họcThần họcVật chất

🔥 Trending searches on Wiki Tiếng Việt:

Phạm Băng BăngPhan Văn GiangSteve JobsSóc TrăngVũng TàuÔ nhiễm không khíĐồng ThápKinh tế ÚcNgaSự kiện 30 tháng 4 năm 1975Không gia đìnhThành cổ Quảng TrịQuần thể danh thắng Tràng AnZaloChân Hoàn truyệnThủy triềuCông ty cổ phần Tập đoàn Vạn Thịnh PhátDele AlliBài Tiến lênGiải vô địch bóng đá châu Âu 2024Lý HảiThánh GióngĐại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí MinhQuân đoàn 4, Quân đội nhân dân Việt NamVườn quốc gia Cát TiênNhà máy thủy điện Hòa BìnhGiang TôBóng đáLưu Bá ÔnCà MauBình ThuậnNhà MinhXabi AlonsoTây NinhHưng YênChiến dịch Mùa Xuân 1975Đội tuyển bóng đá quốc gia Việt NamĐại học Quốc gia Hà NộiNướcDanh sách nhà vô địch cúp châu Âu cấp câu lạc bộLeague of Legends Champions KoreaPhởĐại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí MinhMinh Lan TruyệnAcid aceticHôn lễ của emCôn ĐảoAlbert EinsteinKakáNguyễn Cao KỳSaigon PhantomChữ HánRừng mưa AmazonThomas EdisonTiếng ViệtLưu Quang VũLe SserafimIMessageMikami YuaArya bàn bên thỉnh thoảng lại trêu ghẹo tôi bằng tiếng NgaHà NộiTiếng Trung QuốcNgười Hoa (Việt Nam)Trương Tấn SangChí PhèoĐịa lý Việt NamCông an nhân dân Việt NamBộ bài TâyNguyễn Văn TrỗiTrương Ngọc ÁnhNgân hàng thương mại cổ phần Quân độiChiến tranh Đông DươngDragon Ball – 7 viên ngọc rồngPhạm Phương Thảo (ca sĩ)Hứa Quang HánChu Văn AnDanh sách nhân vật trong One PieceHắc Quản GiaBuôn Ma Thuột🡆 More