Hiệu Ứng Bươm Bướm: Lý thuyết hỗn mang

Hiệu ứng bươm bướm (tiếng Anh: butterfly effect), còn được gọi là hiệu ứng cánh bướm, là một khái niệm trong lý thuyết hỗn loạn về độ nhạy cảm của hệ đối với điều kiện gốc (tiếng Anh: sensitivity on initial conditions).

Hiệu ứng này được nhà toán học Edward Norton Lorenz khám phá ra. Khi thực hiện mô phỏng các hiện tượng thời tiết, Lorenz nhận thấy rằng nếu ông làm tròn các dữ liệu đầu vào, dù với sai số bé thế nào đi nữa, thì kết quả cuối cùng luôn khác với kết quả của dữ liệu không được làm tròn. Một thay đổi nhỏ của dữ liệu đầu vào dẫn đến một thay đổi lớn của kết quả. Tên gọi hiệu ứng cánh bướm bắt nguồn từ hình ảnh ẩn dụ: một cơn bão chịu sự ảnh hưởng của một con bươm bướm nhỏ bé vỗ cánh ở một nơi nào đó rất xa cơn bão.

Hiệu Ứng Bươm Bướm: Lý thuyết, Minh họa, Trong văn hóa đương đại
Con bướm đập cánh ở Brazil có thể gây ra cơn lốc xoáy ở Texas.

Vốn được sử dụng ban đầu như một khái niệm khoa học đơn thuần, hiệu ứng cánh bướm sau đó đã được nhắc đến nhiều lần trong văn hóa đương đại, đặc biệt là trong các tác phẩm có đề cập tới quan hệ nhân quả hoặc nghịch lý thời gian (ví dụ như bộ phim Hiệu ứng cánh bướm được đặt tên và lấy cảm hứng theo khái niệm này).

Lý thuyết Hiệu Ứng Bươm Bướm

Năm 1972, nhà khí tượng học và chuyên gia về lý thuyết hỗn loạn Edward Norton Lorenz đã giới thiệu trước Hiệp hội phát triển khoa học Hoa Kỳ (American Association for the Advancement of Science) một bài nói chuyện có tựa đề Predictability: Does the Flap of a Butterfly's Wings in Brazil Set off a Tornado in Texas? (Dự đoán: Liệu con bướm đập cánh ở Brasil có thể gây ra cơn lốc ở Texas?). Trước đó vào năm 1961, trong khi mô phỏng một dự đoán về thời tiết trên máy tính, Lorenz đã lỡ nhập số liệu là 0,506 thay vì 0,506127 như dự định, và do đó đã thu được kết quả dự đoán thời tiết hoàn toàn khác so với tính toán ban đầu. Từ kết quả này Lorenz đã đề cập tới sự ràng buộc chặt chẽ của hệ vật lý đối với các điều kiện ban đầu trong bài nói chuyện. Theo đó một cái đập cánh của con bướm nhỏ bé có thể gây ra sự thay đổi (dù rất nhỏ) trong điều kiện gốc của hệ vật lý dẫn đến kết quả là những thay đổi rất lớn về thời tiết ví dụ như cơn lốc tại một địa điểm cách nơi con bướm đập cách hàng vạn km.

Minh họa Hiệu Ứng Bươm Bướm

    Hiệu ứng cánh bướm trong Hệ hấp dẫn Lorenz
    thời gian 0 ≤ t ≤ 30 (hình lớn) trục z (hình lớn)
    Hiệu Ứng Bươm Bướm: Lý thuyết, Minh họa, Trong văn hóa đương đại  Hiệu Ứng Bươm Bướm: Lý thuyết, Minh họa, Trong văn hóa đương đại 
    Hai đồ thị minh họa sự phát triển ba chiều của hai quỹ đạo (một màu xanh và một màu vàng) trong cùng một khoảng thời gian trong Hệ hấp dẫn Lorenz với hai điểm gốc quỹ đạo chỉ sai khác 10−5 trên trục tọa độ x. Ban đầu hai quỹ đạo dường như gần giống nhau, thể hiện ở sự khác nhau nhỏ của tọa độ z trên hai đường xanh vàng. Tuy nhiên ở điểm cuối (t=30), hai quỹ đạo đã khác nhau hoàn toàn.

Trong văn hóa đương đại Hiệu Ứng Bươm Bướm

Thực tế thì khái niệm độ nhạy cảm của hệ đối với điều kiện gốc đã được nói đến lần đầu trong văn học từ năm 1890 (trong một tác phẩm của Jacques Hadamard). Cái tên "hiệu ứng cánh bướm" đã được rất nhiều tác phẩm âm nhạc và điện ảnh sử dụng, tuy nhiên nó lại thường được dùng để mô tả nghịch lý thời gianquan hệ nhân quả, đặc biệt là trong các tác phẩm có nhắc tới du hành thời gian.

Xem thêm

Chú thích

Tham khảo

Liên kết ngoài

Tags:

Lý thuyết Hiệu Ứng Bươm BướmMinh họa Hiệu Ứng Bươm BướmTrong văn hóa đương đại Hiệu Ứng Bươm BướmHiệu Ứng Bươm BướmLý thuyết hỗn loạnTiếng Anh

🔥 Trending searches on Wiki Tiếng Việt:

Cương lĩnh chính trị của Đảng Cộng sản Việt NamHiệp định Paris 1973Trần Ngọc CăngQuân khu 4, Quân đội nhân dân Việt NamTrần Quốc ToảnHồn Trương Ba, da hàng thịtMùi cỏ cháyMéxicoBà TriệuVăn hóaChuyến bay 370 của Malaysia AirlinesTổng công ty Truyền thông đa phương tiện VTCBa quy luật cơ bản của phép biện chứng duy vậtẨm thực Việt NamLamine YamalCan ChiKim ĐồngKỷ lục và thống kê Cúp C1 châu Âu và UEFA Champions LeagueTrần Quốc TỏNeymarYên BáiHiệp hội các quốc gia Đông Nam ÁUEFA Euro 2020Dấu chấm phẩyHồng KôngĐông Nam BộWorld Wide WebPhạm Văn ĐồngTia sétKhổng giáoGruziaDragon Ball – 7 viên ngọc rồngHồi giáoNguyễn Chí VịnhLiverpool F.C.Nguyễn Văn ThiệuMinh MạngThích Quảng ĐứcQuân khu 1, Quân đội nhân dân Việt NamLê Trọng TấnĐịa lý Việt NamMê KôngPhan Đình GiótElectronBảy mối tội đầuGiải vô địch bóng đá thế giới 2022Lý Thường KiệtVòng bảng UEFA Europa League 2016–17Thiếu nữ bên hoa huệNguyễn Đức CănQuân khu 3, Quân đội nhân dân Việt NamNhật BảnHuấn luyện viên xuất sắc nhất tháng Giải bóng đá Ngoại hạng AnhTrần Anh HùngVụ án Lệ Chi viênKylie MinogueHuếĐảng Cộng sản Trung QuốcTôn giáo tại Việt NamTừ Hán-ViệtBạo động tại Ürümqi, tháng 7 năm 2009Phùng Quang ThanhHuy CậnJustin BieberChữ NômCộng hòa Serbia KrajinaThám tử lừng danh ConanChùa Bái ĐínhCách mạng Công nghiệpTrung QuốcPhương Anh ĐàoBiểu tình tại Hồng Kông 2019–2020Cho tôi xin một vé đi tuổi thơNhà Lê sơPháo (rapper)Tần Thủy HoàngMai (phim)Wiki🡆 More