Địa Ngục: Một địa danh siêu nhiên được nhắc đến trong nhiều nền văn minh và tôn giáo

Địa ngục (Tiếng Trung: 地獄, nghĩa: lao ngục trong lòng đất), cũng gọi là Hoả ngục (Tiếng Trung: 火獄, nghĩa: lao ngục lửa) là một địa danh siêu nhiên được nhắc đến trong nhiều nền văn minh và tôn giáo.

Theo đó, đây là nơi đến của các linh hồn sau khi chết. Phần lớn các tôn giáo đều cho rằng địa ngục là nơi giam giữ và trừng phạt các linh hồn tội lỗi, ngược với Thiên đàng. Người ta tin rằng khi lìa đời, chỉ có thể xác bị hủy hoại, linh hồn sẽ được lên thiên đàng hay xuống địa ngục, hoặc đầu thai sang kiếp khác (làm súc vật hoặc làm người) tùy theo việc lúc còn sống ăn ở thiện lành hay ác độc.

Địa Ngục: Trong tín ngưỡng Á Đông, Trong Kitô giáo, Naraka
Tranh minh họa thời Trung cổ về địa ngục trong cuốn sách viết tay Hortus deliciarum của Herrad của Landsberg (khoảng 1180)

Trong tín ngưỡng Á Đông Địa Ngục

Theo kho tàng văn hóa dân gian: Thập Điện Diêm Vương là 10 vua cai quản cõi âm, nơi sẽ trừng phạt kẻ có tội. Trong điện có gương Nghiệp kính đài. Tất cả những hành vi của người chết lúc còn tại thế sẽ hiện ra trong gương. Chiếu theo bản án của Diêm Vương ghi chép, linh hồn có tội sẽ bị quỷ sứ điệu đi thụ hình tại các ngục. Tổng cộng có 8 cửa ngục lớn, và 128 cửa ngục nhỏ. Mỗi cửa ngục lại có kiểu trừng phạt riêng: mổ bụng, moi tim, đun trong vạc dầu sôi, chặt tay, chặt chân, cưa người,...Kiểu nào cũng đáng sợ và đau khổ ghê gớm. Ngoài ra Diêm Vương còn có Bổ kinh Sở để phạt các sư sãi tụng kinh không đủ, phải vào đó tụng bù.

Điện Diêm Vương thứ 10 (Thập Điện Chuyển Luân Vương) cai quản việc chuyển kiếp đầu thai. Tại điện này có cầu Nại Hà bắc qua sông Vong Xuyên hình cầu vồng, rất trơn. Ven sông Vong Xuyên, có một tảng đá, gọi là Tam Sinh Thạch. Những kẻ giết người, gian ác phải leo qua cầu, dưới sông đầy thuồng luồng, cá sấu; hai đầu cầu lại lại có bầy chó ngao sẵn sàng cắn xé. Những linh hồn được đi đầu thai trở lại làm người đều phải qua Vong Đài (đài quên), uống canh Quên Lãng của Mạnh Bà để quên hết chuyện kiếp trước. Canh Mạnh Bà khiến người quên đi hết thảy, Tam Sinh Thạch ghi lại kiếp trước kiếp này của con người

Trong Kitô giáo Địa Ngục

Địa Ngục: Trong tín ngưỡng Á Đông, Trong Kitô giáo, Naraka 
"Địa ngục"; trũng con trai Hi-nôm, 2007

Kinh Thánh phân biệt địa ngục (trũng con trai Hi-nôm Hinnom, Gehenna) và âm phủ (Sheol, Hades).

    "Géhenne" là lối người Hy-lạp viết tiếng Hê-bơ-rơ ge-Hinom (trũng của Hi-nôm), là nơi người ta đưa con cái mình qua lửa cho Mô-lóc (II Các vua 23:10).

Cựu Ước

    Giảng Viên: 9:10 "Những gì trong tầm tay, bạn hãy ra sức làm; vì dưới âm ty, nơi bạn đang đi tới, không còn hoạt động, không còn dự tính, chẳng còn hiểu biết, chẳng còn khôn ngoan."
  • trũng con trai Hi-nôm Hinnom: Giê-rê-mi-a 19:6,

Tân Ước

Mác-cô 9:47 Nếu mắt anh làm cớ cho anh sa ngã, thì móc nó đi; thà chột mắt mà được vào Nước Thiên Chúa còn hơn là có đủ hai mắt mà bị ném vào hỏa ngục (trũng con trai Hi-nôm, Gehenna),

Lịch sử địa ngục

  • Ngôn ngữ loài người không thể đủ để mô tả địa ngục. Do vậy, phải mượn các hình ảnh ở nhân gian để diễn tả.
  • Địa ngục theo quan niệm Kitô giáo là sự tái hiện lại điều kiện sống và làm việc khắc nghiệt của những người bị bắt làm nô lệ và tù đày theo hệ thống trừng phạt của người La Mã.[1]
  • Địa ngục không phải được chạm khắc từ trí tưởng tượng, nhưng được chạm khắc từ đá của các nhà tù dưới lòng đất, các khu giam cầm nô lệ, và các hầm mỏ.[2]

Naraka Địa Ngục

Trong Thập Bát Nê Lê kinh, địa ngục hay còn gọi là Naraka Địa Ngục. Đây là khái niệm về địa ngục của đạo Phật, đạo Jaina, đạo Sikh, đạo Hindu. Trong một số nơi còn được dùng cho hồi giáo. Naraka Địa Ngục được chia thành 18 tầng gọi là Quang Tựu Cư, Cư Hư Thối Lược, Tang Cư Đô, Lâu, Phòng Tốt, Thảo Ô Ti Thứ, Đô Lư Nan Đán, Bất Lư Bán Hô, Ô Cảnh Đô, Nê Lư Đô, Ô Lược, Ô Mãn, Ô Tịch, Ô Hô, Tu Kiện Cư, Vị Đô Can Trực Hô, Khu Thông Đồ, Trần Mạc. Mỗi tầng đều có những hình phạt khác nhau tùy theo những tội lỗi đã làm khi đang ở trần gian.

Bát nhiệt địa ngục

Bát nhiệt địa ngục (zh. bārè dìyù 八熱地獄, sa. aṣṭoṣaṇanaraka, ja. hachinetsu jigoku) hay bát đại địa ngục (八大地獄), là một khái niệm trong Phật giáo chỉ tám địa ngục nóng.

Chú thích

Xem thêm

Liên kết ngoài

Tags:

Trong tín ngưỡng Á Đông Địa NgụcTrong Kitô giáo Địa NgụcNaraka Địa NgụcĐịa NgụcChữ HánLinh hồnNền văn minhThiên đàngTôn giáoĐầu thai

🔥 Trending searches on Wiki Tiếng Việt:

Cho tôi xin một vé đi tuổi thơQuốc kỳ Việt NamNúi lửaPep GuardiolaĐoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí MinhEFL ChampionshipQuốc hội Việt Nam khóa VITrần Quốc ToảnQuan VũChiến tranh thế giới thứ nhấtGia Cát LượngTrần Lưu QuangQuan hệ tình dụcQuân đoàn 12, Quân đội nhân dân Việt NamVụ sai phạm tại Tập đoàn Thuận AnNgày Thống nhấtThế vận hội Mùa hè 2024Nhà LýDấu chấm phẩyChâu Nam CựcInter MilanChóVĩnh PhúcGiải vô địch bóng đá U-23 châu Á 2018Trần Quốc TỏDanh sách di sản thế giới tại Việt NamBảo ĐạiKhánh HòaLê Hồng AnhĐại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí MinhDanh sách quốc gia theo dân sốVnExpressXã hộiLa Văn CầuTrường ChinhHạ LongNgân hàng thương mại cổ phần Quân độiTrận Thành cổ Quảng TrịMười hai con giápChâu Vũ ĐồngThái LanBộ Tổng tham mưu Quân đội nhân dân Việt NamLịch sử Trung QuốcNgườiLưu Quang VũĐạo hàmLương CườngLý Chiêu HoàngThái NguyênBiên HòaLương Tam QuangĐường Trường SơnSécQuân khu 4, Quân đội nhân dân Việt NamHồi giáoCục An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ caoVõ Thị SáuCác Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhấtKhang HiLiếm âm hộNhà NguyễnHiếp dâmTriệu Lệ DĩnhDoraemonVirusVăn họcBài Tiến lênNam ĐịnhPhạm Xuân ẨnHoàng Thị ThếBất đẳng thức trung bình cộng và trung bình nhânTottenham Hotspur F.C.Hạnh phúcAnh hùng dân tộc Việt NamĐịa lý Việt NamReal Madrid CFVladimir Vladimirovich PutinNhà Tây Sơn🡆 More