Biến Áp

Máy biến áp hay máy biến thế, tên ngắn gọn là biến áp, là thiết bị điện thực hiện truyền đưa năng lượng hoặc tín hiệu điện xoay chiều giữa các mạch điện thông qua cảm ứng điện từ.

Máy biến áp
Biến Áp
Máy biến áp
LoạiThụ động
Ký hiệu điện
Biến Áp Biến Áp

Máy biến áp gồm có một cuộn dây sơ cấp và một hay nhiều cuộn dây thứ cấp liên kết qua trường điện từ. Khi đưa dòng điện với điện áp xác định vào cuộn sơ cấp, sẽ tạo ra trường điện từ. Theo định luật cảm ứng Faraday trường điện từ tạo ra dòng điện cảm ứng ở các cuộn thứ cấp. Để đảm bảo sự truyền đưa năng lượng thì bố trí mạch dẫn từ qua lõi cuộn dây. Vật liệu dẫn từ phụ thuộc tần số làm việc.

Ở tần số siêu cao là vùng vi sóng và sóng truyền hình, vẫn có các biến áp dùng lõi không khí và thường không khép mạch từ. Tuy nhiên quan hệ điện từ của chúng khác với hai loại nói trên, và không coi là biến áp thật sự.

Các cuộn sơ cấp và thứ cấp có thể cách ly hay nối với nhau về điện, hoặc dùng chung vòng dây như trong biến áp tự ngẫu. Thông thường tỷ số điện áp trên cuộn thứ cấp với điện áp trên cuộn sơ cấp tỷ lệ với số vòng quấn, và gọi là tỷ số biến áp. Khi tỷ số này >1 thì gọi là hạ áp, ngược lại <1 thì gọi là tăng áp.

Các biến áp điện lực có kích thước và công suất lớn, thích hợp với tên gọi máy biến áp. Máy biến áp đóng vai trò rất quan trọng trong truyền tải điện năng.

Biến áp cũng là một linh kiện điện tử quan trọng trong kỹ thuật điện tử và truyền thông.

Lịch sử phát triển Biến Áp

  • Năm 1831: Michael Faraday phát hiện ra hiện tượng dòng điện tạo ra từ trường và ngược lại, sự biến thiên từ trường cũng tạo ra dòng điện.
  • Năm 1884: Máy biến áp đầu tiên được sáng chế ra bởi Károly Zipernowsky, Miksa Déri và Ottó Titusz Bláthy.
  • Năm 1886: Máy biến áp cho điện xoay chiều lần đầu tiên được đưa vào sử dụng tại Massachusetts, .
  • Năm 1889: Mikhail Dolivo-Dobrovolsky chế tạo ra máy biến áp 3 pha đầu tiên.
  • Năm 1891: Máy biến áp Tesla được chế tạo bởi Nikola Tesla, có khả năng tạo ra dòng điện xoay chiều với tần sốhiệu điện thế cao.

Nguyên tắc hoạt động Biến Áp

Biến Áp 
Mô hình máy biến thế
Biến Áp 
Từ thông cảm ứng trong lõi thép máy biến thế

Máy biến thế hoạt động tuân theo 2 hiện tượng vật lý:

  • Dòng điện chạy qua dây dẫn tạo ra từ trường (từ trường)
  • Sự biến thiên từ thông trong cuộn dây tạo ra 1 hiệu điện thế cảm ứng (cảm ứng điện)

Dòng điện được tạo ra trong cuộn dây sơ cấp khi nối với hiệu điện thế sơ cấp, và 1 từ trường biến thiên trong lõi sắt. Từ trường biến thiên này tạo ra trong mạch điện thứ cấp 1 hiệu điện thế thứ cấp. Như vậy hiệu điện thế sơ cấp có thể thay đổi được hiệu điện thế thứ cấp thông qua từ trường. Sự biến đổi này có thể được điều chỉnh qua số vòng quấn trên lõi sắt.

Khi Biến Áp , Biến Áp , Biến Áp , Biến Áp Biến Áp , Biến Áp , Biến Áp , Biến Áp  là số vòng quấn, hiệu điện thế, dòng điện và từ thông trong mạch điện sơ cấp và thứ cấp (primary và secondary) thì theo Định luật Faraday ta có:

    Biến Áp Biến Áp 

Nếu Biến Áp  = Biến Áp  thì Biến Áp ,

ngoài ra Biến Áp 

Như vậy Biến Áp  (máy biến thế lý tưởng).

Ví dụ, 1 máy biến thế có công suất 400 W, tỉ lệ biến thế 80:5

  • Phía sơ cấp 80 V, 5 A, 160 vòng
  • Phía thứ cấp 5 V, 80 A, 10 vòng

Phân loại máy biến áp Biến Áp

Máy biến áp (MBA) có thể phân làm nhiều loại khác nhau dựa vào:

  • Cấu tạo: MBA một pha và MBA ba pha
  • Chức năng: MBA hạ thế và MBA tăng thế
  • Cách thức cách điện: MBA lõi dầu, lõi không khí...
  • Nhiệm vụ: MBA Điện lực, MBA dân dụng, MBA hàn, MBA xung...
  • Công suất hay hiệu điện thế

...

Ký hiệu trong mạch điện

1 Máy biến thế (máy biến áp)với 2 cuộn dây và 1 lõi sắt.
2 Máy biến thế với 3 cuộn dây và 1 lõi sắt.
3 Máy tăng thế hoặc hạ thế.
4 Máy biến thế có thiết bị chống lại ảnh hưởng trường điện từ.

Lĩnh vực sử dụng Biến Áp

Biến Áp 
Máy hạ áp 3 pha

Máy biến áp có thể chuyển đổi hiệu điện thế (điện áp) đúng với giá trị mong muốn, ví dụ từ đường dây trung thế 10 kV sang mức hạ thế 220 V hay 400 V dùng trong sinh hoạt dân cư. Tại các nhà máy phát điện, máy biến áp thường chuyển hiệu điện thế mức trung thế từ máy phát điện (10 kV đến 50 kV) sang mức cao thế (110 kV đến 500 kV hay cao hơn) trước khi truyền tải lên đường dây điện cao thế. Trong truyền tải điện năng với khoảng cách xa, hiệu điện thế càng cao thì hao hụt càng ít.

Ngoài ra còn có các máy biến thế có công suất nhỏ hơn, máy biến áp (ổn áp) dùng để ổn định điện áp trong nhà, hay các cục biến thế, cục sạc,... dùng cho các thiết bị điện với hiệu điện thế nhỏ (230 V sang 24 V, 12 V, 3 V,...).

Tham khảo

Xem thêm

Liên kết ngoài

Tags:

Lịch sử phát triển Biến ÁpNguyên tắc hoạt động Biến ÁpPhân loại máy biến áp Biến ÁpLĩnh vực sử dụng Biến ÁpBiến Áp

🔥 Trending searches on Wiki Tiếng Việt:

Minh Thành TổSự kiện 30 tháng 4 năm 1975Nhà NguyễnPhạm Minh ChínhThuận TrịDanh sách biện pháp tu từHà TĩnhNgười Thái (Việt Nam)Thích Nhất HạnhĐông Nam ÁNgân hàng Nhà nước Việt NamĐạo hàmPhạm Văn ĐồngLê Đức ThọNguyễn Quang SángIllit (nhóm nhạc)Châu PhiẤn ĐộBernardo SilvaBạo lực học đườngDiego GiustozziCuộc đua xe đạp toàn quốc tranh Cúp truyền hình Thành phố Hồ Chí Minh 2024Võ Thị Ánh XuânAlcoholHải PhòngVương quốc Liên hiệp Anh và Bắc IrelandGiải vô địch bóng đá trong nhà thế giới 2024Hồ Dầu TiếngTô Ngọc VânBill GatesLa LigaLàoNgô Đình DiệmDanh sách quốc gia xã hội chủ nghĩaCôn ĐảoChâu Vũ ĐồngTân Hiệp PhátBitcoinCao BằngNhà MinhTrần Cẩm TúDanh sách trận chung kết Cúp C1 châu Âu và UEFA Champions LeagueDanh sách trường trung học phổ thông tại Hà NộiNhà máy thủy điện Hòa BìnhStephen HawkingLiên QuânVụ phát tán video Vàng AnhDanh sách phim điện ảnh Thám tử lừng danh ConanPhan Đình TrạcQuy NhơnĐỗ MườiTết Nguyên ĐánNATOBiển xe cơ giới Việt NamRHồng KôngHai Bà TrưngGoogle DịchNhật BảnHồ Xuân HươngĐội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí MinhĐộng lượngNguyễn Văn NênBộ Công an (Việt Nam)Đào, phở và pianoGiải vô địch bóng đá U-23 châu Á 2018Sơn LaDanh sách tỉnh Việt Nam có giáp biểnHoaCleopatra VIINgày Thống nhấtĐắk LắkKhông gia đìnhChủ nghĩa cộng sảnBDSMÔ nhiễm môi trườngAcid aceticLGBTĐạo Cao Đài🡆 More