Tổ Chức Phi Chính Phủ: Tổ chức không thuộc về bất cứ chính phủ hoặc công ty lợi nhuận nào

Một tổ chức phi chính phủ - NGO (tiếng Anh: non-governmental organization– NGO; tiếng Pháp: organisation non gouvernementale–ONG) là một tổ chức không thuộc về bất cứ chính phủ nào.

Mặc dù về mặt kỹ thuật, định nghĩa cũng có thể bao hàm các tổ chức phi lợi nhuận, thuật ngữ này thường giới hạn để chỉ các tổ chức xã hộivăn hóa mà mục tiêu chính không phải là thương mại. 1 điểm nổi bật nhất của các tổ chức phi chính phủ là việc các tổ chức này tạo ra những hệ thống gắn kết và mạng lưới kết nối những cá nhân xuyên quốc gia.

Một vài người cho rằng cái tên "NGO" là dùng sai vì nó hàm ý bất cứ cái gì "không phải là chính phủ" đều là NGO. Vì NGO thường là các tổ chức phi chính phủ mà ít nhất một phần ngân quỹ hoạt động đến từ các nguồn tư nhân, nên nhiều NGO ngày nay thích dùng từ Tổ chức tình nguyện tư nhân (Private voluntary organization–PVO).

Tư vấn Liên Hợp Quốc Tổ Chức Phi Chính Phủ

Tên gọi "Tổ chức phi chính phủ" (NGO) được chính thức đưa vào sử dụng ngay sau khi thành lập Liên Hợp Quốc vào năm 1945, trong đó điều 71 chương 10 của Hiến chương Liên Hợp Quốc [1] có đề cập đến vai trò tư vấn của các tổ chức không thuộc các chính phủ hay nhà nước thành viên – xem Chức năng tư vấn (Consultative Status). Vai trò quan trọng của các tổ chức phi chính phủ và các "tổ chức lớn" khác trong việc phát triển bền vững được công nhận trong chương 27 Lưu trữ 2003-02-17 tại Wayback Machine của Chương trình nghị sự 21, dẫn đến việc sắp đặt lại vai trò tư vấn giữa Liên Hiệp quốc và các tổ chức phi chính phủ.[2]

Mục đích Tổ Chức Phi Chính Phủ

Các tổ chức phi chính phủ ra đời với nhiều mục đích khác nhau, thông thường nhằm đẩy mạnh các mục tiêu chính trị và/hay xã hội như bảo vệ môi trường thiên nhiên (ví dụ Hòa bình xanh), khuyến khích việc tôn trọng các quyền con người (ví dụ Ân xá Quốc tế), cải thiện mức phúc lợi cho những người bị thiệt thòi, hoặc đại diện cho 1 nghị trình đoàn thể. Có rất nhiều tổ chức như vậy và mục tiêu của chúng bao trùm nhiều khía cạnh chính trị, xã hội, triết lýnhân văn.

Phương pháp Tổ Chức Phi Chính Phủ

Các tổ chức phi chính phủ hoạt động theo nhiều phương pháp khác nhau, tuy nhiên có thể coi thuộc vào 1 trong 2 kiểu sau. Một số chủ yếu tổ chức vận động hành lang để tạo áp lực chính trị, số khác chủ yếu tiến hành các chương trình và hoạt động (chẳng hạn như Oxfam là tổ chức chống nạn đóinghèo khổ có các chương trình cung cấp phương tiệnthức ăn, nước uống sạch cho những người bị thiệt thòi).

Quan hệ Tổ Chức Phi Chính Phủ

Quan hệ Tổ Chức Phi Chính Phủ giữa các giới kinh doanh, chính phủ, và các tổ chức phi chính phủ vô cùng phức tạp và đôi khi có sự trái nghịch, đặc biệt là khi các tổ chức phi chính phủ hoạt động đi ngược lại với các giới kinh doanh

Tình trạng pháp lý Tổ Chức Phi Chính Phủ

Các hình thức pháp lý của các tổ chức NGO thì đa dạng và phụ thuộc luật pháptập quán của mỗi nước. Tuy nhiên, có 4 nhóm chính của các NGO có thể được tìm thấy trên toàn thế giới:

  • Hiệp hội tự nguyện chưa hợp nhất.
  • Quỹ tín thác (Trusts/Tờ-rớt), tổ chức từ thiện và các quỹ.
  • Các công ty không chỉ vì lợi nhuận.
  • Các thụ thể được thành lập hoặc đăng ký theo luật phi chính phủ hoặc phi lợi nhuận đặc biệt.

Hội đồng châu ÂuStrasbourg soạn thảo Công ước châu Âu về Công nhận Tính cách pháp lý của các tổ chức phi chính phủ quốc tế trong năm 1986, trong đó đặt một cơ sở pháp lý chung cho sự tồn tại và hoạt động của các tổ chức NGO tại châu Âu. Điều 11 của Công ước châu Âu về Nhân quyền bảo vệ quyền tự do lập hội, đó cũng là 1 tiêu chuẩn cơ bản cho các tổ chức NGO.

Danh sách các Tổ Chức Phi Chính Phủ

Số lượng các tổ chức NGO trong nước Mỹ được ước tính ở mức 1,5 triệu, Nga có 277.000 NGO, Ấn Độ được ước tính có khoảng 2 triệu NGO trong năm 2009, cứ 600 người Ấn Độ thì lại có 1 NGO, và nhiều gấp mấy lần số trường tiểu học và trung tâm y tế chính ở Ấn Độ.

Xem thêm

  • Tổ chức bất vụ lợi (phi lợi nhuận)
  • Tấn công đối với các nhân viên cứu trợ nhân đạo
  • Các tổ chức từ thiện
  • Các tổ chức thường dân
  • Danh sách các tổ chức quốc tế
  • Tổ chức thiện nguyện
  • Khoa học chính trị
  • Các tổ chức phi chính phủ gần như tự quản (QUANGO)
  • Câu lạc bộ tình nguyện
  • Tổ chức xã hội

Tham khảo

Liên kết ngoài

Tags:

Tư vấn Liên Hợp Quốc Tổ Chức Phi Chính PhủMục đích Tổ Chức Phi Chính PhủPhương pháp Tổ Chức Phi Chính PhủQuan hệ Tổ Chức Phi Chính PhủTình trạng pháp lý Tổ Chức Phi Chính PhủDanh sách các Tổ Chức Phi Chính PhủTổ Chức Phi Chính PhủChính phủHệ thốngKỹ thuậtThương mạiTiếng AnhTiếng PhápTổ chứcTổ chức phi lợi nhuậnVăn hóaXã hộiĐịnh nghĩa

🔥 Trending searches on Wiki Tiếng Việt:

Thành phố trực thuộc trung ương (Việt Nam)Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt NamCách mạng Công nghiệpÔ ăn quanVương quốc Lưu CầuViệt Nam Dân chủ Cộng hòaCúp bóng đá U-23 châu Á 2024Số phứcVạn Lý Trường ThànhDương Văn Thái (chính khách)An GiangAnhCuộc tấn công Mumbai 2008Đài Truyền hình Việt NamĐại Việt sử ký toàn thưJennifer PanDanh sách đảo lớn nhất Việt NamThái NguyênCuộc đua xe đạp toàn quốc tranh Cúp truyền hình Thành phố Hồ Chí Minh 2024Ông Mỹ LinhChủ nghĩa tư bảnThế vận hội Mùa hè 2024Triều TiênAcetonĐà NẵngVăn Miếu – Quốc Tử GiámPhùng Hữu PhúChung kết giải vô địch bóng đá U-23 châu Á 2018Vũ Đức ĐamNgân hàng Thương mại Cổ phần Công thương Việt NamCanadaLê Thánh TôngNguyên tố hóa họcCarles PuigdemontDark webDanh sách Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân trong Chiến dịch Điện Biên PhủBánh mì Việt NamVăn họcThích Nhất HạnhThiên địa (trang web)Nhật BảnTrận SekigaharaYokohama F. MarinosTrương Thị MaiVũng TàuTạ Đình ĐềNhật thựcTrà VinhĐộng vậtAFC Champions LeagueQuân chủng Phòng không – Không quân, Quân đội nhân dân Việt NamBình ĐịnhNguyễn Tân CươngNgườiNguyễn Văn LinhThời bao cấpECristiano RonaldoBảo Anh (ca sĩ)Ai CậpHybe CorporationDanh sách thủy điện tại Việt NamSao KimSự kiện Thiên An MônPhố cổ Hội AnBTSPhú YênChủ nghĩa khắc kỷNgày AnzacNATOGiải vô địch bóng đá trong nhà thế giớiCửa khẩu Mộc BàiNhư Ý truyệnTrường ChinhTứ bất tửMai (phim)Arsenal F.C.🡆 More