Vahana

Vahana (tiếng Phạn: वाहन, Vāhana, có nghĩa là vật cưỡi hay thú cưỡi hay kỵ thú, từ Vah trong tiếng Phạn có nghĩa là mang hoặc chở) là một động vật hoặc thực thể thần thoại được một vị thần Hindu sử dụng như một phương tiện chuyên chở trong thần thoại Ấn Độ.

Vahana thường được gọi là "thú cưỡi" linh thiêng và gắn kết của một vị thần. Các vị thần thường được mô tả cưỡi hay kỵ toạ (hoặc đơn giản là gắn kết). Những lần khác, Vahana được miêu tả ở bên cạnh vị thần hoặc được biểu thị một cách tượng trưng như một thuộc tính thiêng liêng. Vahana có thể được coi là một vật sở hữu của vị thần. Các vị thần có thể được nhìn thấy ngồi hoặc đứng trên Vahana, họ có thể đang ngồi trên một cái bục nhỏ gọi là bành (howdah), hoặc cưỡi trên yên hoặc lưng ngựa.

Vahana
Con cừu, vật cưỡi thánh thiêng của thần lửa Agni trong thần thoại Ấn Độ

Khái yếu Vahana

Nhìn chung, Vahana là một loài thần thú chuyên dùng để cưỡi của các nam thần và nữ thần trong thần thoại Ấn Độ giáo. Ki tô giáo cũng có những huyền thoại mô tả tương tự về thú cưỡi linh thiêng. Theo thần thoại Ấn Độ, mỗi vị thần đều có một con thú chuyên dùng để di chuyển gọi là Vahana ví dụ như Brahma, thần sáng tạo du hành ra ngoài không gian trên một con thiên nga (chim Hamsa), còn Agni vị thần lửa cưỡi trên một con cừu đực. Các vị thần cưỡi Vahana đi lại từ thế giới này qua thế giới khác. Vahana cũng giống như phương tiện giao thông hiện đại ngày nay, có thể dùng di chuyển trên mọi địa hình, trên không, dưới nước, trên cạn, hay thậm chí còn du hành lên các vì sao.

Vahana là các thần thú cưỡi linh thiêng có ý nghĩa tinh thần sâu sắc, theo thần thoại Ấn Độ, các vị thần có khả năng hiện thân ở bất kỳ lúc nào và bất kỳ nơi đâu trong vũ trụ. Các thần thú chuyên chở này có tính biểu tượng, và thể hiện vị trí cũng như sức mạnh của các vị thần. Vahana của thần Indra là một con voi trắng, người ta thường gọi là Airavata, được mô tả có bốn ngà. Airavata của thần Indra biểu tượng cho một chiến binh đầy sức mạnh và đầy tính đe dọa. Thần Indra còn được mô tả là thường xuyên cưỡi ngựa Uchchaihshravas, một con bạch mã bảy đầu biết bay, giống như Sleipnir, một con ngựa của Thần Odin. Các Vahana có một vai trò và mục đích trong quá trình sáng thế, giúp các vị thần truyền bá Pháp.

Các kỵ thú Vahana

Vahana Vị thần kỵ toạ Hình
Chuột (Mooshakraja) Ganesha Vahana 
Ngựa Kalki, Shukra, Swaminarayan (ngựa nái thì gọi là "Manki"), Ayyappan, Revanta, Chandra (cưỡi trên chiến xa gồm 10 con bạch mã), Indra (cuoi con ngựa có tên là ngựa Uchchaihshravas), Surya (cưỡi chiến xa gồm bảy con ngựa hoặc con ngựa 7 đầu), Vali, Khandoba, Ramdev Pir. Vahana 
Garuda Vishnu, Krishna, Vaishnavi Vahana 
Cừu Agni, Mangala Vahana 
(Bò Nandi) Shiva, Maheshvari Vahana 
Công Kartikeya (con công mang tên Parvani), Saraswati, Kaumari con công Mayura vật cưỡi của Đức Chuẩn đề và Khổng tước Minh vương (Mahamayuri) Vahana 
Chó Bhairava, Hadkai Maa, Svapathi (Shiva) Vahana 
Chim Hamsa (thiên nga) Brahma tên gọi Hanskumara, Brahmani, Saraswati (Savitri), Gayatri, Vishvakarman Vahana 
Makara Ganga (nữ thần sông Hằng, Varuna, Kama, Khodiyar, Narmada Vahana 
Hổ (hình mẫu của thú cưỡi, Manasthala) Durga, Vahana 
Sư tử (hình mẫu của thú cưỡi) Parvati (con sư tử tên là Dawon), Budh, Rahu, Mariamman, Jagaddhatri. Vahana 
Voi Indra (con voi tên là Airavata), Lakshmi, Bhumi, Prithvi, Indrani, Brihaspati. Vahana 
Vẹt Kama (tên là Sukha) Vahana 
Linh dương Chandra, Vayu Vahana 
Trâu nước Yama (con trâu tên là Paundraka), Vihot Mata Vahana 
Mèo Shashthi Vahana 
Lừa Kaalratri, Shitala), Quỷ Kali Vahana 
Lakshmi (con cú tên là Alooka), Chamunda Vahana 
Kền kền Ketu Vahana 
Quạ Shani, Alakshmi, Dhumavati Vahana 
Rùa Yamuna, Varuna Vahana 
Gà trống Bahuchara Mata Vahana 
Quạ Ushas (cỗ xe bảy con quạ) -
Rắn Kamakhya, Manasa Vahana 
Bồ câu Rati -
Tê giác Dhavdi -
Pushan (dương xa), Meladi Maa -
Cá sấu Khodiyar, Ganga
Lạc đà Momai Maa (còn gọi là Dashaa Maa), Quỷ Ushtravahini Devi -
Jhulelal Vahana 
Con người Nirriti Vahana 

Tham khảo

  • Glossary: Vahana. Undated. Accessed August 10, 2007.
  • The Collection: St. Jerome Archived 2012-10-22 at the Wayback Machine, gallery of the religious art collection of New Mexico State University, with explanations. Accessed August 10, 2007.
  • Owl and Mythology, p. 3. Accessed August 10, 2007.
  • Margaret Stutley's The Illustrated Dictionary of Hindu Iconography, p. 127
  • Hindu Devotion: Lakshmi. Accessed August 10, 2007.
  • Forms of Ganesh: The Mouse Mount and Other Ganesh Mounts Archived 2007-03-02 at the Wayback Machine. Accessed August 10, 2007.


Liên kết ngoài

Tags:

Khái yếu VahanaCác kỵ thú VahanaVahanaBànhSở hữuThực thểTiếng PhạnYênĐộng vật

🔥 Trending searches on Wiki Tiếng Việt:

Chiến tranh cục bộ (Chiến tranh Việt Nam)Giải bóng đá Vô địch Quốc gia Việt NamTruyện KiềuNgô QuyềnWorld Wide WebNguyễn Quang SángBảy mối tội đầuHolocaustĐinh La ThăngMinh Tuyên TôngChâu ÂuIndonesiaArsène WengerTập đoàn VingroupGiờ Trái ĐấtBlackpinkPhạm TuânBảng tuần hoànThượng HảiKinh tế Nhật BảnHentaiNgược dòng thời gian để yêu anh (bản truyền hình)Cleopatra VIITập đoàn FPTCải cách ruộng đất tại miền Bắc Việt NamBộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt NamChiến tranh Trung–NhậtBộ Tổng tham mưu Quân đội nhân dân Việt NamHồng KôngBộ đội Biên phòng Việt NamTaylor SwiftĐịch Nhân KiệtTỉnh thành Việt NamWii UVương Đình HuệNam ĐịnhThuyết tương đối rộngĐịa lý Việt NamPhong trào Cần VươngVòng loại Giải vô địch bóng đá thế giới 2026 – Khu vực châu ÁHoài VũHải DươngBố già (phim 2021)Chuỗi thức ănXuân QuỳnhNhà thờ chính tòa Đức Bà Sài GònThời bao cấpDấu ngoặc képUng ChínhHổSự kiện 30 tháng 4 năm 1975AC MilanHoàng thành Thăng LongTết Nguyên ĐánNgọt (ban nhạc)PhápLá ngónTô Vĩnh DiệnHải PhòngTrùng KhánhLàoĐường Thái TôngBắc NinhCộng hoà nhân dân Trung HoaNhà HánKhổng TửDanh sách trường trung học phổ thông tại Hà NộiSiêu tân tinhKim Soo-hyunChợ Bến ThànhBắc GiangChiến tranh Việt NamBà TriệuPhạm Văn ĐồngDellDanh mục sách đỏ động vật Việt NamLê Minh KhuêNgười Chăm🡆 More